Bên trong Vertu: Những chiếc điện thoại "siêu sang" đã ra đời như thế nào?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể thiết kế một chiếc điện thoại mà không cần lo nghĩ về chi phí?
Vertu khởi nguồn vào những năm cuối thập niên 90 như một nơi để thoả mãn đam mê cho các nhà thiết kế tại Nokia. Được quản lý bởi Frank Nuovo, nhóm đã đặt ra mục tiêu tìm hiểu xem liệu một chiếc điện thoại sẽ trông như thế nào và cho người dùng cảm giác ra sao khi kinh phí chế tạo là không giới hạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta có thể sử dụng những nguyên vật liệu tốt nhất và đắt nhất trong quá trình sản xuất? Với một “không gian” riêng để thoả sức khám phá trong thời kì hoàng kim của Nokia, Vertu dần dần phát triển thành một bộ phận riêng với tên gọi, logo và nhận diện thương hiệu được biết đến như một cách thể hiện công khai về tài sản và địa vị của người sở hữu một chiếc điện thoại thương hiệu này.
Năm vừa rồi, Vertu chính thức tách ra khỏi Nokia sau khi được mua lại bởi một nhóm cổ đông và nhanh chóng chuyển sang sử dụng Android cho hệ điều hành. Giờ đây, Vertu là nhà sản xuất điện thoại Android chuyên biệt nhất với các sản phẩm có giá từ bốn chữ số trở lên tính theo bất kì đơn vị tiền tệ nào mà bạn định sử dụng để mua. Tuy nhiên, cách mà công ty này hoạt động vẫn hầu như không thay đổi kể từ khi mới bắt đầu. Một khu chế tạo tạo khu vực ngoại ô London đảm nhận toàn bộ các khâu sản suất điện thoại Vertu, với đội ngũ thiết kế, kĩ sư và lắp ráp cùng làm việc chung tại một nơi.
“Nếu bạn muốn trở nên nổi bật, một chiếc điện thoại Vertu chính là thứ bạn cần.”
Triết lí trong việc thiết kế Vertu cũng được giữ nguyên: “Nếu bạn muốn trở nên nổi bật, một chiếc điện thoại Vertu chính là thứ bạn cần,” trưởng nhóm thiết kế của công ty, Hutch Hutchinson cho biết. Điện thoại của Vertu là một sản phẩm thuộc loại hàng xa xỉ nhất, từng đưa dòng (Nokia) Series 40 và những chiếc điện thoại 9 nút thành một thứ tài sản với ý nghĩa rằng người chủ của nó không cần những cải tiến công nghệ cao bởi họ đã có những người khác làm các công việc đó cho mình. Không chỉ vậy, Vertu còn đang tiếp tục phát triển kế hoạch trong tương lai với việc giới thiệu hai chiếc điện thoại Android vào năm nay cùng màn hình cảm ứng, Google Play Store và nhiều tiện nghi công nghệ hiện đại khác. Vertu cũng mong muốn sẽ tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn cho cả nam và nữ, cũng như mở rộng sang cả đối tượng khách hàng trẻ hơn.
Là một hãng sản xuất điện thoại cao cấp, Vertu cũng gặp phải nhiều khó khăn nhất định. Giám đốc PR của công ty, ông Jon Stanley cho rằng trong khi những ngành hàng cao cấp khác phát triển tương đối chậm nhưng chắc chắn, điều ngược lại đang xảy ra với ngành công nghiệp sản xuất smartphone. Khi công ty bạn vừa mới cập nhật đầy đủ cả phần mềm và phần cứng thì một phát triển công nghệ khác lại vừa ra đời và chuẩn bị được áp dụng. Cũng vì lí do này, Vertu sẽ không bao giờ trực tiếp cạnh tranh trong cuộc đua về tính năng và công nghệ, ngược lại, công ty nhận ra họ chỉ cần thoả mãn những nhu cầu công nghệ căn bản nhất.
Để hiểu rõ hơn về Vertu, hãy cùng Brands Vietnam thám hiểm bên trong nhà máy sản xuất của hãng này được đặt tại trụ sở ở Church Crookkham.
Logo hình chữ V đặc trưng của Vertu thực chất được tạo ra trước cả tên gọi của công ty. Hình ảnh này ban đầu thể hiện hai cánh tay đang vươn ra, tuy nhiên sau đó đã được sửa lại bởi nhiều người nghĩ rằng nó giống với logo của hãng xe Mazda. Chữ V sau đó được làm cho góc cạnh hơn và cái tên “vertu” được lựa chọn để phù hợp với logo, với ý nghĩa “vật thể của sự hoàn hảo” trong tiếng latin.
Trụ sở của Vertu đưa chia ra làm hai nửa: bên phải là toàn bộ các hoạt động hành chính và của đội ngũ thiết kế. Bên trái là khu vực sản xuất, lắp ráp và vận chuyển. Dây chuyển sản xuất của Vertu hoàn toàn không có gì khó hiểu - bạn có thể thật sự nhìn thấy các nhân viên đang lắp ráp một chiếc Vertu từ khu vực tiếp tân.
“Trong khi những loại điện thoại khác được sản xuất hàng loạt với số lượng hàng triệu, một chiếc Vertu được lắp ráp bằng tay bởi các nghệ nhân, mỗi người chỉ phụ trách một chiếc duy nhất.
Ngay tại đây, phía sau tấm kinh này.”
Ngoài những hình ảnh của thương hiệu Vertu được thể hiện khắp toà nhà, còn có nhiều những dòng chữ đầy cảm hứng để nhắc nhở những người đang làm việc tại đây về cách kinh doanh và định vị khác biệt của họ.
Tất cả mọi người ở phía trên trong khu vực sản xuất đều phải mặc một chiếc áo khoác trắng chuyên dùng trong phòng thí nghiệm cùng với một một chiếc vòng chống chống tĩnh điện. Những phòng này luôn sạch sẽ, Vertu cho biết, và các tấm kính sapphire không chỉ nhằm mục đích làm đẹp mà còn để chống ô nhiễm hạt.
Ở tầng trên là khu vực hành chính, trong khi ở phía dưới, các hoạt động lắp đặt, thử nghiệm và đóng gói sản phẩm diễn ra. Phía sau các pa-lét of boxed handsets là một hầm chứa vật liệu được lắp đặt cửa ra vào dày 26cm làm từ 15 chất liệu khác nhau và gia cố bằng một hệ thống chấn song bằng thép. Bên trong là một camera 360 độ liên tục canh gác những loại nguyên vật liệu quý hiếm nhất mà Vertu sử dụng để tạo ra những chiếc điện thoại đắt nhất thế giới.
Tại Vertu, không có các băng chuyển vận chuyển, do mỗi chiếc điện thoại đều được tạo ra bởi riêng một người thợ khác nhau từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, và sau đó chiếc điện thoại sẽ được khắc chạm chữ kí của người nghệ nhân. Chính nét độc đáo mang tính cá nhân này đã khiến nhiều khách hàng hài lòng và thích thú, thậm chí còn yêu cầu một người thợ nhất định để làm chiếc điện thoại tiếp theo cho họ, từ đó tạo nên niềm tự hào và lòng yêu nghề của những nghệ nhân lắp ráp tại Vertu.
Là một thương hiệu hàng xa xỉ, Vertu đóng vai trò là một nguồn cảm hứng bất tận. Công ty này cũng tìm cách tạo ra một thái độ tương tự trong các nhân viên của mình.
Nếu có bất kì thứ gì có thể tạo ra bằng tay thay vì bằng máy, Vertu sẽ nhất quyết làm điều đó theo cách đầu tiên.
Có nhiều các chi tiết nhỏ bên trong mỗi chiếc điện thoại Vertu và chúng luôn phải trải qua một quá trình kiểm tra cực kì nghiêm ngặt. Một số thành phần nhất định với cấu trúc phức tạp thường xuyên bị loại bỏ với tỷ lệ lên tới 15%, do các yêu cầu khắt khe về chất lượng của công ty và việc không tồn tại các dây chuyển sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên có một số phần công việc cần được thực hiện theo dây chuyền, dù Vertu nhấn mạnh mối quan hệ giữa mỗi chiếc điện thoại và người làm ra nó.
Các kĩ sư đang hoàn thiện phần khung bên trong cho chiếc Vertu Signature.
Nhà máy của Vertu giống như một workshop cỡ lỡn với mỗi nhân viên có một bàn làm việc riêng và một hệ thống các công cụ khác nhau.
Qualcomm là nhà cung cấp chip xử lý của Vertu cho sản phẩm Constellation mới, với cấu tạo bên trong được sắp xếp và liên kết một cách chặt chẽ giống như mọi dòng smartphone khác.
Một khi chiếc điện thoại đã được lắp đặt xong, nó được đưa qua hàng loạt các thử nghiệm bằng máy để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động hoàn hảo nhất, và tiếp đó được kiểm tra trực tiếp bằng tay để chắc chắn rằng chiếc điện thoại tạo ra cảm nhận giống như thiết kế ban đầu.
Khu vực Par Excellence đặt ngay cạnh khu vực sản xuất là nơi chứa các ví dụ hoàn hảo, những bản mẫu hoàn thiện nhất của những chiếc điện thoại Vertu hoặc của các thành phần trong nó. Chúng được sử dụng cho việc tham chiếu để bảo đảm rằng chất lượng sẽ luôn luôn được duy trì tại cùng một mức độ.
Chiếc ốc nhỏ nhất của Vertu có thể gần như dễ dàng biến mất trên lòng bàn tay.
Các băng chuyền bên cạnh nơi làm việc chứa đầy các con ốc, đinh vít, ăng-ten, các nút vật lý và các phần nhỏ khác.
Việc huấn luyện để trở thành một kĩ sư tại Vertu thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ vào trình độ, tuy nhiên bạn sẽ luôn có các hướng dẫn chi tiết trên một màn hình phía trước khi bắt tay vào công việc thực tế.
Việc biết cách tháo một chiếc Vertu ra thế nào sẽ có ích trong một vài trường hợp hiếm hoi khi sản phẩm của cuối cùng không vượt qua được cuộc kiểm tra chất lượng.
Chiếc điện thoại đã hoàn toàn sẵn sàng được bán ra sau một cuộc kiểm định trực tiếp bằng tay cùng đôi găng màu trắng. Vertu hiểu rằng “Thứ mà chúng tôi nhìn thấy cuối cùng sẽ là thứ mà các khách hàng được thấy đầu tiên,”, vì thế giai đoạn này được thực hiện rất kĩ lưỡng.
Năm chiếc Constellation khác nhau với nhiều lựa chọn về màu sắc. Giá bán của một set điện thoại như thế này rơi vào khoảng 25,000 euros.
Các sản phẩm hiện tại của Vertu, từ trái sang phải, bao gồm: chiếc 2008 Signature, đồng thời cũng là chiếc điện thoại đắt và nổi tiếng nhất của Vertu; chiếc 2013 Vertu Ti, sản phẩm đầu tiên chạy Android; và Constellation, sản phẩm gần đây nhất được chính công ty này miêu tả là “deliberately more conformist” - một sản phẩm không quá khác biệt so với các dòng điện thoại thông minh khác trên thị trường. Giá của các mẫu điện thoại này là 9,000 euro (tương đương với 258 triệu đồng) cho chiếc Signature, 7,900 euro (khoảng 227 triệu đồng) cho Vertu Ti, và 4,900 (140 triệu đồng) cho Constellation.
Cho dù nổi tiếng với những thiết kế phô trương như mẫu sản phẩm da rắn trong cách cửa hàng trưng bày, Vertu lại chỉ coi đó là một phần không thuộc cốt lõi của công ty. Giải thích cho điều này, hãng điện thoại cao cấp cho biết hầu như mọi sản phẩm tạo ra đều dành cho những khách hàng muốn sở hữu một thiết bị di động nhìn như là đến từ Sao Hoả.
Hutch Hutchinson, trưởng nhóm thiết kế của Vertu nói rằng công ty này đang trong quá trình cố gắng để làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng hơn với hai mẫu sản phẩm mới của năm là Constellation và Ti sử dụng hệ điều hành Android. Ông cũng tin rằng vẫn dòng Signature chạy S40 vẫn còn sức hút của riêng nó - với những ai muốn nhấn mạnh vào sự giàu có của mình bằng việc sở hữu một chiếc điện thoại - ông tin rằng Vertu sẽ còn cần một sản phẩm “nhìn như là đến từ Mặt Trăng hơn là từ Sao Hoả.”
Khi thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm của mình, Vertu luôn dựa vào ba yếu tố: dịch vụ khách hàng tuyệt vời, sản phẩm thủ công và nguyên vật liệu độc nhất. Trong ảnh phía trên, chiếc điện thoại được làm từ da cá sấu và kim loại ziriconi.
Nhà điêu khắc nổi tiếng người Anh, Richard Wilson đã tạo ra mô hình thành phố trong tương lai này từ những mảnh thừa của những chiếc Vertu. Đèn thành phố được tạo ra từ ăng-ten, các toà nhà chọc trời là những khung kim loại và con đường màu xanh và những mảnh nhỏ của bo mạch chủ. Bên trong còn có một triển lãm hội hoạ được tạo ra từ các tấm màn hình không được sử dụng. Vertu sẽ sớm bán đấu giá tác phẩm nghệ thuật tái chế này và quyên góp tiền cho từ thiện.