NielsenIQ: Những xu hướng mới có thể dẫn đầu tăng trưởng trong thị trường bán lẻ năm 2025
Tài liệu thuộc bản quyền của NielsenIQ. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của NielsenIQ để tải về.
Đây là tài liệu tổng hợp dữ liệu và xu hướng quan trọng đang định hình thị trường tiêu dùng Việt Nam, được thực hiện bởi NielsenIQ (NIQ), thể hiện góc nhìn chuyên sâu hơn về sự thay đổi và hành vi của người tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trên thông tin sơ cấp từ các nguồn dữ liệu công khai (IMF’s Real GPD Explanation, báo điện tử VnExpress…) kết hợp cùng thông tin thứ cấp từ dữ liệu và đánh giá chuyên môn được cung cấp bởi chính các chuyên gia phân tích dữ liệu, thị trường hàng đầu của NIQ.
- Đối tượng nghiên cứu: người tiêu dùng bán lẻ Việt Nam.
- Một số nghiên cứu của NIQ được nhắc đến trong tài liệu: Báo cáo Tâm lý Người tiêu dùng Q3/2024, Vietnam Consumer Outlook and Expectation 2024, NIQ Shopper Trend Report 2024…
Nội dung đáng chú ý
1. Tình hình tài chính đang chuyển biến tốt, nhưng các chi phí thiết yếu vẫn còn là gánh nặng
- Phản hồi về tình hình tài chính:
- 67% đáp viên cho rằng tình hình tài chính của họ tốt hơn so với năm ngoái.
- 10% đáp viên cho rằng tình hình tài chính của họ kém hơn so với năm ngoái.
- Các gánh nặng tài chính gần đây:
- 50% đáp viên chọn chi phí chăm sóc sức khỏe.
- 49% đáp viên chọn chi phí hàng hóa, thực phẩm.
- 44% đáp viên chọn chi phí nhiên liệu.
- 32% đáp viên chọn giáo dục và chăm sóc trẻ em.
2. Cảm nhận của người tiêu dùng về tình hình kinh tế đã dần cải thiện theo thời gian
Có đến 45% người tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm “Việt Nam đang KHÔNG rơi vào giai đoạn suy thoái kinh tế ở thời điểm này”. Con số này tăng 3% so với 6 tháng gần đây và 10% so với năm ngoái.
Cụ thể, tỷ lệ đáp viên ở TP.HCM đồng tình là 43%, còn Hà Nội là 50% – đều tăng 10% so với năm 2023.
3. Phần lớn người tiêu dùng thấy lạc quan về khả năng chi tiêu của mình
- 57% người tiêu dùng cho rằng họ sống thoải mái và có thể chi tiêu một số thứ nếu muốn.
- 33% người tiêu dùng cho rằng họ chỉ đủ tiền chi tiêu cho thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.
- 9% người tiêu dùng cho rằng họ có thể chi tiêu thoải mái.
Mặc dù tỷ lệ việc làm toàn cầu ổn định, một số ngành nghề có thu nhập cao đang gặp khó khăn, dẫn đến tâm lý tiêu dùng khác nhau về việc tìm kiếm thêm thu nhập, thừa kế tài sản và vay nợ.
Những người đã trải qua việc mất đi nguồn thu nhập nhưng giờ đây cảm thấy tình hình tài chính đã ổn định lại sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm nguồn thu nhập ngoài công việc chính. Họ là những người năng động, có động lực vượt qua khó khăn và có thể cởi mở với sự thay đổi trong thói quen mua sắm hàng ngày.
4. Người dân Việt Nam rất quan tâm đến tình trạng tăng giá và cảm thấy họ đang chi tiêu nhiều hơn trước đây
Minh chứng là 54% người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng tạp hóa so với 6 tháng trước (số liệu Q3/2024).
5. Người tiêu dùng đang chủ động kiểm soát chi tiêu của bản thân và tập trung tiết kiệm
- 84% cho biết bản thân chủ động kiểm tra thường xuyên và đánh giá tình hình tài chính cá nhân.
- 75% cho biết không bao giờ sử dụng hết tiền đang có trong tay.
- 83% người tiêu dùng có thói quen tiết kiệm.
- 72% người tiêu dùng muốn tiết kiệm lâu dài.
- 61% người tiêu dùng ưu tiên tiết kiệm hơn đầu tư.
6. Người tiêu dùng đang chịu áp lực đã thay đổi cách làm việc và sinh hoạt của họ
- 73% tránh lãng phí; 56% chỉ mua những gì sẽ sử dụng; 18% tận dụng đồ ăn còn dư thường xuyên hơn.
- 66% chọn lối sống tại nhà; 47% dành thời gian ở nhà nhiều hơn; 36% ưu tiên làm việc ờ nhà khi cần thiết.
- 67% thay đổi thói quen mua sắm; 51% lên kế hoạch trước và dự trù chi phí.
- 33% quản lý áp lực; 27% cảm thấy áp lực hơn trước đây; 21% thấy khó để cân bằng giữa gia đình và công việc.
- 38% tìm kiếm sự tiện lợi bằng cách mua nhiều mặt hàng thực phẩm dễ chế biến và tiện lợi khi sử dụng.
7. Người tiêu dùng đang không ngừng điều chỉnh, thay đổi hành vi để quản lý áp lực chi tiêu
- 59% chuyển sang nấu ăn ở nhà.
- 53% có ý thức tránh lãng phí.
- 49% cắt giảm chi tiêu xa xỉ/thú vui không cần thiết.
- 41% tiết kiệm tiền nhàn rỗi cho tương lai.
- Phản ứng của người tiêu dùng khi giá thực phẩm tăng lên:
- 64% nói rằng họ sẽ chỉ mua những những thứ thiết yếu khi cần.
- 63% nói rằng họ sẽ mua với số lượng ít hơn.
8. Tìm kiếm ưu đãi là phản ứng nhanh chóng đối phó với việc tăng giá, nhưng tác động của khuyến mãi đối với việc lựa chọn thương hiệu và cửa hàng có hạn
- 75% người tiêu dùng luôn tận dụng các ưu đãi đặc biệt hoặc khuyến mãi nhằm dự trữ các mặt hàng sử dụng hàng ngày.
- 74% người tiêu dùng thường xem tờ rơi quảng cáo và phiếu giảm giá cho các sản phẩm sử dụng hàng ngày.
- 54% người tiêu dùng cố gắng để mua hàng tạp hóa với giá thấp nhất có thể.
- 42% người tiêu dùng nói rằng “Tôi sẽ chỉ mua mặt hàng được khuyến mãi khi đã có thiện cảm với thương hiệu” (số liệu năm 2024).
- 34% người tiêu dùng nói rằng “Tôi rất ít khi thay đổi cửa hàng nhưng khi đi mua sắm, tôi sẽ chủ động tìm các ưu đãi” (số liệu năm 2024).
9. Người tiêu dùng đang mua sắm hiệu quả và có ý thức hơn, trong đó chất lượng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu
- 85% người tiêu dùng so sánh giá cả trước khi quyết định mua hàng.
- 80% người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm được sử dụng bởi nhiều người tiêu dùng khác.
- 78% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho chất lượng cao hơn.
- 77% người tiêu dùng ưu tiên chất lượng hơn là giá rẻ.
10. Người tiêu dùng Việt Nam muốn sẵn sàng cho tương lai và sống một cuộc sống lạc quan, hạnh phúc, thoát khỏi trói buộc áp lực xã hội
- 84% chọn học hỏi không ngừng.
- 79% nói họ luôn kiên nhẫn đi theo từng bước kế hoạch trước.
- 71% luôn thấy lạc quan về cuộc đời mình.
- 87% luôn cố gắng hết sức để khiến bản thân/gia đình vui vẻ và hạnh phúc.
- 83% muốn trải nghiệm những điều mới mẻ.
- 60% lo ngại về những ý kiến của bạn bè/hàng xóm.
11. An toàn tài chính và lành mạnh là những điều được tìm kiếm nhiều nhất
- Tập trung cá nhân trong ngắn hạn (6 tháng tới): 83% nâng cao sự nghiệp để cải thiện tình trạng tài chính; 82% cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần; 25% tập trung vào gia đình và các mối quan hệ; 24% chọn lối sống bền vững.
- Tầm nhìn dài hạn trong cuộc sống: 70% chọn an toàn tài chính, 66% chọn sự khỏe mạnh trong tương lai, 54% chọn linh hoạt về thời gian.