iPOS.vn: Báo cáo ngành F&B Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

Tài liệu thuộc bản quyền của iPOS.vn. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của iPOS.vn để tải về.

“Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam” là hoạt động thường niên của iPOS.vn, nhằm tổng hợp, đánh giá và nhận định các tác động của nền kinh tế đến hoạt động kinh doanh ẩm thực và đồ uống tại Việt Nam. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra các nhận định về hành vi tiêu dùng của thực khách 6 tháng đầu năm 2024, so sánh với cùng kỳ năm trước. Tại báo cáo đợt này, iPOS.vn cũng sẽ công bố nghiên cứu chuyên sâu về nhóm nhân sự ngành F&B tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo được xây dựng từ nghiên cứu của gần 1.000 nhà hàng/ quán café cùng hơn 2.300 thực khách và 1.307 nhân ngành F&B tại Việt Nam với nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Đồng thời, Báo cáo cũng có sử dụng và tham chiếu các số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường cùng các nguồn thông tin uy tín quốc tế, ý kiến của các chuyên gia.

Một số thông tin nổi bật từ báo cáo

  • Tính tới hết tháng 6/2024, cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm 3,9% so với số liệu từ năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.
  • Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B gây bất ngờ với mốc 403,9 nghìn tỷ đồng, đạt 68,46% doanh thu của cả năm 2023.
  • Sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều đáp viên cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu. Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước.
  • Mức chi cho việc “đi café” giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, với tần suất cũng giảm đáng kể. Mặc dù mức giá từ 41.000 đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỷ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%.
  • Về nhân sự ngành F&B, Việt Nam đang có khoảng 2,89 triệu lao động ngành F&B, với 81,3% nhân sự làm việc bán thời gian. Mặc dù đóng góp nhiều cơ hội cho thị trường lao động, ngành Kinh doanh Ẩm thực vẫn chưa quá thu hút nhân sự định hướng làm việc lâu dài.
  • Tải “Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2023” tại đây.

* Nguồn: iPOS.vn