Kantar: Brand Footprint 2023 (Global)

Tài liệu thuộc bản quyền của Kantar. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của Kantar để tải về.

library

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều hộ gia đình phải “thắt chặt chi tiêu”, khiến bức tranh tăng trưởng của ngành FMCG trở nên ảm đạm. Tuy nhiên, báo cáo Brand Footprint 2023 cũng chỉ ra những chuyển biến tích cực.

Chi tiêu toàn cầu tăng +4,8% vào năm 2022, chênh lệch khá cao so với mức tăng trưởng của năm 2021 (+2,6%). Tuy nhiên, con số này chỉ là hệ quả của sự lạm phát, không phản ánh đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Vì suy cho cùng, shoppers – những người đang phải “thắt chặt chi tiêu”, vẫn là người trả tiền cho sản phẩm dù đắt đỏ. Họ chỉ thay đổi cách chi tiêu sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại, chẳng hạn như mua sắm tại các cửa hàng giảm giá, giảm tần suất ghé thăm cửa hàng và mua các sản phẩm với quy cách đóng gói nhỏ hơn nằm trong khả năng chi tiêu.

Nói một cách đơn giản, shopper buộc phải chi tiêu nhiều hơn và đưa ra lựa chọn khó khăn hơn. Mặc dù, số lượng thương hiệu để lựa chọn gần như không đổi, nhưng shoppers đang mua ít hơn và trả nhiều tiền hơn. Họ ưu tiên chọn các sản phẩm có mức giá thấp hơn để thay thế và từ bỏ hoàn toàn các danh mục sản phẩm không thiết yếu.

Xu hướng này được dự đoán vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới, vì khi tình hình lạm phát được kiểm soát, giá cả vẫn sẽ ở mức cao do thị trường đối mặt với thách thức về chuỗi cung ứng và chi phí về năng lượng, sản xuất và phân phối tăng cao.

Tuy nhiên, một số thương hiệu đã kịp thời nhận diện và thích ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Kết quả Kantar Brand Footprint 2023 dựa trên cuộc khảo sát hiệu quả hoạt động của 37.000 thương hiệu trên 53 thị trường toàn cầu. Báo cáo mang đến bức trang tổng quan về tình hình phát triển và chiến lược thích ứng của các thương hiệu, hy vọng sẽ hữu ích với marketers.

Một phát hiện thú vị rút ra từ báo cáo là sự gia tăng của các thương hiệu nhỏ và thương hiệu mới, khi họ tạo được thị trường ngách, ngay cả trong những danh mục có vẻ bão hòa.