"Logo to hơn chút nữa."
Client: Tôi thích mẩu quảng cáo này. Nhưng sao mà branding khó thấy quá.
Agency: À, logo của anh nằm ở góc phải đó.
Client: Nhỏ xíu vậy sao thấy? Đùa à?
Agency: Ok, chúng tôi đã tăng kích thước lên 0.005% rồi đó.
Client: Không, tôi MUỐN tăng lên ít nhất phải là 50%. Cho tôi nhiều option xem thử?
Agency: Đây là mẫu đã tăng lên 1%, nhưng làm giảm đi tính thẩm mỹ của ý tưởng sáng tạo rồi...
Client: (nổi khùng) Sếp tao sẽ gọi cho sếp mày.
Agency: (nổi điên) Okay! Tăng lên 50% rồi đó. Giờ thấy đẹp chưa? Trễ deadline rồi đó.
Đây có lẽ là 1 tình huống kinh điển phổ biến khi làm print-ad: agency luôn muốn ý tưởng sáng tạo là chủ đạo, còn client thì luôn muốn branding nổi bật hơn. "Hãy cho logo to hơn" là một yêu cầu "bất tử" của client mà agency thường hay "dị ứng".
Trong quá trình làm việc phía client, cá nhân tôi cũng đã gặp phải một anh sếp vì quá chú tâm vào vấn đề này mà đôi khi quên mất feedback ý nghĩa và tầm quan trọng của ý tưởng sáng tạo. Ngược lại, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp những option thiết kế mà ý tưởng rất hay, thu hút được sự chú ý nhưng hoàn toàn không nhận ra được brand nào.
Vậy làm sao để hài hoà và vui vẻ cả nhà?
Hãy dùng nguyên tắc ABC trong đánh giá ý tưởng thiết kế của Unilever:
- A - Attention: Thiết kế có ý tưởng hấp dẫn đủ để tạo sự chú ý với người xem không?
- B - Branding: Nếu đủ hay để tạo sự chú ý, thiết kế có thể hiện branding đúng của nhãn hàng không?
- C - Communication: Hay và branding đúng, nhưng có thể hiện đúng thông điệp mà brand muốn truyền tải không?
Dịch & bình loạn: Brands Vietnam.