Triết lý thương hiệu công nghệ Jinba Ittai của Mazda
Triết lý công nghệ Jinba Ittai của Mazda
Topic: Technology Brand Philosophy
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang
Tháng 4 – 2018
Triết lý Jinba Ittai (Nhân Mã Nhất Thể) vốn đã hình thành từ môn cưỡi ngựa bắn cung từ 2000 năm. Quá trình luyện tập đã giúp gắn kết giữa ‘người và ngựa’. Triết lý chuyển động Jinba Ittai cũng là nguồn cảm hứng cho Mazda thiết kế ra những kiểu xe Sedan và SUV hay Crossover với kiểu dáng mạnh mẽ với hệ thống công nghệ SKYACTIV bao gồm động cơ, hộp số, hệ truyền động và các tiện ích công nghệ an toàn tiên tiến, kết hợp với ngôn ngữ thiết kế KODO ‘Soul of Motion’ Linh Hồn Của Sự Chuyển Động, hài hoà giữa khí động học thẩm mỹ và cảm xúc.
Giải mã Triết lý Jinba Ittai theo ngôn ngữ Marketing, hệ thống các giá trị Lý tính của Mazda được thể hiện qua Công nghệ SkyActive; và giá trị Cảm tính được giải mã qua Ngôn ngữ thiết kế KODO với ý nghĩa Linh Hồn Của Sự Chuyển Động.
Ngôn ngữ thiết kế KODO trên mẫu xe thể thao Mazda MX5, cũng như các mẫu Sedan hay SUV và Crossover của Mazda hiện nay.
Bí quyết thành công của Mazda từ Triết lý Jinba Ittai
Công nghệ Mazda chủ đạo là SkyActivTM bao gồm động cơ hiệu suất cao, hệ truyền động 6AT và hệ dẫn động, tạo ra hiệu năng cao vận hành ổn định và tiết kiệm 15% về nhiên liệu và khí thải. Các dòng động cơ và truyền động mới hơn (Mazda SkyActiv 3) đang công bố có mức tiết kiệm và hiệu năng lên đến 41%.
Định vị thương hiệu sản phẩm Mazda CX-5 so với đối thủ trực tiếp là CR-V vượt trội cả về chất lượng lẫn sản lượng tiêu thụ trong 5 năm liền tại Việt Nam. Mặc dù thương hiệu Honda có bề dày hàng thập kỷ, nhưng sự trở lại ngoạn mục của tinh thần Jinba Ittai và triết lý ngôn ngữ thiết kế Kodo đã tạo ra một sức sống mới và ấn tượng mới cho thương hiệu Mazda, không chỉ tại Châu Á mà ngay tại thị trường Mỹ.
Jinba Ittai (Nhân Mã Nhất Thể) là triết lý đã có từ hơn 2000 năm tại Nhật Bản, được hình thành trong môn cưỡi ngựa bắn cung, trải qua quá trình khổ luyện, hình thành sự nhất thể hoá, giao cảm giữa người và ngựa thành một. Ngày nay chính Tập đoàn Mazda đã biết ứng dụng Triết lý Jinba Ittai truyền thống để hình thành tư tưởng thiết kế bằng sự tổng hoà của công nghệ độc quyền SKYACTIV bao gồm: Động cơ SkyActiv; Hộp số tự động điều khiển điện tử (6AT); Hệ khung gầm và truyền động áp dụng công nghệ điều khiển tiên tiến nhất làm nên tên tuổi cho Mazda như Mazda CX-5, Mazda-6 và nhất là Mazda MX-5 dòng thể thao đang được ưa chuộng khắp thế giới. Các hệ cân bằng điện tử EBD, EPS, ABS tiên tiến, hệ thống vận hành SkyActive tối ưu cùng với cảnh báo va chạm và dẫn làn đường cùng với tính năng I-stop tự động ngắt động cơ khi dừng đèn đỏ giúp tiết kiệm xăng khí thải và tiếng ồn. Trong hệ thống an toàn nội thất dòng CX-5 trang bị đến 6 túi khí nếu so với đối thủ CR-V chỉ có 4 túi khí và thiếu mất 2 túi khí rèm.
Những tính năng vượt trội so với cùng dòng xe
GVC hệ thống kiểm soát gia tốc (G - Vector Control) là một trong những điểm nổi bật khác của các dòng xe Mazda mới (CX-5 và Mazda 6) cân bằng thông minh giữa vô lăng và nhận diện mặt đường để duy trì gia tốc tối ưu phối hợp với hệ thống cân bằng điện tử EBD.
I-stop là tính năng tự động ngắt khi đèn đỏ, không chỉ tiết kiệm nhiên liệu sử dụng mà còn giảm khí thải, không gây tiếng ồn khi dừng tại đèn đỏ và giúp tăng độ bền động cơ.
Điều ngạc nhiên là Mazda bắt kịp công nghệ 4.0 với giao diện màn hình ảnh HUD (Head-up-Display) tiên tiến (Mazda gọi riêng là Active Driving Display tức ADD) giúp lái xe luôn duy trì tầm nhìn ra bến ngoài trong khi vẫn nhìn thấy những thông tin cần thiết từ dash-board đã hiện ngay trên kính lái với sự cân bằng hiển thị tối ưu.
(màn hình Head-up-Display hiển thị trên kính xe, giúp người lái dễ dàng theo dõi các thông số và cảnh báo)
Một tiện ích cho dân sành điệu đó là, ngoài màn hình ‘Head-up’ kể trên, Mazda CX-5 2.5 còn trang hệ thống âm thanh hàng hiệu BOSE với 10 loa, có cả siêu trầm cuối xe, các loa trebe đặt trên cao tạo ra một home studio ngay trên những hành trình xa… trong khi người mua xe Honda CX-5 cảm thấy chán nản không có ngay cả một ổ đĩa CD cơ bản (!) Honda giản lượt tiện ích giải trí này đến mức yêu cầu khách hàng tự dùng Smartphone hay USB với chất lượng âm thanh kém và thậm chí là những clip nhạc không có Bản quyền. Đây có lẽ là điểm trừ quan trọng với dân sành âm thanh và âm nhạc.
MAZDA CX-5 có công nghệ động cơ SkyActivTM tiên tiến và hiệu quả so với động 1.5L Turbo của Honda CR-V. Riêng với hộp số hay hệ truyền động 6AT của MAZDA CX5 trong hệ thống công nghệ SkyActivTM mạnh mẽ hơn so với Hộp truyền động Vô cấp Dây đai của CR-V, tạo ra độ ổn định và an toàn. Sự phối hợp động cơ và truyền động và tính năng I-stop của Mazda SkyActive tạo khả năng vận hành vượt trội hơn so với CRV, kể cả việc tiết kiệm tiêu thụ nhiên liệu (15% so với động cơ thông thường). Lâu nay người sử dụng xe ở Việt Nam phần đông vẫn chưa phân biệt hết các Hệ truyền động tiên tiến với tên gọi chung (dể nhầm lẫn) là ‘Hộp số tự động’ và thậm chí một số người tin tưởng tuyệt đối vào ‘hộp số tự động vô cấp’ thực chất được vận hành bằng dây đai.
Tính cách thương hiệu sản phẩm từ công nghệ
Với những người làm truyền thông thuần tuý thì do không năm vững tính cách công nghệ của sản phẩm nên không thể diễn tả hết 'tính cách thương hiệu' hài hoà một cách biện chứng (quan hệ 2 chiều) với đặc tính công nghệ. Đây là điều đòi hỏi cần phải có đối với một người làm marketing trong lĩnh vực Xe hơi. Cụ thể hơn với triết lý công nghệ Jinba Ittai của Mazda, lấy triết lý chuyển động làm nền tảng, nhưng lại ẩn dấu khái niệm 'có linh hồn' trong slogan 'Soul of Motion' của Mazda, và điều này thật sự hài hoà với những công năng vừa 'mạnh vừa êm' của hệ thống công nghệ SkyActiv, và cụ thể hơn nữa, ngoài động cơ, thì đó là hộp truyền động (transmission) mà ngôn ngữ thông dụng gọi là hộp số. Nếu so sánh tính cách của một thương hiệu sản phẩm đối trọng trong cuộc chơi Song Mã đó là CRV Honda, và thể tìm thấy nét tính cách manly của CX5 Mazda so với CR-V thì bằng chứng về công năng (functional benefit) chính là cấu trúc hộp truyền động. Ở Mazda là công nghệ 'hộp số' được nâng cấp điều khiển bằng điện tử, và ở CRV đó là hệ truyền động dây dai (dây cu-roa) tuy rất êm ái nhưng kém hiệu năng khi hoạt động trên đường xá off-road. Như vậy cũng thấy một nguyên lý rất cơ bản của marketing đó là Rational vs Emotional Benefits được ứng dụng trong việc tạo ra tính tăng và tính cách khác biệt cho thương hiệu sản phẩm cụ thể.
Mối quan hệ tư duy giữa Triết lý công nghệ tạo ra Đặc tính công nghệ và hình thành Tính cách thương hiệu (sản phẩm) - đó là một bo ba hoàn hảo mà các bạn làm marketing trong những lĩnh vực công nghệ cao cần thiết phải nghiên cứu và áp dụng. Tránh sự cảm tính và hời hợt khi chỉ nhìn thấy những vẻ bề ngoài của sản phẩm mà không lần ra những Function (Công năng) được ẩn dấu bên trong.
Rủi ro phổ biến của ‘hộp số tự động’ vô cấp dây đai (CVT continuous variable transmission) là không có cảm giác lái (driving feel) và tăng giảm tốc, nhất là hiện tượng trượt dây đai khá phổ biến trong điều kiện đường xá không tốt như Việt Nam
Bộ truyền động tự động 6 cấp thế hệ mới (SkyActiv 6AT) của Mazda điều khiển chuyển số tự động bằng hệ thống điện tử, đáp ứng cả 6 tiêu chí tối ưu của một hộp truyền động lý tưởng (xem bảng so sánh)
Nhà máy Mazda Thaco – cú hích mới của ngành công nghiệp Ô-tô Việt Nam
Nhà máy Thaco Mazda hiện đại nhất khu vực với Robot đời mới hơn cả nếu so sánh với nhà máy của Mazda tại Hiroshima Nhật Bản. Công nghệ lắp ráp tiên tiến, các hệ thống Robot hàn, dây chuyện sơn tĩnh diện sơn Wet-on-wet của nhà máy Thaco Mazda (Việt Nam) không thua kém bất kỳ dây chuyền lắp sáp ô-tô tại Châu Á. Ngay cả hệ thống Robot tại nhà máy Thaco Mazda do đầu tư sau, thậm chí tiên tiến so với nhà máy Mazda tại Hiroshima Nhật Bản. Nếu so sánh công nghệ lắp ráp và nhà máy của Honda tại Thái Lan thì nhà máy Thaco Mazda cũng hơn hẳn.
Tập đoàn Thaco khánh thành nhà máy Mazda tại Chu Lai ngày 25-3-2018
Nhà máy Mazda tại Việt Nam do THACO đầu tư với diện tích 30 Hecta và công suất 100,000 xe/năm với vốn đầu tư 13,000 Tỷ Đồng. Đây là nhà máy sản xuất lắp ô-tô lớn nhất Đông Nam Á, vượt qua công suất và nhiều khả năng công nghệ vượt trội hơn nếu so với cả Honda tại Thái Lan và Toyota tại Indonesia.
Dây chuyền tiên tiến của nhà máy Thaco Mazda, đang sở hữu những công nghệ cao cấp nhất khu vực Đông Nam Á: (1) Hệ thống Robot hàn thân xe tự động tiân tiến nhất của Nhật Bản của Kawasaki; (2) Hệ thống bể nhúng tĩnh điện toàn thân xe; (3) Hệ thống sơn sấy liên tục Wet-on-Wet bằng Robot độc quyền của Mazda; (4) Hệ thống vận chuyển nội bộ trên dây chuyền tự động hoá; (5) Hệ thống kiểm tra xe điện tử hoá kết nối trực tiếp với nhà máy Mazda tại Hiroshima Nhật bản.
Đồng hàng với hãng Mazda sẽ có trên 50 công ty sản xuất linh kiện và công nghiệp phụ trợ sẽ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Đây có thể nói là một cú hích lớn cho ngành công nghiệp ô-tô tại Việt Nam.