Gamification – Xu thế đáng chú ý trong truyền thông doanh nghiệp
Theo đánh giá từ nhiều tổ chức, tập đoàn lớn, sức mạnh truyền thông từ cộng đồng nhân viên (Social Advocacy Marketing) giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán truyền thông thương hiệu với mức chi phí tối ưu nhất. Tuy nhiên, để khuyến khích nhân viên tham gia vào hoạt động truyền thông doanh nghiệp một cách chủ động & liên tục vẫn còn là một bài toán mở.
Trong số các giải pháp được đưa ra, việc vận dụng cơ chế Gamification đang chính là lựa chọn tối ưu giúp tạo động lực và thu hút sự tham gia cao hơn từ cộng đồng nhân viên trong suốt chiến dịch Social Advocacy Marketing. Vậy Gamification là gì? Và làm thế nào để vận dụng hiệu quả cơ chế này vào chiến lược Social Advocacy Marketing dài hạn cho thương hiệu?
Tổng quan về Gamification:
Trong những năm gần đây, thuật ngữ Gamification đã và đang trở thành một “buzz-words” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, product design, software product development, thậm chí cả trong quản lý và điều hành doanh nghiệp (Enterprise game).
Một cách đơn giản, Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…) vào một hoạt động bất kỳ với mục đích tạo động lực & hứng thú cho người dùng, thay đổi nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai. Một số hình thức Gamification phổ biến gồm có: hệ thống huy hiệu, bảng xếp hạng, thanh trạng thái thăng tiến…
Gắn kết người dùng với thương hiệu/sản phẩm thông qua Gamification! Tại sao không?
Cộng đồng Samsung Nation là một ví dụ nổi bật trong việc ứng dụng cơ chế Gamification vào xây dựng và duy trì mức độ tương tác giữa người dùng với thương hiệu. Samsung đã tập trung khai thác tâm lý cạnh tranh của khách hàng và tạo ra hệ thống tích điểm & trao thưởng dựa trên hoạt động của khách hàng trên trang web của họ, như: số lượng bài viết, bình luận đánh giá, lượt chia sẻ thông tin sản phẩm đến bạn bè, thời gian online…). Vào thời điểm phát triển mạnh nhất Samsung Nation có hơn 1,2 triệu người dùng với hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ thông tin sản phẩm hằng ngày. Có thể thấy, Gamification đã tạo ra hiệu ứng tích cực, kết nối khách hàng với các giá trị thương hiệu của Samsung một cách tự nhiên và liên tục.
Gamification và Social Advocacy Marketing:
Gamification nâng cao hiệu suất công việc đến 22% & tăng mức độ gắn bó với doanh nghiệp đến 37%.
Theo Gartner, Gamification sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu giúp cải thiện khả năng thành công cho hoạt động Social Advocacy Marketing trong môi trường doanh nghiệp, góp phần tạo ra văn hóa cạnh tranh lành mạnh giữa nhân viên, khuyến khích và xây dựng họ trở thành những đại sứ thương hiệu trên các kênh truyền thông MXH hiện nay. Bên cạnh đó, Gamification còn nâng cao hiệu suất công việc cho cộng đồng nhân viên đến 22%, tăng mức độ gắn bó với doanh nghiệp đến 37%.
Chúng ta đã thấy lợi thế vượt trội mà cơ chế Gamification đem lại trong việc thu hút sự tham gia cũng như nuôi dưỡng mức độ gắn kết của người dùng với một thương hiệu, cộng đồng bất kỳ. Bài toán tiếp theo chính là làm thế nào để ứng dụng hiệu quả cơ chế này vào chiến lược Social Avocacy Marketing cho doanh nghiệp?
Hãy cùng chúng tôi khám phá 3 bước cải thiện hiệu quả hoạt động truyền thông doanh nghiệp từ nhân viên thông qua cơ chế Gamification:
1. Thiết lập mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển
Trước hết, bạn cần nắm rõ mục tiêu mà bạn mong muốn đạt từ việc ứng dụng Gamification vào chiến lược quảng bá thương hiệu từ nhân viên và liệu những mục tiêu đó phù hợp với định hướng hiện tại của doanh nghiệp hay không. Một số mục tiêu cần được đưa lên hàng đầu bao gồm:
- Tạo động lực để nhân viên tham gia vào chiến lược truyền thông dài hạn của doanh nghiệp;
- Vận dụng sức mạnh truyền thông từ cộng đồng nhân viên và mạng lưới quan hệ của họ để tạo ra những điểm chạm thương hiệu đáng tin cậy trên MXH;
- Khuyến khích nhân viên cải thiện năng lực chuyên môn & xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách trao thưởng cho nỗ lực chia sẻ thông điệp thương hiệu của họ;
Với mục tiêu rõ ràng, Gamification cho phép doanh nghiệp thiết lập định hướng về nội dung dài hạn, tạo ra các hoạt động khuyến khích hấp dẫn và nuôi dưỡng cộng đồng nhân viên bằng những phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của họ.
2. Ứng dụng các yếu tố game vào phát triển văn hóa chia sẻ cho cộng đồng nhân viên
Có một thực tế là con người luôn có hứng thú và mong muốn tham gia vào các cuộc chơi. Chính vì vậy, việc kết hợp hoạt động truyền thông với cơ chế khuyến khích sẽ tạo ra sự gắn bó lâu dài từ nhân viên, thúc đẩy họ chủ động tham gia với sự hứng khởi và tần suất đều đặn.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể tính điểm trên từng chia sẻ của nhân viên, giá trị số điểm sẽ dựa trên mức độ quan trọng của thông điệp thương hiệu. Ngoài ra, bảng thành tích sẽ được sử dụng nhằm thể hiện & cập nhật thứ hạng giữa các nhân viên, kích thích tính cạnh tranh giữa các thành viên. Nhân viên chia sẻ càng nhiều, càng nhận được nhiều điểm và tăng thứ hạng trên bảng thành tích. Đặc biệt, nhân viên sẽ nhận được mức điểm cao hơn khi chủ động chia sẻ những nội dung do chính họ sáng tạo có liên quan đến lĩnh vực hoạt động, sản phẩm doanh nghiệp. Số điểm tích lũy được sẽ được sử dụng để quy đổi thành các giải thưởng có giá trị.
Từ những yếu tố trên chắc chắn sẽ khuyến khích nhân viên tham gia với tần suất cao hơn và chủ động tạo ra những luồng thông tin tích cực về thương hiệu đến mạng lưới mối quan hệ của họ trên MXH.
3. Xây dựng cơ cấu trao thưởng hấp dẫn
Phần thưởng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược Gamification bất kỳ. Nhân viên luôn muốn được được công nhận và khen thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, việc trao thưởng dựa trên hiệu quả truyền thông mà họ tạo ra sẽ giúp cải thiện đáng kể mức độ hài lòng cho cộng đồng nhân viên, gắn kết họ tốt hơn với thương hiệu.
Cơ cấu giải thưởng có thể đa dạng từ giải thưởng hiện vật (vd: tiền thưởng, voucher giảm giá, vé xem phim…) cho đến những giải thưởng tinh thần/phi vật chất. Tuy phần lớn doanh nghiệp/ nhân viên thường có xu hướng lựa chọn phần thưởng hiện vật, cần lưu ý rằng chính những phần thưởng phi vật chất sẽ đem lại giá trị phát triển dài hạn cho doanh nghiệp cũng như cá nhân nhân viên nói riêng. Những phần thưởng như: các khóa nâng cao kỹ năng, suất học bổng đào tạo chuyên sâu, cơ hội gặp gỡ & trao đổi kinh nghiệm với lãnh đạo cấp cao v.v. là những cách hiệu quả nhất để truyền cảm hứng cho nhân viên tạo ra những luồn thảo luận tích cực về thương hiệu trên các kênh xã hội cá nhân.
Trên thực tế, cộng đồng nhân viên tại mỗi doanh nghiệp đều khác nhau và việc lồng ghép cơ chế Gamification vào chiến lược truyền thông thương hiệu dài hạn sẽ tạo ra những hiệu ứng & kết quả khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng một nền tảng Employee Advocacy tiên tiến, tích hợp hợp sẵn tính năng Gamification vào hoạt động quản lý & tạo động lực chia sẻ cho nhân viên sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả triển khai và tạo lợi thế truyền thông vượt trội cho doanh nghiệp.
VoiceShare – nền tảng Employee Advocacy phù hợp nhất cho doanh nghiệp Việt
Được đánh giá là nền tảng Employee Advocacy hoàn thiện nhất, VoiceShare phục vụ cho nhu cầu thúc đẩy truyền thông bằng nhân viên đặc thù cho doanh nghiệp Việt Nam & Đông Nam Á.
Cơ chế Gamification tích hợp sẵn trên VoiceShare khuyến khích và trao thưởng cho những nhân viên tham gia chia sẻ nội dung thương hiệu xuất sắc, thông qua hệ thống xếp hạng và tích điểm. Ngoài ra, VoiceShare còn cho phép người dùng tự thiết lập, tùy biến các chiến dịch Employee Advocacy phù hợp với định hướng & văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh những tính năng của một nền tảng Employee Advocacy, thế mạnh của VoiceShare là hỗ trợ tích hợp đa dạng các giải pháp khác từ dữ liệu, đo lường (Social Listening) đến cộng tác nội bộ (Enterprise Social Network). Lợi thế này mang đến cho khách hàng môi trường quản trị và truyền thông toàn diện, thúc đẩy yếu tố gắn kết, là nền tảng để các hoạt động trong doanh nghiệp vận hành thành công và hiệu quả hơn.
Khám phá cơ chế Gamification cùng các tính năng vượt trội từ nền tảng VoiceShare tại: www.voiceshare.com
Hoặc liên hệ để được tư vấn gói sản phẩm phù hợp và cài đặt bản dùng thử hoàn toàn miễn phí, tại ĐÂY hoặc qua hotline: 0937 628 775