Ads Operation: Một lựa chọn thú vị của ngành Quảng cáo
Có một vai trò khá thú vị trong ngành quảng cáo mà ít được nhắc đến. Đó là Operation.
Về lý mà nói, Operation role khá tương đồng về nội dung công việc ở hầu hết các ngành. Mục tiêu của người làm Operation đều là làm sao cho mọi thứ vận hành trơn tru, ít gặp sự cố nhất, vì vậy mà Scope of work gồm: quản lý chi phí, tồn kho, logistic, sản xuất, dự án.
Vai trò Operation này chỉ xuất hiện ở những Agency cung cấp dịch vụ mà ở đó các thông số và thống kê cập nhật hằng ngày, và sản phẩm dịch vụ này có giới hạn, chính là các biến bên dưới mà tôi sẽ nhắc đến.
Có 2 loại agency thường có Operation role là Digital và Media. Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ trong chung một Classification OOH: Digital Frame và Quảng cáo trên xe buýt.
Và các biến số mà các Operator cần quan tâm trước chiến dịch là: Ai, Ở đâu, Khi nào, và Bao nhiêu
1. Ai, Ở đâu?
Ai ở đây chính là Target Audience: Dựa trên Brief mà Account cung cấp, Operator sẽ lọc ra một danh sách các Channel đạt yêu cầu.
Ví dụ target audience: Tp. Hồ Chí Minh, 25 - 35 tuổi, làm việc văn phòng ở các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình
Khi này Operator sẽ lọc theo các tiêu chí trên từ Inventory của mình.
Từ tiêu chí trên, Digital Frame Agency sẽ có một database gồm các Tòa nhà văn phòng, các khu chung cư ở trong khu vực trên; riêng chung cư thì sẽ chọn các chung cư có dân số trẻ.
Quảng cáo trên xe buýt sẽ có database gồm các tuyến buýt đi qua các quận trên.
2. Khi nào?
Khi nào sẽ dựa trên yêu cầu về thời gian của chiến dịch. Chẳng hạn chiến dịch sẽ kéo dài 2 tháng, bắt đầu từ ngày 01/04/2018, kết thúc ngày 31/05/2018.
Khi này, Operator cho Digital Frame dựa trên brief về Audience sẽ đề xuất khung thời gian cho Tòa văn phòng trong giờ hành chính, và cho chung cư vào buổi sáng và buổi tối ngoài giờ hành chính. Từ đề xuất đó, Operator kiểm tra xem còn time slot nào trống và đưa ra bảng kê cho Account nhờ khách hàng duyệt. (đoạn này khá tương đương Media Buyer ở các Media Agency)
Operator cho Quảng cáo trên xe buýt sẽ liên hệ với nhà xe kiểm tra xem các còn bao nhiêu xe trống (tức đang không dán quảng cáo) trên các tuyến đã xác định. Từ đó, chốt số lượng xe và hẹn lịch dán.
3. Bao nhiêu?
Biến khá "xôi thịt" này có khi lại là yếu tố quyết định đến việc có chốt sale hay không. Đương nhiên nếu các biến ở trên quá phức tạp thì cũng nên cân nhắc việc nhận chiến dịch hay không rồi, nhưng nếu tính toán lại chi phí và còn chịu đươc thì có thể xem xét.
Về lý mà nói, cả Digital Frame và Quảng cáo trên xe buýt đều do nhiều bên khai thác và giá cả thuê sẽ thay đổi theo thị trường. Nhưng thị trường Digital Frame ở Việt Nam mình chỉ có 2 đơn vị nắm chính nên nhắc đến bao nhiều với Digital Frame gần như vô nghĩa.
Vậy xét đến Quảng cáo trên xe buýt, vì có tính unique - một xe chỉ có một quảng cáo trong trọn vẹn thời gian chiến dịch, nên Inventory này có thể "làm giá". Operator nên nắm bắt thị trường để biết mức "thời giá" mà deal cho thấp nhất, như vậy sẽ làm tăng profit margin.
Trong quá trình diễn ra chiến dịch, các Operator và Account cùng chịu trách nhiệm monitoring thường xuyên để báo cáo khách hàng, và đảm bảo đúng tiến độ dự án cam kết với khách hàng. Nếu có vấn đề gì phát sinh, người xử lý sẽ là Operator.
Và đương nhiên người nghiệm thu cuối chiến dịch cũng là Operator.
Nhìn chung, mình thấy đây là một role khá thú vị vì mặc dù làm ngành quảng cáo nhưng lại vẫn có thể "chơi" với con số. Một role vừa mang tính chất dữ liệu khá thời thượng mà cũng vẫn trong ngành quảng cáo, cũng thời thượng nốt.