Để Brand và Influencer “gặp” nhau: Cần 1 thuật toán khoa học
Trong thời đại Social media, Influencer marketing (tiếp thị thông qua người ảnh hưởng) đang có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc giới hạn về “nguồn cung” Influencer cũng như không đủ thời gian và công cụ để thu thập thông tin đầy đủ về những người ảnh hưởng cần hợp tác khiến brand khó triển khai một chiến dịch Influencer marketing thành công.
Theo báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tại quốc gia này, thị trường người nổi tiếng trên mạng (Influencer) năm 2016 đạt mức 8,2 tỷ đô la Mỹ và có thể tăng 15,5 tỷ đô la vào năm 2018. Ở Việt Nam, tuy chưa có định giá nào cụ thể nhưng theo một thống kê mới đây thì 8/10 người dùng Việt Nam đang theo dõi ít nhất 1 KOL (key opinion leader) - cách gọi khác của Influencer. Do đó, bỏ qua Influencer Marketing là thiệt thòi lớn cho brand.
Tuy nhiên, lựa chọn đúng người ảnh hưởng không phải là điều đơn giản. Emarketer trong bài viết “Influencer marketing is about data, not celebrity deals” đánh giá: “Xác định những người có ảnh hưởng đúng đắn là một khoa học dựa vào dữ liệu phức tạp chứ không chỉ dựa vào số lượng người theo dõi trên mạng xã hội.” Để triển khai một chiến dịch Influencer marketing thành công, brand cần xem xét ít nhất 3 tiêu chí: độ phủ (Reach), độ phù hợp (Relevency) và độ hiệu quả (Performance). Những thông số này thường không có sẵn mà đòi hỏi brand bỏ nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và đánh giá.
Mặt khác, Influencer không chỉ là những “top celebrities” với lượt theo dõi từ trên 1 triệu lượt (nhưng chưa chắc phù hợp với nhãn hàng và chi phí thường khá cao) mà hầu hết các brand đều có thông tin. Họ còn là những nhóm vừa, nhỏ, siêu nhỏ, có lượt followers từ vài chục đến vài trăm nghìn người nhưng thường là những người có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về một lĩnh vực nhất định nào đó. Do đó, đánh giá và lời giới thiệu của họ được người theo dõi nhận định là có giá trị và khá đáng tin. Thông thường, các brand sẽ gặp khó khăn khi muốn tiếp cận với nhóm Influencer này vì vừa hạn chế về nguồn cung, vừa không đủ thời gian để tìm hiểu, đưa ra lựa chọn chính xác cũng như khó quản lý cùng lúc nhiều Influencer.
Chưa kể, nếu không có sự hỗ trợ của “công cụ tính toán” thì kết quả lựa chọn thường thiên về định tính. Chẳng hạn, một người có thể có rất nhiều người theo dõi nhưng chúng ta không chắc họ có phải là những người theo dõi thường xuyên không, nội dung về nhãn hàng có phải là mối quan tâm của followers không, chi phí có hợp lý không... Ví dụ, Phạm Hương thường xuyên chia sẻ về việp tập gym và có lượng reach cao nhưng chưa chắc các fan của cô cũng là những “tín đồ” mê gym. Trong khi với Hana Giang Anh, các followers thường hứng thú vì những video hướng dẫn, bí kíp, mẹo chia sẻ về vấn đề tập gym của cô. Vậy thì, một phòng tập gym muốn chọn Influencer để lôi kéo khách hàng tiềm năng với 1 ngân sách vừa phải, họ sẽ chọn ai?
Thực tế, khi hầu hết các công ty, đặc biệt là vừa và nhỏ, không đủ tiền để trả cho các “top influencer” để quảng bá sản phẩm thì họ cần lựa chọn các influencer vừa và nhỏ nhưng có lượng tương tác thực. Đánh giá được sự tương tác này cần một công cụ Influencer marketing xây dựng trên nền tảng của thuật toán khoa học. Trên thực tế, nhãn hàng may mặc Johnny Was trong 1 chiến dịch Influencer marketing đã sử dụng công nghệ RYPL – một nền tảng Influencer marketing được GlobalWide Media phát triển để tìm kiếm những người ảnh hưởng có liên quan. Kết quả được Rob Trauber – giám đốc điều hành Johnny Was đánh giá: “Tôi đã rất ấn tượng khi chúng tôi có thể liên kết với khách hàng tiềm năng thông qua những người ảnh hưởng đúng đắn. Chúng tôi thu được 2,26 đô la cho mỗi đô la đã chi cũng như tăng 39% doanh số bán hàng. Cũng thật đáng ngạc nhiên là cách tiếp cận này không đòi hỏi phải tăng ngân sách.”
Hiện tại, ở Việt Nam, Hiip là nền tảng đầu tiên và duy nhất dựa vào thuật toán khoa học giúp nhãn hàng dễ dàng tìm thấy Influencer có ảnh hưởng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Để có được dữ liệu thực về các Influencer, Hiip làm việc với những người ảnh hưởng từ nhóm người nổi tiếng đến nhóm vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Bằng thuật toán thông minh, Hiip đưa ra những thông tin chi tiết về các Influencer để nhãn hàng dễ dàng ra quyết định. Thuật toán này mang đến 3 lợi ích chính. Thứ nhất, nó giúp đề xuất người ảnh hưởng phù hợp nhất dựa trên yêu cầu của brand (thường là khoảng 30 yêu cầu/tiêu chí/biên số) kết hợp với dữ liệu hàng ngàn influencers và hàng triệu fan của họ. Thứ hai, thuật toán với chế độ tự động đề xuất giúp các brand tiết kiệm thời gian, công sức đáng kể khi tìm kiếm influencer. Quá trình tìm kiếm influencer có thể lấy đi 5-7 ngày của brand với cách làm thông thường nhưng nếu sử dụng nền tảng Hiip, chỉ mất khoảng vài phút. Thứ ba, thuật toán có thể khám phá ra những influencers ở rất xa như Đà Nẵng, Cần Thơ chứ không riêng gì khu vực Tp.HCM hay Hà Nội hoặc những influencers rất chuyên biệt về một lĩnh vực nào đó.
Nhãn hàng có thể tạo chiến dịch Influencer marketing trên Hiip: https://hiip.asia/advertiser. Hệ thống của Hiip sẽ tự động phân tích và đề xuất người ảnh hưởng phù hợp theo yêu cầu của nhãn hàng. Hiện Hiip đang làm việc với hơn 500 đối tác, hơn 2,000 người ảnh hưởng/KOL khác nhau, thuộc 26 lĩnh vực ở 54 tỉnh, thành phố.