Marketer Trần Đạt
Trần Đạt

Marketing Specialist @ YouNet VietNam

5 bước xây dựng & quản lý chiến lược truyền thông từ nhân viên​​​​​​​​​​​​​​

Khảo sát do tổ chức Edelman TRUST BAROMETER tiến hành, cho thấy, nội dung được chia sẻ từ cộng đồng nhân viên có tần suất lan truyền tốt hơn gấp 24 lần so với nội dung đăng tải trên các trang thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, có đến 72% khách hàng được khảo sát cho biết họ tin vào thông tin được chia sẻ từ nhân viên hơn các nội dung quảng cáo. Chính yếu tố này đã giúp chiến lược truyền thông từ nhân viên (Social Advocacy Marketing) trở thành hoạt động không thể thiếu trong bức tranh truyền thông thương hiệu & xây dựng lòng tin với khách hàng.

Câu hỏi được đặt ra chính là làm thế nào xây dựng & quản lý một chiến lược Social Advocacy Marketing hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 bước sau đây giúp tối ưu độ phủ thương hiệu từ cộng đồng nhân viên một cách tự nhiên trên mạng xã hội (MXH) .

1. Bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng & cụ thể

Theo ghi nhận từ Britopian, việc ứng dụng Employee Advocacy vào chiến lược truyền thông đã giúp các tập đoàn/ tổ chức lớn như Cathay Pacific, Allstate, IBM… cá nhân hóa hình ảnh cũng như cải thiện đáng kể mức độ nhận biết thương hiệu đến 14 lần. Không thể phủ nhận lợi ích mà Employee Advocacy đem lại, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất chủ doanh nghiệp/marketer cần có mục tiêu triển khai rõ ràng. Theo đó, mục tiêu của Employee Advocacy cần đồng bộ & bổ trợ cho những giá trị cốt lõi, sứ mệnh hoạt động của công ty để đảm bảo nội dung cộng đồng nhân viên đăng tải luôn phù hợp với định hướng và lợi ích chung của doanh nghiệp.

2. Phối hợp cùng HR để xây dựng văn hóa chia sẻ cho cộng đồng nhân viên

Nhân viên có thể bồi đắp hoặc phá vỡ hình ảnh thương hiệu khi họ tương tác với khách hàng, đối tác, thậm chí là những thành viên khác trong công ty. Việc nhân viên chia sẻ nhưng nội dung không phù hợp, thông tin sai lệch về đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi nếu bản thân doanh nghiệp không có quy tắc, chuẩn mực chia sẻ thông điệp thương hiệu rõ ràng.

5 bước xây dựng & quản lý chiến lược truyền thông từ nhân viên​​​​​​​​​​​​​​

Sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận marketing và nhân sự trong suốt quá trình xây dựng & quản lý hoạt động Employee Advocacy sẽ tạo ra chuyển biến tích cực trong truyền thông thương hiệu

Do đó, để xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường từ nhân viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận marketing và nhân sự, với bộ phận nhân sự đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng nhân viên. Từ đó, sẽ cho phép nắm bắt tốt hơn giá trị đem lại, cũng như tác động của Employee Advocacy đến văn hóa doanh nghiệp, làm cơ sở thiết lập những quy tắc, chuẩn mực nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế những rủi ro phát sinh trong suốt hoạt động truyền thông từ cộng đồng nhân viên.

3. Phân bổ nội dung thương hiệu dựa trên nhu cầu của từng thành viên doanh nghiệp

Một cách đơn giản nhất để xây dựng đại sứ thương hiệu từ nhân viên chính là giúp họ dễ dàng tiếp cận và chia sẻ những nội dung bổ ích, phù hợp với họ và mạng lưới của họ trên MXH. Hãy bắt đầu bằng việc tách cộng đồng nhân viên thành từng nhóm riêng biệt dựa trên nhu cầu, chuyên môn, kinh nghiệm, để có thể dễ dàng cung cấp nhưng nội dung có giá trị, đảm bảo tính liên quan (relavent) và có khả năng lan truyền tốt.

5 bước xây dựng & quản lý chiến lược truyền thông từ nhân viên​​​​​​​​​​​​​​

Xây dựng nội dung thương hiệu dựa trên nhu cầu, chuyên môn, kinh nghiệm của từng nhóm nhân viên sẽ đảm bảo mạng lưới quan hệ của họ luôn tiếp cận được nội dung giá trị & có tính liên quan (relavent).

Việc phân bổ nội dung hợp lý sẽ khuyến khích cộng đồng nhân viên chủ động tham gia chia sẻ nội dung thương hiệu. Từ đó, cải thiện vị thế, kiến thức chuyên môn và độ tín nhiệm cho cộng đồng nhân viên, biến họ thành những nguồn thông tin đáng tin cậy giúp truyền tải thông điệp thương hiệu một cách tự nhiên đến mạng lưới khách hàng tiềm năng trên MXH.

4. Thiết lập kỳ vọng thực tế

Khi 1000 nhân viên tham gia chia sẻ nội dung thương hiệu trên MXH sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận trên 1 triệu khách hàng tiềm năng, tạo ra trên 5000 lượt tương tác thương hiệu (Theo business2community). Tuy nhiên đừng quá kỳ vọng vào con số này vào giai đoạn đầu chiến dịch Employee Advocacy. Giả sử doanh nghiệp của bạn có 100 nhân viên, thay vì đặt KPI rằng 100% nhân viên sẽ tham gia vào hoạt động Employee Advocacy sau 1 tháng triển khai, hãy bắt đầu bằng việc vận động những nhóm nhân viên chủ chốt, có hoạt động tích cực trên MXH sau đó từng bước mở rộng khuyến khích những nhân viên, phòng ban khác cùng tham gia chia sẻ nội dung thương hiệu.

Ngoài ra hãy dành thời gian để phân tích, đo lường hiệu quả truyền thông trong suốt các chiến dịch Employee Advocacy dựa trên số lượng nhân viên tham gia, lượt tương tác tạo ra (click, share, like, follow..), tỷ lệ chuyển đổi đem lại từ cộng đồng nhân viên, và sử dụng những thống kê đó làm cơ sở thiết lập mục tiêu thực tế cho những chiến dịch tiếp theo.

5. Ứng dụng các nền tảng Employee Advocacy chuyên sâu

Nhìn chung hoạt động Employee Advocacy vẫn có thể được triển khai mà không cần đến các công cụ/ nền tảng quản lý chuyên sâu. Tuy nhiên, về lâu dài doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt được hiệu quả truyền thông tổng thể mà nhân viên đem lại, cũng như mất rất nhiều công sức để quản lý hoạt động chia sẻ của nhân viên, khi tất cả những tác vụ này có thể được đảm đương bởi các công cụ/ nền tảng quản lý tự động.

Theo đó, việc ứng dụng nền tảng Employee Advocacy vào chiến lược truyền thông dài hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp:

  • Tự động hóa hoạt động báo cáo & phân tích:

Thông qua hệ thống đo lường tự động, chủ doanh nghiệp/ marketer sẽ xác định chính xác nội dung cộng hưởng tốt trong cộng đồng khách hàng, cũng như thống kê lượng khách hàng tiềm năng tạo ra từ các chiến dịch Employee Advocacy.

Mặt khác, chức năng theo dõi và đo lường trên từng kênh, phòng ban và cá nhân giúp doanh nghiệp thống kê những chỉ số nội bộ trong cộng đồng nhân viên như: tỷ lệ tham gia, các nội dung được nhân viên quan tâm chia sẻ, những nhân viên, nội dung có sức ảnh hưởng nổi bật. Đồng thời cho phép nhân viên đưa phản hồi trực tiếp về chất lượng nội dung thương hiệu.

  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng:

Nên nhớ rằng không phải nhân viên nào đều có góc nhìn của một marketer, và đa phần sẽ cảm thấy khó chịu khi phải thường xuyên tìm kiếm thông tin về thương hiệu để chia sẻ trên MXH. Một lợi thế lớn của các nền tảng Employee Advocacy chính là khả năng tự động sắp xếp & phân loại nội dung thương hiệu theo chủ đề cụ thể, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, tương tác và chia sẻ nội dung mong muốn đến mạng lưới của họ trên MXH chỉ với một vài thao tác đơn giản.

https://www.voiceshare.com/vi/wp-content/uploads/sites/2/2017/10/Voiceshare-dash-2.png

Một giao diện đồng nhất nhất rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin thương hiệu, thúc đẩy nhân viên chủ động tương tác và chia sẻ thông tin thương hiệu một cách tự nhiên và liên tục

  • Giữ chân nhân viên với cơ chế khuyến khích (Gamification):

Tính năng gamification trên các nền tảng Employee Advocacy giúp tạo ra môi trường khích lệ nhân viên tham gia và tương tác nhiều hơn khi tất cả các tương tác, hành động của nhân viên đều được ghi nhận tức thì. Cụ thể, hệ thống sẽ tự động tích điểm và xếp hạng hiệu quả truyền thông mà nhân viên tạo ra làm cơ sở giúp chủ doanh nghiệp trao thưởng cho những nhân viên có đóng góp xuất sắc. Nhân viên càng hoạt động tích cực càng có cơ hội nhận được những phần thưởng có giá trị, góp phần duy trì và khuyến khích sự tham gia cao hơn từ cộng đồng nhân viên trong suốt chiến dịch Employee Advocacy.

Tóm lại, bên cạnh những lợi ích, ưu điểm vượt trội Employee Advocacy cũng ẩn chứa những rủi ro khó lường ảnh hưởng đến hình ảnh và độ tín nhiệm cho thương hiệu. Tuy nhiên, với một định hướng triển khai rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban, nhân viên chủ chốt, cũng như việc ứng dụng nền tảng quản lý Employee Advocacy chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị tích cực cho chiến lược truyền thông thương hiệu trong giai đoạn chuyển đổi số (digital transformation) hiện nay.

VoiceShare - Nền tảng Employee Advocacy phù hợp nhất cho doanh nghiệp Việt

Được đánh giá là nền tảng Employee Advocacy hoàn thiện nhất với các tính năng vượt trội như: Giao diện thông tin trực quan, đồng bộ & tập trung, hệ thống báo cáo tự động , cơ chế gamification linh hoạt, v.v. VoiceShare phục vụ cho nhu cầu thúc đẩy truyền thông bằng nhân viên đặc thù cho doanh nghiệp Việt Nam & Đông Nam Á.

Bên cạnh những tính năng của một nền tảng Employee Advocacy, thế mạnh của VoiceShare là hỗ trợ tích hợp đa dạng các giải pháp khác từ dữ liệu, đo lường (Social Listening) đến cộng tác nội bộ (Enterprise Social Network). Lợi thế này mang đến cho khách hàng môi trường quản trị và truyền thông toàn diện, thúc đẩy yếu tố gắn kết, là nền tảng để các hoạt động trong doanh nghiệp vận hành thành công và hiệu quả hơn.

Khám phá các tính năng vượt trội từ nền tảng VoiceShare tại: www.voiceshare.com

Hoặc liên hệ để được tư vấn gói sản phẩm phù hợp và cài đặt bản dùng thử hoàn toàn miễn phí, tại ĐÂY hoặc qua hotline: 0937 628 775