Khủng hoảng ngược Vietjet Air và câu trả lời thông minh của Vietnam Airlines

Khủng hoảng ngược Vietjet Air và câu trả lời thông minh của Vietnam Airlines

Sau cơn “địa chấn” đến từ U23 Việt Nam, thể thao vốn là vùng đất màu mỡ dành cho marketer lại càng là một ngòi nổ tốt hơn bao giờ hết với sự quan tâm mạnh mẽ của người hâm mộ trên mạng xã hội. Điều quan trọng có phải là ai sẽ là kẻ đi đầu? Và người đi sau có phải là người thiếu khôn ngoan?

* Bài viết được thực hiện bởi Tomorrow Marketers Academy - Học viện Marketing định hướng Đa quốc gia dành cho sinh viên.

Vietjet Air được xem là thương hiệu chớp lấy thời cơ này nhanh và nhạy bén nhất

Ngay trước trận đấu bán kết của U23 Việt Nam với U23 Qatar, lời hứa “Sơn hình đội tuyển Việt Nam lên thân máy bay” từ Vietjet Air được xem là phát súng PR lớn đầu tiên cùng với hàng loạt gói tài trợ cho đội tuyển quốc gia cùng thông điệp: Đồng hành cùng U23. Điều này tạo sự đổ dồn chú ý ban đầu của người hâm mộ đang dâng trào niềm vui sướng và bất ngờ.

 

Khủng hoảng ngược Vietjet Air và câu trả lời thông minh của Vietnam Airlines

 

Sau trận chung kết lịch sử, dù không mang về chức vô địch, U23 vẫn được xem là con cưng quốc dân cùng với niềm tự hào của cả nước. Vietjet Air lập tức nắm lấy cơ hội này để trở thành hãng hàng không chở cả đội tuyển Việt Nam về nước với chiếc chuyên cơ “Tôi yêu tổ quốc tôi”. Tuy nhiên, VietJet Air tạo ra một cú shock ngược lớn với sự xuất hiện của các người mẫu nữ mặc bộ bikini đầy “xôi thịt” cùng những khoảnh khắc ngượng ngùng con cưng trên chuyên cơ “ghế cứng” này làm người hâm mộ cảm thấy bị xúc phậm và vô cùng phẫn nộ.

Khủng hoảng ngược Vietjet Air và câu trả lời thông minh của Vietnam Airlines

Vietjet Air vốn luôn muốn xây dựng sự trẻ trung năng động và được biết đến với hình ảnh thương hiệu “hãng hàng không bikini”. Nhưng giữa không khí trang nghiêm và vô cùng thiêng liêng, chiêu bài PR không hề đắt giá phải trả giá đắt với hàng ngàn lượt share và hàng ngàn bài phản hồi tiêu cực từ cồng động mạng. Và độ lan tỏa của dư luận này còn tăng lên gấp bội khi Vietjet Air vừa gửi lời xin lỗi được cho là lấp liếm và thiếu trách nhiệm.

Có thể Vietjet Air đã thắng trong việc đạt được sự chú ý cho thương hiệu trong sự kiện lịch sử này khi tạo ra talkability về thương hiệu trong cộng đồng, nhất là giới trẻ. Nhưng với sự nỗ lực của mình từ trước thì độ nhận diện thương hiệu là điều mà hãng này không cần ngay lúc này, mà cái cần là sự yêu mến của khách hàng với thương hiệu thì đang sụt giảm trầm trọng. Dù sau khủng hoảng, doanh số của Vietjet Air sẽ có thể không ảnh hưởng lớn vì trong phân khúc khách hàng giá rẻ - Vietjet vẫn là sự lựa chọn số 1. Người “có tiền” thì vẫn đi Vietnam Airlines, còn người có ví tiền eo hẹp thì không thể có sự lựa chọn khác. Nhưng hãy nghĩ xem nếu có đối thủ xứng tầm Vietjet Air như Airaisa nhảy vào cuộc chơi liệu khách hàng còn chọn Vietjet Air?

Vietnam Airline - lặng lẽ hòa vào niềm tự hào

Không giành được cơ hội vàng “chuyển chở những người con dân tộc” về nước như Vietjet Air, Vietnam Airline lại chọn cách không “đu trend” mà lại nhẹ nhàng với những hình ảnh ủng hộ đội tuyển trên mạng xã hội mà lúc đầu được cho là lép vế so với sự đầu tư với đối thủ.

Khủng hoảng ngược Vietjet Air và câu trả lời thông minh của Vietnam Airlines

Nhưng 30 chưa phải là tết, Vietnam Airline tức thì đáp trả một cách đầy thông minh với màn livestream sự đón chào nồng nhiệt của các tiếp viên với tà áo dài gần gũi của hãng hàng không dành cho các cầu thủ ngay sau chuyến bay đặc biệt của Vietjet Air. Màn đáp trả này liền ghi điểm trong mắt mọi người và càng tạo ra sự tranh luận lớn nhiều chiều về hành động khác biệt của hai hãng hàng không quốc gia này.

Là người đi sau, Vietnam Airline tưởng là “trâu chậm uống nước đục” nhưng trong trường hợp này trâu chậm lại thông minh lội dòng nước đục . Có lẽ trong trận đối đầu này, Vietnam Airline đã thắng Vietjet Air 1 và -1. Tuy nhiên cũng không ít người cho rằng Vietnam Airline chỉ may mắn thắng thế khi đối thủ phạm lỗi quá lớn bởi hãng này có phần kém “sang” khi tiếp viên “đu” theo các cầu thủ và dời vị trí của mình để livestream và chỉ lo “tự sướng”.

Bài học sau trận đấu đặc biệt giữa hai hãng hàng không này là với những thương hiệu giá rẻ nên đầu tư xây dựng thương hiệu mình mới mẻ nhưng vẫn tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội. Để cho khách hàng không chỉ nhận được dịch vụ tốt với giá rẻ mà còn có cảm nhận đến trải nghiệm vui vẻ và tự hào khi sử dụng sản phẩm giá rẻ đó.

Hiện Vietjet Air đã xóa post và tạm đóng fanpage, dư luận đang dồn sự chú ý vào những động thái tiếp theo của hãng này. Liệu hãng hàng không “bikini” sẽ vượt qua cơn khủng hoảng đầy sóng gió này như thế nào?

Tomorrow Marketers Academy - Học viện Marketing định hướng Đa quốc gia dành cho sinh viên.

Để đọc thêm các bài viết thú vị về Marketing, hãy ghé thăm fanpagewebsitecủa Tomorrow Marketers nhé!