Phương tiện truyền thông nào được yêu thích và đâu là khuynh hướng?

Tivi vẫn duy trì vị trí của mình như là nền tảng phương tiện truyền thông được yêu thích của phần lớn các khán giả tại Việt Nam, tuy nhiên, việc sở hữu thiết bị kết nối và nhu cầu tham gia và tương tác trên các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tăng nhanh thể hiện rõ nhu cầu luôn muốn được kết nối mọi lúc, mọi nơi; theo một báo cáo mới về Toàn Cảnh Kỹ Thuật Số Toàn Cầu của công ty Nielsen, công ty thông tin và đo lường toàn cầu.

Phương tiện truyền thông nào được yêu thích và đâu là khuynh hướng?

Báo cáo dựa trên một cuộc khảo sát 30,000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để tìm hiểu làm thế nào sự phát triển và thay đổi không ngừng của công nghệ kỹ thuật có ảnh hưởng như thế nào, tại sao và ở đâu mà chúng ta xem các chương trình phim ảnh.

Chương trình phim ảnh được định nghĩa là bất kỳ loại nội dung nào như chương trình truyền hình, truyền hình cáp, các video chuyên nghiệp hay những nội dung do người dùng tạo ra được xem trên tivi, máy tính, thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng hay thiết bị đọc kỹ thuật số.

Nghiên cứu cũng xem xét thói quen xem các loại chương trình, bao gồm các thiết bị phổ biến nào được sử dụng nhiều nhất để xem một vài thể loại chương trình phim ảnh và các thiết bị sử dụng để xem phim ảnh tại nhà và trên đường đi.

Chương trình phim ảnh vẫn thu hút lượng khán giả lớn nhất trên màn ảnh truyền hình trong toàn khu vực Đông Nam Á. Đa số người xem trong khu vực cho biết rằng kích thước màn hình càng lớn càng tốt khi xem các chương trình phim ảnh, tuy nhiên, họ cũng đánh giá cao sự tiện lợi và tính di động của các thiết bị di động. Khoảng 07 trong 10 người cảm thấy thuận tiện khi xem chương trình phim ảnh trên điện thoại di động. Ngoài ra, hơn 06 trong 10 người trong khu vực cho rằng sử dụng một máy tính bảng xem các chương trình phim ảnh cũng giống như là sử dụng một máy tính hoặc máy tính xách tay để xem, so với toàn cầu thì chỉ số này chỉ ở mức 53%.

Một vài thể loại và định dạng chương trình phim ảnh như chương trình hướng dẫn thực tế, phim, phim hài, kịch, tin tức và thể thao có một lượng khán giả truyền thông rộng lớn. Mặc dù việc xem phim, kịch, tin tức và phim hài trên truyền hình được yêu thích bởi đa số khán giả trong toàn khu vực, thì có đến 62% người Việt xem phim trên máy tính, tương tự như 67% người Philipines, so với toàn cầu thì chỉ có 47% khán giả xem phim trên máy tính. Hơn 30% người Việt Nam, 29% người Philippines, 24% người Singapore và 23% người Thái xem phim trên điện thoại di động, so với chỉ 16% trên toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam, Philippines, Singapore và Thái Lan được xếp vào 10 quốc gia hàng đầu thế giới khi nói đến việc xem phim trên máy tính bảng, (con số tương ứng theo thứ tự trên là 26%, 26%, 24% và 22% người xem), so với con số 17% trên toàn cầu.

Có đến 62% người Việt xem phim trên máy tính.

Báo cáo của Nielsen nhấn mạnh về nhu cầu muốn được kết nối mọi lúc mọi nơi ngày càng tăng của người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á để được cập nhật những tin tức mới nhất bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Trong khu vực, Philippines và Indonesia là hai quốc gia đứng đầu trên thế giới về mức độ mà họ được muốn tận hưởng sự tự do để được kết nối liên tục, với 94% và 89% tương ứng, so với chỉ 76% trên toàn cầu. Thái Lan và Việt Nam đứng thứ năm và thứ sáu trên toàn cầu với khoảng 88%. Nhu cầu được kết nối liên tục cũng rất cao ở Singapore (86%) và Malaysia (84%).

"Điều rõ ràng là truyền hình vẫn còn ngự trị ở vị trí cao khi đề cập đến việc xem các chương trình phim ảnh, nhưng đã xuất hiện sự tăng đột biến về việc xem các chương trình phim ảnh thông qua thiết bị kết nối như máy tính, máy tính bảng và các thiết bị di động ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam", theo ông Sinthu Peatrarut (David), Giám đốc điều hành, nhóm khách hàng truyền thông, thị trường Thái Lan, Philippines, Myanmar và Việt Nam. "Nhu cầu được kết nối bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và luôn muốn được cập nhật tin tức mới nhất là rất cao trong khu vực này. Do đó, việc truy cập linh hoạt các nội dung phim ảnh trên nhiều phương tiện khác nhau sẽ đem đến cho người xem nhiều sự lựa chọn hơn và từ đó mở nhiều cơ hội hơn để người dùng được tiếp cận với các nội dung đó."

Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia đứng trong top 10 nước dẫn đầu trên toàn thế giới khi nói đến việc xem trực tiếp các chương trình phim ảnh nhiều hơn khi các chương trình đó được gắn liền với phương tiện truyền thông xã hội. Trong thực tế, hơn ba phần tư người Indonesia (77%) (cao nhất trên toàn cầu) cho biết họ thích xem chương trình phim ảnh trực tiếp có gắn kết với phương tiện truyền thông xã hội, tiếp theo là Philippines và sau đó là Việt Nam (76%).

Việc sở hữu các thiết bị kết nối trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng tỷ lệ thuận với việc sở hữu kép các thiết bị kết nối (sở hữu từ 2 thiết bị trở lên), và tỷ lệ sở hữu này trong khu vực Đông Nam Á là cao nhất trên thế giới. Philippines đứng cao nhất toàn cầu cho việc vừa lướt Internet trong khi xem chương trình phim ảnh (76%), tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam (76%), và Indonesia (70%). Tương tự như vậy, người Philippines là những người rất thích giao tiếp với những người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội trong khi xem chương trình phim ảnh (70%), tiếp theo là Thái Lan (68%). Việt Nam và Indonesia cũng thích sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong khi xem chương trình phim ảnh – với tỷ lệ 62% và 59% tương ứng.

Tăng cường sự tiếp cận với tất cả các loại nội dung trên nhiều phương tiện đem đến cho người xem nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết.

"Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông trong khu vực Đông Nam Á đang trải qua những thay đổi căn bản nhất kể từ sự ra đời của truyền hình" ông David nhấn mạnh. "Tăng cường sự tiếp cận với tất cả các loại nội dung trên nhiều phương tiện đem đến cho người xem nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Với sự yêu thích của người Đông Nam Á dành cho các phương tiện truyền thông xã hội, điều này dẫn đến xu hướng xem các chương trình phim ảnh cũng sẽ thay đổi một các đáng kể.”

"Cảnh quan truyền thông mới này mở ra thêm nhiều cơ hội cho các công ty truyền thông và các nhà quảng cáo để tiếp cận và tương tác với khán giả, và điều được quan tâm hơn bao giờ hết cho các bên liên quan là làm thế nào để hiểu và khai thác các thói quen tiêu dùng phương tiện truyền thông đang thay đổi rất nhanh chóng."

Nguồn và Báo cáo chi tiết: Nielsen Việt Nam