17 ngày xây dựng phong cách sống hiệu suất (Phần 1)
Nhà văn Oscar Wilde có vẻ hơi có phần cường điệu hóa khi phát biểu rằng: “Tất cả những điều phổ biến đều dẫn ta tới con đường của sự sai lầm”. Bởi đa số các khái niệm thông thường đều có những góc khuất hạn chế, và bởi chúng quá “phổ thông” nên đã khiến những kẻ làm biếng tư duy mặc nhiên cho là đúng. Hiệu suất cũng vậy, bị cài đặt chết người.
Và hơn cả một công việc, kỹ năng hay phương cách mà bạn từng bắt gặp trên google, facebook, sách báo - hiệu suất, nên trở thành một phong cách sống của bạn.
Chính thế, trong lộ trình 17 ngày chuyển hoá niềm tin về lối sống hiệu quả này, với tư cách là một chuyên gia trong ngành này suốt cả thập niên qua, tôi hi vọng sẽ giúp bạn gạt bỏ những quan điểm sai lầm, mở ra những nhận thức thú vị & khiến bạn trở thành một biểu tượng của hiệu quả - vượt trên cả những điều bạn hằng tìm kiếm.
Chứ đừng lăn trên vết xe đổ của phần đa & ngây thơ cho rằng chăm chỉ + thông minh = hiệu quả nhé.
Ngày 01: Coi thời gian chính là tiền của bạn
Một trong những bộ phim Mỹ truyền cảm hứng với tôi về việc không ngừng tận dụng từng giây phút để tạo ra năng suất, là IN-TIME (Thời khắc sinh tử) do nam ca sỹ Justin Timberlake thủ vai. Nơi đây, người ta quy đổi & giao dịch mọi thứ bằng thời gian, thay vì bằng tiền. Mỗi người chỉ có 24 giờ để sống, phải liên tục lao động không ngừng nghỉ, tạo ra năng suất nhiều hơn để có thêm thời gian để... tiếp tục sống.
Thay vì sở hữu đến 100 năm, nếu chúng ta luôn tự nhìn nhận mình chỉ có 1 ngày để sống, bạn sẽ lập tức ý thức nghiêm túc về thời gian như chính từng đồng bạn có. Người giàu thực sự là giàu có về thời gian. Và ngược lại. Do vậy, càng trẻ tuổi, bạn càng có nhiều thời gian & cơ hội để tạo ra năng suất, của cải vật chất; chỉ khác nhau ở cách bạn gia tăng tối đa được chất lượng mỗi phút trôi qua hay không mà thôi.
Thay vì sở hữu đến 100 năm, nếu chúng ta luôn tự nhìn nhận mình chỉ có 1 ngày để sống, bạn sẽ lập tức ý thức nghiêm túc về thời gian như chính từng đồng bạn có.
Bạn của tôi, câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để chúng ta sống hạnh phúc hơn, làm được nhiều việc hơn, xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, rèn luyện sức khoẻ dẻo dai hơn, phát triển chuyên môn giỏi hơn, thậm chí dành nhiều hơn cho cảm xúc, tâm linh hay các hoạt động cộng đồng?”
Câu trả lời phũ phàng đây: đó là nếu bạn có khả năng kiếm nhiều tiền hơn. Bằng cách nào? Sử dụng nguồn tài nguyên lớn nhất của bạn: Thời gian.
Thật tiếc, thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó lại, nhưng có thể tiêu nó đi. Và một khi đã bị tiêu đi, nó sẽ ra đi mãi mãi.
Vậy đấy, chúng ta xót từng khúc ruột trong từng đồng bạn chi tiêu, vậy mà có một thứ còn quý giá hơn nó, cứ tằng tằng mất đi, mà người ta lại chẳng hề thấy xót?! Phải, bạn nghĩ đúng rồi đấy, chính là khối thời gian “có giới hạn" của bạn.
Ngày 02: Tự học về hiệu suất từ hình mẫu lý tưởng
Thế này nhé: Rõ là chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người chúng ta ngưỡng mộ. Nhiều là khác. Thường họ là những mối quan hệ trong vòng ảnh hưởng của bạn, đôi khi cũng có thể là những người bạn nghe nói trên báo chí, hoặc một số cá nhân kiệt xuất trong vài khía cạnh nào đó bạn nghe kể?!?
Và một câu hỏi hay, đó là: xét về khía cạnh quản lý thời gian & năng suất, ai là Hình Mẫu Lý Tưởng - là người bạn ngưỡng mộ và kính trọng, người bạn mong muốn trở thành, người làm việc hiệu quả, ngăn nắp, chu đáo, chuyên nghiệp nhất? Đó có thể là một hoặc một vài người. Việc tìm được người này, thậm chí sẽ giúp bạn tăng năng suất vượt xa cách mà bạn có thể ngờ.
Trước đây, tôi đã thay đổi hoàn toàn phong cách, tốc độ cũng như chất lượng trong mọi việc mình làm khi vô cùng ngưỡng mộ một người quản lý cũ của mình, là ông Tom Vovers, Tổng giám đốc của HR2B, một trong những công ty tuyển dụng hàng đầu Việt Nam mà có thời gian tôi công tác ở đó với cương vị là Giám đốc Marketing.
Ông thường có mặt sớm nhất công ty, có lẽ từ chưa đến 7h sáng & ra về hiếm khi trước 7h tối, tác phong làm việc nhanh chóng, giao tiếp ngắn gọn, kỷ luật trong mọi cuộc họp, luôn kiểm soát kế hoạch & đo lường, và đặc biệt rất nhạy bén trong những ý tưởng... chết người.
Hi vọng câu chuyện tiếp theo sẽ là kể về Hình mẫu lý tưởng của bạn. Và chính điều này sẽ dẫn bạn đến một điều rất thú vị trong tâm lý con người chúng ta, đó là lòng tự tôn ở ngày kế tiếp.
Ngày 03: Yêu thích chính mình cũng dẫn tới... hiệu quả
Tôi đang muốn bắt đầu ngày 03 ngày bằng một trong những khám phá vĩ đại nhất trong ngành tâm lý học thế kỷ 21, chính là Tự Nhận Thức.
Đó là mức độ nhận thức, thấu hiểu, nhìn nhận của bạn về chính mình sẽ quyết định mức độ bạn thành công trong cuộc sống -- bất chấp những khó khăn hay thiếu sót về mặt kiến thức, kỹ năng, hay nguồn lực của bạn. Một trong 3 thành tố & là thành tố quan trọng nhất cấu thành nên tự nhận thức chính là Lòng Tự Tôn.
Lòng tự tôn thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách hiểu chính xác nhất đó là: Bạn yêu thích bản thân mình tới mức nào?
“Hạnh phúc tạo ra năng suất."
Robin Sharma
Robin Sharma từng nói: “Hạnh phúc tạo ra năng suất", nghĩa là, khi bạn nâng cao cảm giác tự trọng, yêu thích bản thân, cho rằng mình xứng đáng -- chính là khi bạn tự cảm thấy hiệu quả trong mọi việc, tự tin trước mỗi nhiệm vụ, sắc bén hơn trong tư duy - là khi tự khắc, bạn quản lý thời gian dễ dàng hơn, tạo ra năng suất cao hơn & làm việc hiệu quả một cách khó tin.
Bạn là vị khánh đáng quý nhất mà bạn nên tiếp đón mỗi ngày. Chỉ có thế, và bạn sẽ hiệu quả hơn mọi cách thức mà bạn từng nghe trước đây.
Ngày 04: Hành động như thể người bạn muốn trở thành
Có thể bạn đã đoán ra, nhân tố còn lại của Tự Nhận Thức chính là phát triển Hình Tượng Bản Thân. Đây là cách đảm bảo thành công cao nhất & nhanh nhất trong 03 cách về phát triển Tự Nhận Thức trong quản lý hiệu suất mà bạn vừa biết ở 02 ngày kể trên, bởi nó hướng về tự thay đổi cách bạn nhìn nhận về bản thân mình mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì.
Đầu tiên, hãy hình dung tất cả mọi người trong tổ chức đang nhìn bạn như một tấm gương, biểu tượng về năng suất: tư thế tác phong của bạn như thế nào, bạn xuất hiện ở công ty giờ nào & ra về giờ nào, cách thức sắp xếp công việc của bạn có gì khác trước đây không? v.v...
Kế đến hãy hình dung về kết quả lý tưởng cuối cùng mà bạn muốn đạt được: nó được mô tả ra sao, có những lưu ý đặc biệt gì không, cảm giác của bạn tuyệt vời đến mức nào khi hoàn thành, bạn có tự tưởng thưởng gì cho bản thân sau khi hoàn thành nó không? v.v…
Cuối cùng là giữ vững hình tượng. Đừng ngoại lệ, đừng làm xấu hình ảnh về năng suất mình đã cố công xây dựng trong mắt mọi người, hãy tạo ra kết quả bất chấp những cảm xúc, sự biếng nhác, hay tâm lý bỏ cuộc nào.
Có một câu danh ngôn rất nổi tiếng có thể truyền động lực cho bạn, đó là “Fake it until you make it", tức là Hãy Giả Vờ Cho Đến Khi Nào Bạn Đạt Được Nó, bởi Brian Tracy cũng nói: “Không ai có thể đeo một chiếc mặt nạ miết mà nó không trở thành chính bộ mặt thật của anh ta cả”.
“Hãy thay đổi bản thân như thể bạn muốn thấy ở một thế giới đã thay đổi", chắc chắn bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn so với những gì bạn từng nghĩ, như Thánh Mahatma Ghandi từng khuyên nhủ.
Tôi hi vọng bạn bắt đầu cảm thấy thích thú, cảm nhận hiệu quả & đón đợi những ngày tiếp theo trong hành trình phát triển phong cách sống hiệu suất của bản thân.
Với mong muốn hỗ trợ tối đa bạn có thể nắm vững những tư duy và tâm lý về hiệu suất cũng như hệ thống hóa lại nền tảng cho những chuyên viên và quản lý đã trải nghiệm nhiều năm, tôi đã khởi tạo khóa học Tổng quan về hiệu suất trong chuỗi Maximize Productivity Performance.
Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm bắt 17 tâm lý nền tảng về hiệu suất, cơ chế hoạt động của thời gian và cả tư duy đúng đắn về làm việc hiệu quả. Và nó hoàn toàn miễn phí. Tìm hiểu thêm tại đây.
Nguyễn Khắc Long
Chuyên gia Huấn luyện Năng lực Doanh Nghiệp
Xem tiếp Phần 2
Xem tiếp Phẩn 3
Xem tiếp Phần 4