Justice League hay câu chuyện M&A để làm gì?

The world needs Superman... Justice League just needs Clark. He's more human I am. He lived in this world, fell in love, had a job. In spite of all that power.

Batman

1. "Anh ta con người hơn tôi"

Bom tấn Liên minh Công lý – Justice League là siêu phẩm điện ảnh lớn nhất của năm nay. Bộ phim có dòng tagline rất hay: You can not save the world alone (Bạn không thể đơn độc cứu rỗi thế giới).

Nó thể hiện rằng kể cả những cá nhân xuất chúng vẫn cần phải có đồng đội để tối đa hóa năng lực của mình khi đối đầu với đối thủ lớn.

Trong kinh doanh, việc tìm kiếm nhưng mảng kinh doanh để sát nhập là một cách hiệu quả để có thể hợp lực mang lại sức mạnh lớn hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sát nhập không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả.

Nó rất giống với câu thoại của Batman: “Thế giới cần Siêu nhân nhưng Biệt đội Liên minh Công lý thì cần Clark. Anh ta con người hơn tôi...”

Đây là một bài viết về chủ đề Lập đội khi doanh nghiệp sát nhập với nhau nhằm tìm hướng đi mới.

Justice League

2. Cungmua và Nhommua

Một trong những thương vụ M&A trong lĩnh vực thương mại điện tử được nhiều người quan tâm vài năm trước chính là cuộc sát nhập giữa hai trang web mô hình giảm giá - groupon đình đám một thời: NhomMua và Cungmua.

Quá trình hậu hợp nhất đã diễn ra được gần 1 năm. Cungmua đã quyết định đầu tư thêm mô hình cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Liệu đó có phải là hướng đi cần thiết? Liệu sự hợp nhất của NhomMua và Cungmua có giúp thương hiệu cạnh tranh với hai kẻ thống lĩnh cùng ngành là HotDeal và MuaChung?

Cho đến giờ, có vẻ hướng đi sát nhập của CungMua và NhomMua đã không thể hiện rõ sự không hiệu quả.

Mặc dù rất ghét đưa ra bình luận sau khi mọi thứ đã an bài, nhưng với tôi, trường hợp của CungMua và NhomMua có nhiều điều đáng phân tích và có thể giúp chúng ta có những bài học đáng giá.

Theo tôi, CungMua và NhomMua găp trở ngại lớn nhất ở việc Mô hình kinh doanh Groupon bị sụt giảm. Tuy nhiên, cuộc sát nhập này cũng gặp phải vấn đề về định vị rõ ràng hình ảnh thương hiệu.

Đó cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp phải giải với bài toán hậu sát nhập.

3. Groupon – Unicorn bằng giấy

Năm 2008, chàng trai sinh năm 1980 Andrew Mason nảy ra ý tưởng về một trang web chuyên bán hàng giảm giá shock với cái tên Groupon (Group Coupon). Được người chủ cũ Eric Lefkofsky đầu tư vốn 1 triệu USD, chỉ sau 2 năm, Groupon đã được định giá lên tới 1,35 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng vô tiền khoáng hậu dành cho một công ty khởi nghiệp đạt đến ngưỡng 1 tỷ USD, nhanh hơn cả những ông lớn Yahoo, Google, Facebook.

Làn sóng mô hình kinh doanh theo kiểu Groupon từ đó lan truyền ra khắp thế giới.

Justice League hay câu chuyện M&A để làm gì?

Tại Việt Nam, mô hình groupon mở đầu vào năm 2010 và bùng nổ sau đó. Lúc cao điểm, đã có tới hơn 100 trang thương mại điện tử bán hàng theo mô hình groupon.

NhómMua là một trong những trang web tiên phong và đã từng có một thời gian là thương hiệu dẫn đầu trong mô hình groupon tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động nội bộ, NhómMua dần tụt dốc. Báo cáo thương mại điện tử 2013 do Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA) cho thấy HotDeal vươn lên ngôi đầu, chiếm đến 54% thị phần. MuaChung đứng vị trí số 2 và kẻ dẫn đầu một thời NhómMua chỉ đứng ở vị trí thứ 3 với chỉ 3% thị phần. Cuối cùng, Cùngmua (một mô hình groupon khác) đã quyết định hợp nhất với NhómMua nhằm tăng cường sức mạnh.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, sự thay đổi thứ tự tại thị trường Groupon vẫn chưa có dấu hiệu biến chuyển.

4. Say no to 1000 things

Hoạt động M&A có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và doanh thu. Tuy nhiên, vấn đề của nhiều doanh nghiệp sau M&A là làm thế nào để tạo tính cách rõ ràng cho doanh nghiệp của mình.

Để tạo được rõ ràng tính cách, doanh nghiệp phải biết hy sinh. Ngoài việc biết mình sẽ phải làm gì, doanh nghiệp cần phải biết mình sẽ cần phải loại bỏ hoạt động gì?

Nói như Steve Jobs thì việc định hình thương hiệu giống như việc “Nói không với 1000 thứ khác nhau”. Bởi chỉ bằng việc tối giản, doanh nghiệp mới có thể tạo thành được sản phẩm với tính cách rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng.

Chỉ bằng việc tối giản, doanh nghiệp mới có thể tạo thành được sản phẩm với tính cách rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng.

Trên thực tế, đôi khi doanh nghiệp không cần phải tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới. Nếu doanh nghiệp tìm ra được một yếu tố thừa thãi trong sản phẩm đang tồn tại trên thị trường và loại bỏ nó, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng ghi dấu ấn mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.

5. Less is more

Sự cải tiến đôi khi đến từ việc loại bỏ đi những yếu tố thừa thãi trong một sản phẩm hay dịch vụ. Điều đáng lưu ý, khi loại bỏ, doanh nghiệp luôn sợ hãi. Bởi xét về mặt tâm lý, có vẻ khách hàng muốn nhiều hơn.

Trên thực tế, khách hàng không phải lúc nào cũng muốn nhiều hơn.

Thế giới này nay đã đủ phức tạp. Khách hàng muốn những gì đơn giản, rõ ràng. Loại bỏ được những yếu tố thừa thãi không quan trọng là cách thức hiệu quả để doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho mình.

6. King Cullen: Tối giản để cải tiến

Vào những năm 1920, chàng trai Michael J. Cullen nhận trách nhiệm làm giám đốc bán hàng cho chuỗi cửa hàng Kroger Stores. Một ngày, Cullen viết một bức thư cho Chủ tịch Kroger, nói rằng ông có một ý tưởng cách mạng hóa ngành bán rau quả.

Ý tưởng chính của Cullen: hãy bỏ qua nhân viên bán hàng, để khách hàng tự do lựa chọn rau quả trên những kệ hàng được trưng bày một cách khoa học.

Ý kiến của ông không được chấp thuận. Logic cho thấy: Khách hàng cần có nhân viên bán hàng nói chuyện, tư vấn để mua hàng. Loại bỏ công đoạn đó, làm sao khách hàng có thể mua hàng?

Tuy nhiên logic đó chưa hẳn đúng.

Justice League hay câu chuyện M&A để làm gì?

Michael J. Cullen bỏ việc. Năm 1930, ông thuê lại một garage trống và mở cửa hàng tiện lợi mang tên King Kullen. King Kullen được ghi nhận là thương hiệu siêu thị đầu tiên tại Mỹ.

Không cần nhân viên bán hàng, chỉ cần một nhân viên thu ngân ở lối ra vào và để khách hàng tự do lựa chọn đồ mình thích, Michael J. Cullen đã cách mạnh hóa ngành bán lẻ.

Và đó chính là mô hình siêu thị hiện đại tồn tại đến ngày nay.

7. McDonald’s: Ít hơn để nhiều hơn

Năm 1940, Richard và Maurice McDonald mở cửa hàng McDonald's Bar-B-Q tại San Bernardino. Menu ban đầu có 25 món, chủ yếu là đồ nướng. Tuy nhiên, sau đó anh em nhà McDonald nhận thấy lợi nhuận chủ yếu đến từ bánh burger.

Hai anh em nhà McDonald’s có một quyết định dũng cảm: loại bỏ toàn bộ các món “linh tinh”, tập trung vào bánh burger, khoai chiên và đồ uống pha sẵn.

Mô hình kinh doanh thay đổi. Khách hàng đến gọi đồ và chờ tự bưng đồ ra bàn mình ngồi. Nhân viên phục vụ gần như được loại bỏ.

Đó là sự khởi đầu của một ngành công nghiệp mang tên đồ ăn nhanh, một trong những ngành công nghiệp có mức phát triển chóng mặt trong suốt thế kỷ 20

8. Walkman: Mang âm nhạc đi khắp nơi

Nhiều ví dụ khác nữa cho thấy việc thành công của thương hiệu và đột phát từ sản phẩm bắt đầu từ việc loại bỏ.

Justice League hay câu chuyện M&A để làm gì?Năm 1963, Philips Electronics phát minh ra đài cassette. Sony là kẻ đến sau nhưng quyết định loại bỏ chức năng ghi âm, loa... để tạo thành một sản phẩm gọn nhẹ giúp người ta có thể thưởng thức âm nhạc khắp nơi, sản phẩm đó chính là Walkman, một trong những thương hiệu thành công bậc nhất trong lịch sử của hoạt động của thương hiệu Sony.

9. Southwest: Cách mạng hóa hàng không giá rẻ

Các hãng hàng không đều có hạng thương gia và hạng thường. Southwest Airlines quyết định loại bỏ hạng thương gia, loại bỏ hệ thống đặt hàng trước, thậm chí họ còn loại bỏ cả bữa ăn giữa chuyến bay.

Điều đó khiến Southwest Airlines trở hành một hãng hàng không với cơ cấu giá hoàn toàn khác biệt, mở ra một nhánh mới của ngành hàng không mang tên hàng không giá rẻ.

Kết quả?

Southwest Airlines là hãng hàng không hiếm hoi liên tục có lợi nhuận trong suốt 41 năm tồn tại trong khi những ông lớn khác như American, Delta, United và US Airways đều đối mặt khó khăn.

Ở Việt Nam, VietJet Air học theo mô hình Kinh doanh của Southwest Airlines và học theo cách làm thương hiệu cực kỳ thông minh của Virgin Airline, điều đó đã giúp VietJet Air nhanh chóng trở thành đối trọng lớn của Vietnam Airline và giờ đã vượt qua Vietnam Airline về mức vốn hóa

10. Xây dựng hướng đi hậu M&A

M&A là một hướng đi phổ biến giúp doanh nghiệp mở rộng sức mạnh của mình. M&A những thương hiệu với cá tính khác biệt sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ giúp thương hiệu tăng cường tầm ảnh hưởng.

YouTube, Adroid là thương vụ M&A thành công rực rỡ của Google. Cũng như thương vụ mua lại Vinacafé Biên Hòa, Cám Con Cò, Bia Phú Yên, Nước khoáng Vĩnh Hảo đã tạo nên sức mạnh của Masan.

Hướng đi doanh nghiệp có thể thực thi là loại bỏ những thứ không cần thiết để tạo dựng một sản phẩm khác biệt với thương hiệu có khả năng tạo dấu ấn.

Nhưng M&A không phải luôn là con đường dẫn đến thành công. Microsoft đã mua lại Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Thương vụ này có giúp cho Nokia hay Microsoft? Nhưng trên mặt trận phần mềm dành cho thiết bị cầm tay, Microsoft bị Adroid và iOs vượt mặt. Nokia với sự hỗ trợ của “khủng long” Microsoft cũng vẫn chưa thể ghi dấu so với SamSung và Apple. Một công ty khác là Google cũng đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Motorola với giá 12.5 tỷ USD. Nhưng kể cả có ông lớn Google đứng đằng sau, điện thoại Motorola vẫn đang hết sức chật vật.

Cách thức nào giúp doanh nghiệp tạo dựng một cá tính mạnh cho sản phẩm của mình? Hướng đi doanh nghiệp có thể thực thi là loại bỏ những thứ không cần thiết để tạo dựng một sản phẩm khác biệt với thương hiệu có khả năng tạo dấu ấn.

11. Hướng đi nào cho Cungmua và Nhommua

Theo hướng đó, Nhommua và Cungmua có thể làm gì?

Xây dựng thêm điểm bán lẻ để tạo thành hình thức on-off theo như CEO của Cùng mua nói không phải là hướng mới. Những đối thủ như CucRe hay MuaChung đã thực hiện từ lâu. Bạn chỉ có thể cạnh tranh trực diện với một sản phẩm tương tự và tốt hơn khi bạn có nguồn lực lớn và thương hiệu mạnh tương đương đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp của mình, cách thông minh hơn là Cùngmua nên cạnh tranh với một sản phẩm khác biệt.

Vấn đề của Cùngmua là hai trang web Cungmua và Nhommua hiện tại đang bán toàn bộ các danh mục sản phẩm gần như giống nhau. Và về cơ bản, danh mục sản phẩm không có sự khác biệt với hai thương hiệu thống lĩnh là Muachung và HotDeal.

Chỉ bằng cách hy sinh, loại bỏ những thứ không cần thiết, Cungmua và Nhommua mới có thể tạo thành hai thương hiệu có cá tính độc lập và hy vọng cạnh tranh với những kẻ dẫn đầu.

Nói cách khác, hãy xây dựng Cungmua và Nhommua thành hai thương hiệu riêng, tập trung vào những mặt hàng riêng biệt. Khi tập trung vào mặt hàng chuyên biệt, làm ít hơn nhưng sâu hơn, thương hiệu có thể tạo dấu ấn mạnh hơn trong tâm trí khách hàng.

Justice League hay câu chuyện M&A để làm gì?

12. Vĩ thanh liên minh công lý

Điểm khó của những bộ phim quy tụ nhiêu siêu anh hùng như Justice League là gì? Đó là làm sao trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, bộ phim phải tạo ra được những tình huống để mỗi cá nhân trong đội thể hiện được tối đa điểm mạnh của mình. Batman phải thể hiện được mình là thủ lĩnh, là chiến lược gia đại tài. Superman là sức mạnh nghiêng trời lệch đất. Aquaman hùng bá biển sau. Wonder Women xinh đẹp và dữ dội. Cyborg là sự pha trộn giữa nhân tính và máy móc.

Thực ra, quá trình lập đội của Liên Minh Công Lý khá giống với việc các startup quy tụ mọi người để cùng nhau tạo lập công ty. Ngoài một tầm nhìn chung, chúng ta cần phải có những con người thích hợp với những khả năng mạnh mẽ nhưng khác biệt. Việc công ty sát nhập với nhau cũng vậy, khả năng hy sinh những trùng lặp để phát huy tối đa sức mạnh khác biệt, chiếm cứ những thị trường khác biệt là cách đi thông minh nhất.

Thậm chí, trong mỗi thời điểm, chúng ta sẽ có những bản thể khác nhau để hướng đến những mục đích khác nhau. Đó là điều Bruce Wayne đã nhận ra khi tạo dựng nên biểu tượng Batman: “As a man, I’m flesh and blood. I can be ignored. I can be destroyed. But as a symbol -- as a symbol, I can be incorruptible. I can be everlasting”

Bởi một con người có thể ngày nào gục ngã nhưng một biểu tượng sẽ mãi trường tồn.

Các khóa học về Kinh doanh Ẩm thực và Marketing Ẩm thực của tôi:

Link đăng ký khóa học trên Edumall: https://edumall.vn/course/vu-khi-marketing-hieu-qua-trong-linh-vuc-fb
Link đăng ký khóa học trên Unica: https://unica.vn/xay-dung-chuoi-quan-cafe-tu-a-den-z
Link khóa học trên Kyna: https://kyna.vn/xay-dung-mo-hinh-fb-thanh-cong

Đây là trang cá nhân của tôi: www.facebook.com/HTungPizza
Đây là trang lưu giữ các tác phẩm văn học của tôi:www.facebook.com/tacgiahoangtung
Đây là trang lưu giữ các bài viết về Quản trị Kinh doanh của tôi:www.facebook.com/TungMrPizza

#HoangTung #MrPizza #MrFnB #KhoahocFB #MarketingNhaHang#MarketingCafe #MarketingFB #MarketingAmThuc#KinhDoanhNhaHang #KinhDoanhCafe #KinhDoanhQuanCafe

Hoàng Tùng
Founder Pizza Home/Co-Founder Tranh Nội Thất Mopi