Marketer Repu Digital
Repu Digital

Marketing Manager @ Repu Digital

9 cách giúp giảm ngay việc hủy đăng ký nhận Email Marketing

Nếu bạn sắp thực hiện một chiến dịch Email Marketing thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn là nhiều người hủy đăng ký nhận bản tin. Nhưng đừng lo lắng quá bởi hủy đăng ký là một việc hiển nhiên trong bất kỳ chiến dịch Emai Marketing nào. Cùng LinkLeads tìm hiểu 9 cách hiệu quả giúp giảm số lượng hủy đăng ký nhận Email để có chiến dịch gửi Email Marketing thành công.

Việc khách hàng hủy đăng ký nhận Email cũng như quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp bạn loại bỏ bớt những khách hàng không quan tâm đến dịch vụ của công ty bạn nữa. Tuy nhiên nếu số lượng người hủy đăng ký Email liên tục tăng thì đã đến lúc bạn cần xem lại chiến lược của mình.

9 cách giúp bạn giảm số lượng hủy đăng ký nhận Email

1. Phân loại danh sách Email

Phân loại Email giúp bạn chuyển tải nội dung phù hợp, hữu ích nhất đến từng đối tượng khách hàng. Bạn càng phân loại danh sách Email cụ thể thì càng có khả năng truyền tải nội dung nhắm trúng sở thích, nhu cầu của khách hàng.

(Tip: Nếu bạn đang triển khai một dự án chăm sóc khách hàng tiềm năng thì hãy cân nhắc thu thập thông tin khách hàng dựa trên các hành vi sử dụng website rồi sau đó phân loại họ vào các nhóm khác nhau với chiến lược gửi Email phù hợp).

Phần mềm Email Marketing của LinkLeads giúp bạn phân loại khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, khu vực địa lý…

2. Lên kế hoạch nội dung.

9 cách giảm ngay việc hủy đăng ký nhận Email Marketing_1

Hình minh họa một kế hoạch nội dung

Sau khi đã phân loại khách hàng tiềm năng, bạn cần lên một kế hoạch nội dung cho từng giai đoạn của chiến dịch Email Marketing. Bạn có thể sử dụng các phần mềm sẵn có như Google Docs, Excel để lên kế hoạch hoặc tham khảo các template chuyên nghiệp để có cách trình bày logic hơn. Lên kế hoạch nội dung từ trước giúp bạn gửi nội dung Email thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể tùy theo giai đoạn mua hàng. Bên cạnh đó, kế hoạch nội dung giúp bạn theo dõi tiến độ công việc cũng như thống kê kết quả chiến dịch.

Ví dụ: Một khách hàng tại giai đoạn Đánh giá của chu kỳ mua hàng cần được nhận các Email chưa nội dung kiểu: sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn giúp họ giải quyết vấn đề gì? Đem lại lọi ích gì? Có tính năng gì nổi trội hơn các dịch vụ khác.

Cuối cùng, một bản kế hoạch content giúp bạn nhìn ra các thiếu sót trong chiến lược Email Marketing hiện tại. Bằng cách gửi yêu cầu chọn lại tần suất nhận Email, bạn có thể cứu vãn tình hình khi khách hàng đã muốn hủy đăng ký.

3. Cho phép khách hàng lựa chọn tần suất nhận Email

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp này cho chiến dịch Email Marketing tức là ngay khi điền thông tin vào Form đăng ký, khách hàng đã có thể lựa chọn tần suất họ muốn nhận bản tin trong tuần/tháng. Ví dụ: 1 email/ tuần, 1 email/tháng, hay 1 email/mỗi 3 ngày.

Cách này giúp doanh nghiệp gửi Email đến khách hàng với số lượng phù hợp, tránh khỏi tình trạng gửi quá nhiều hoặc quá ít. Khách hàng cũng cảm thấy hài lòng hơn vì được tôn trọng ý kiến, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị hủy đăng ký sau này.

4. Thử nghiệm các tần suất gửi Email khác nhau và đánh giá

Nếu phần mềm Email Marketing của doanh nghiệp bạn chưa có tính năng cho phép khách hàng tự lựa chọn tần suất thì chỉ còn cách test thử.

Cách này rất đơn giản nhưng yêu cầu thời gian và phân tích cẩn thận. Ví dụ: gửi luân phiên Email đến cùng một đối tượng khách hàng với số lượng khác nhau trên cùng một thời gian. Tiếp theo, bạn theo dõi thống kê số lượng mở mail, tương tác hay hủy đăng ký. Cuối cùng, bạn sẽ có thông tin để lựa chọn tần suất như thế nào để đạt nhiều lượt mở Email nhất.

5. Gợi ý cách thức liên lạc khác

Một số khách hàng vẫn quan tâm đến dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhưng bị quá tải vì hằng ngày đều nhận được quá nhiều Email quảng cáo. Trong trường hợp này, bạn có thể cứu vãn tình thế bằng việc gợi ý các kênh liên lạc khác như: blog, website, Fanpage hay số điện thoại chăm sóc khách hàng…những con đường khác để thuyết phục khách hàng.

9 cách giúp giảm ngay việc hủy đăng ký nhận Email Marketing

Gợi ý cách thức liên lạc khác

6. Lựa chọn thời điểm gửi Email chính xác.

Nhiều phần mềm Email Marketing hiện nay có chế độ gửi Email tự động vào các khung thời gian lựa chọn nhờ đó bạn có thể thiết lập thời điểm gửi phù hợp với từng loại Email khác nhau. Các Email được gửi tự động kể cả sau giờ hành chính dù bạn không phải ngồi tại máy tính để trực tiếp thực hiện. Ví dụ: Với phần mềm Email Marketing của LinkLeads, bạn có thể cài đặt thời gian mà khách hàng nhận được Email chỉ với vài thao tác đơn giản.

Gửi Email vào thời gian thích hợp giúp bạn tránh khỏi rủi ro gây phiền phức cho khách hàng và gia tăng tỉ lệ mở mail. Sau đây là một số khung giờ lý tưởng:

– Gửi Email trước 9h sáng: khi khách hàng đến văn phòng và mở inbox, họ sẽ thấy Email của bạn đầu tiên trong hộp thư, khả năng mở mail là cao hơn.

– 9h-10h sáng: thời gian bắt đầu một ngày làm việc là thời điểm khách hàng dễ dàng tiếp thu toàn bộ thông tin nhất.

– 3h – 5h chiều: dành cho các Email có chủ đề bên lề như tin tức tài chính, bất động sản.

– 5h – 7h chiều: khung thời gian mà mọi người muốn nhận các thông tin khuyến mãi B2B.

– 7h – 10h tối: thời gian mở Email phổ biến nhất. Đặc biệt thích hợp cho các dịch vụ như: thể thao, thể hình, spa…và các nghành hàng thời trang, mỹ phẩm, du lịch.

Bạn có thể gửi Email đến khách hàng mà không cần phải ngồi tại máy tính để tự tay làm việc bằng chế độ quản lý và tự động gửi Email của LinkLeads.

7. Đem đến những quyền lợi độc nhất

Hãy gửi đi những Email chứa những quyền lợi đặc biệt mà chỉ có ở dịch vụ của bạn. Những Email này khiến khách hàng dù muốn hủy đăng ký cũng phải suy nghĩ lại bởi họ có thể bị lỡ những đặc lợi này. Ví dụ như: các khuyến mãi sốc, các tips từ chuyên gia….Và hãy nhớ design Email theo một phong cách riêng mang đậm dấu ấn thương hiệu để không bị nhầm lẫn với hàng trăm Email khác.

LinkLeads đem đến cho bạn các mẫu Email chuyên nghiệp trên tất cả các lĩnh vực tài chính, giải trí, ẩm thực…Hoặc bạn có thể tải lên mẫu Email tự thiết kế.

8. Tối ưu Email trước khi gửi

Tốt nhất là bạn nên check trước Email trên tất cả các trình duyệt thông thường như: Google, Firefox…trên các thiết bị điện tử như: Destop, điện thoại di động, máy tính bảng. Nếu Email của bạn bị lỗi trên một thiết bị nào đó thì phải sửa lại rồi check tiếp cho đến khi Email của bạn không còn lỗi nữa.

Bên cạnh đó, bạn nên tối ưu ảnh để tải lên với dung lượng không quá nặng khiến Email bị load chậm. Tốc độ load của Email cũng đóng vai trò to lớn trong sự thành công của chiến dịch Email Marketing.

9. Thu thập feedback

Mặc dù Email có nội dung chất lượng, tốc độ load nhanh, không bị lỗi trên điện thoại thì nhiều người vẫn cứ hủy đăng ký. Vì thế, hãy tận dụng cơ hội cuối cùng để điều tra lý do mọi người không muốn nhận bản tin nữa. Sau đó thu thập thông tin và điều chỉnh để nâng cao hiệu quả Email.

Ví dụ như: nếu bạn nhận thấy nhiều người hủy đăng ký nhận Email quảng cáo trong khi số lượng Email blog vẫn duy trì ổn định thì có thể nội dung quảng cáo của bạn chưa thực sự hấp dẫn. Từ đó, bạn có thể đưa ra những biên pháp khắc phục kịp thời để tránh tình trạng mọi người tiếp tục chấm dứt nhận Email của bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách làm sao để khắc phục vấn đề hủy đăng ký nhận Email một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Email Marketing của LinkLeads để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất cho các chiến dịch Email Marketing sắp tới nhé.

LinkLeads dịch

Nguồn: Hubspot