Thấu hiểu người tiêu dùng nông thôn với cách tiếp cận hiệu quả
Dân số của 2 thành phố lớn nhất cả nước, Hà Nội và Hồ Chí Minh, chỉ chiếm ít hơn 20 triệu, và phần còn lại 70 triệu dân tại các thành phố, tỉnh thành khác. Khu vực nông thôn, tuy sức mua không lớn như ở thành thị, nhưng cũng là một thị trường tiềm năng với cách tiếp cận phù hợp.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát người tiêu dùng tại Hồ Chí Minh và Kiên Giang, đại diện cho khu vực thành thị và nông thôn, nhằm tìm hiểu sự khác biệt của hai nhóm đối tượng này.
Trước tiên, sự khác biệt thể hiện rõ nét khi nhìn vào sở hữu sản phẩm và thiết bị trong hộ gia đình. Khi xét về sản phẩm đồ điện tử gia dụng, cả hai thành phố đều có tỉ lệ sở hữu TV và tủ lạnh cao, trong khi chỉ 24% có sở hữu máy giặt và 17% sở hữu máy lạnh tại khu vực nông thôn (1/2 số người sở hữu TV tại nông thôn là TV CRT). Xu hướng trên cũng đúng đối với sở hữu các thiết bị điện tử với tỉ lệ sở hữu smartphone nhiều hơn 90%. Ngược lại, chỉ có 23% sở hữu notebook và 19% sở hữu máy tính bàn. Với xu hướng trên, kết nối Internet tại khu vực nông thôn chủ yếu qua thiết bị smartphone.
Các hoạt động sử dụng trên smartphone tại khu vực nông thôn khá cơ bản. Nhóm người nông thôn chủ yếu dành thời gian trên smartphone cho mạng xã hội, nhắn tin, YouTube hay chụp ảnh. Người tiêu dùng ở nông thôn dành nhiều thời gian trên Internet, chủ yếu qua WIFI nhưng những hoạt động hầu hết giống nhau mỗi ngày.
Sự khác biệt nổi bật tiếp theo giữa hai khu vực thành thị và nông thôn là mạng xã hội. Ở nông thôn, Zalo có mức độ phổ biến hơn Facebook. Người dùng tại nông thôn thích giao tiếp trong một cộng đồng nhỏ hơn vì thế nen tính năng nhắn tin của Zalo phù hợp với nhu cầu của họ nhiều hơn. 68% nhóm người dùng nông thôn thích Zalo hơn Facebook Messenger.
Xu hướng chung cho thấy TV là phương tiện truyền thông hiệu quả hơn tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý hơn là người nông thôn dành thời gian cho Youtube tương đương đối với TV. Giới trẻ dành nhiều thời gian cho Youtube trong khi nhóm người ở độ tuổi 30s dành nhiều thời gian hơn cho TV. 60% nhóm trẻ dành ít nhất một tiếng mỗi này xem YouTube trong khi 43% nhóm người lớn tuổi dành từ 2 tiếng trở lên xem TV. Khi tìm hiểu về YouTube, chúng ta có thể nhìn vào số thời gian trung bình mỗi ngày mà trẻ xem xem YouTube là 2.2 tiếng. 91% truy cập Internet từ smartphone và 94% có xem YouTube.
Người tiêu dùng tại nông thôn mua sản phẩm ở đâu? Ở Kiên Giang, không có cửa hàng tiện lợi và chỉ có 03 siêu thị (so với con số gần 1000 cửa hàng tiện lợi và 100 siêu thị tại Hồ Chí Minh). Địa điểm mua sắm chủ yếu là từ chợ. 75% người dùng tại HCM mua đồ ăn và đồ uống tại siêu thị trong khi 88% người Kiên Giang mua hàng ở chợ. Do đó, danh mục sản phẩm lựa chọn giới hạn hơn so với HCM.
Tuy nhiên, mua hàng trực tuyến chưa phổ biến tại nông thôn. Chưa tới 17% ở nông thôn mua hàng trực tuyến trong khi con số ở HCM là 70%. Danh mục sản phẩm phổ biến trong nhóm mua hàng trực tuyến là thời trang và lý do chủ yếu là sự đa đạng về sản phẩm chứ không hẳn về giá thành. Nhu cầu mua/bán hàng trực tuyến qua Zalo vẫn đang gia tăng.
Bạn có muốn tìm hiểu thêm thông tin về báo cáo? Q&Me sẽ tổ chức buổi hội thảo miễn phí để chia sẻ thông tin báo cáo vào ngày 26/10/2017 tại nest by AIA. Thông tin đăng ký vui lòng xem tại đây.