Uber & Grab: Bản địa hóa, cuộc chiến vương quyền và kẻ ích kỷ lãng mạn
Cuốn sách “Kẻ ích kỷ lãng mạn” của nhà văn lừng danh Frédéric Beigbeder vẽ nhân chân dung nhân vật chính rất giống với nhiều người khởi nghiệp.
Bản chất, những người khởi nghiệp luôn có dòng màu phiêu lưu lãng mạn chảy trong người. Nhưng sử dụng hết nguồn lực tài chính và nhân sự từ các nhà đầu tư chỉ để muốn thể hiện cái tôi của mình một cách mù quáng thì sẽ trở nên ích kỷ.
“Khi đã thành tâm thú nhận điểm yếu, không kẻ nào còn có thể sử dụng điểm yếu đó để chống lại ta được nữa”
Tyrion Lannister
Game of Throne
1. Bản địa hóa nhìn từ Uber và Grab
Bản địa hóa là cách thức rất nhiều công ty nội địa có thể sử dụng đối đối đầu với những đối thủ sừng sỏ từ nước ngoài. Kể cả trong lĩnh vực công nghệ là lĩnh vực được coi là phẳng nhất của thế giới phẳng thì vẫn có thể bản địa hóa sản phẩm được.
Khi Trung Quốc cấm truy cập facebook khó khăn do đó xiaonei trở thành công cụ thay thế. Hay bộ chữ đặt biệt đã khiến Google không thể đấu lại với Yandex tại thị trường Nga. Hoặc nắm bắt được nhu cầu muốn download video của người dùng nên trình duyệt Coccoc tính hợp tính năng này khiến Coccoc trở thành đối trọng của trình duyệt Google Chrome tại thị trường nước ta.
2. Cuộc chiến vương quyền
Grab đến với thị trường Việt Nam sau Uber nhưng họ đã có hai điều chỉnh mang tính chất bản địa hóa để phục vụ khách hàng tốt hơn. Điều đó thể hiện sự am hiểu thị trường địa phương của họ tốt hơn so với đối thủ.
Xét cho cùng, CEO Travis Kalanick của Uber đến từ Mỹ trong khi CEO Grab là Anthony Tan đến từ Malaysia, sự am hiểu về văn hóa giao thông và văn hóa tiêu dùng của hai vị quân vương đối với thị trường Việt Nam là rất khác nhau.
Và kết quả là Grab tuy đến thị trường Việt sau Uber nhưng đã có những điều chỉnh mang tính bản địa hóa rất nhanh để vươn lên vị trí số 1 về thị phần.
Trong đó, có 2 cột mốc giúp Grab bứt lên 1 cách mạnh mẽ.
3. Credit card và tiền mặt
Credit Card hay tiền mặt: Khi Uber mới vào thị trường, với vị thế là một Startup Unicorn và là kẻ khai phá thị trường thì chỉ những người có thẻ credit card mới sử dụng được dịch vụ của Uber. Điều này có thể giúp cho công ty kiểm soát luồng tiền một cách dễ dàng, tuy nhiên, điểm bất tiện của nó chính là không nhiều người Việt có thể credit card. Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn phổ biến nhất trong văn hóa tiêu dùng của người Việt.
Và khi Grab vào thị trường Việt, họ cho người tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt. Người tiêu dùng dễ sàng sử dụng dịch vụ hơn rất nhiều. Và cuối cùng thì Uber cũng phải chấp nhận cho người sử dụng dịch vụ trả bằng tiền mặt. Tuy nhiên, một lượng lớn người tiêu dùng đã bị Grab hút mất.
4. Xe taxi hay xe ôm công nghệ
Xe máy hay Ô tô: Sau khi tung ra chiến lược dùng tiền mặt để hút người dùng, Grab tiếp tục có bước đi tiếp theo, đó là tung ra dịch vụ Grab Bike. Lại một nhu cầu bản địa hóa nữa, đó là nhu cầu đi xe taxi không nhiều bằng nhu cầu đi xe ôm, đó mới là mảng thị trường lớn.
Và hơn nữa, khi Grab Bike tung ra, tất cả các lái xe đều mặc đồng phục màu xanh của Grab lại tạo hiệu ứng ngược lại giúp cho thương hiệu Grab ăn sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Những buổi “đại hội võ lâm” của tài xế Grab cho thấy cả một sân vận động chật kín xe ôm chạy Grab thực sự là những cuộc biểu dương sức mạnh đối với Uber. Sau đó, Uber cũng ra dịch vụ xe ôm Uber nhưng rõ ràng trong mảng xe ôm, Grab đã tiến rất nhanh.
Bằng hai điều chỉnh bản địa hóa, Grab đã vượt qua gã khổng lồ Uber, dĩ nhiên cũng có sự góp sức từ nội bộ Uber toàn cầu có những biến động lớn khi Founder/CEO Travis Kalanick bị ép phải từ chức.
Tại Việt Nam, thị trường có vẻ đã được phân định. Hôm qua, chủ tịch Grab Việt Nam đã tuyên bố: 'Chúng tôi đã xong trận đánh giành thị phần'.
5. Tranh mopi và localization
Khi bắt đầu ý tưởng về Xưởng Tranh Mopi 10 tháng trước, thực tế ý tưởng của công ty chúng tôi chính là việc bản địa hóa từ một thương hiệu quốc tế đã rất thành công trong việc gọi vốn từ đám đông là S.Vita. Sau khi gọn vốn – crowdfunding được 200.000 USD, S.Vita giờ đã có doanh thu lên đến 25 triệu USD/năm.
Grab tuy đến thị trường Việt sau Uber nhưng đã có những điều chỉnh mang tính bản địa hóa rất nhanh để vươn lên vị trí số 1 về thị phần.
Công ty Mopi của chúng tôi học theo mô hình thiết kế tối giản của S.Vita nhưng bản địa hóa thành những câu khẩu hiệu tạo động lực bằng tiếng Việt phù hợp với văn hóa doanh nghiệp Việt.
Hiện nay chúng tôi đã dẫn đầu thị trường này chỉ sau 6 tháng chính thức launching sản phẩm ra thị trường và đã có một số quỹ đầu tư tiếp cận sẵn sàng fund vốn.
6. Hành trình của kẻ ích kỷ lãng mạn
Xét cho cùng, những người đam mê khởi nghiệp là những người mơ mộng bởi nếu nhìn trên tỷ lệ những công ty thất bại/công ty thành công thì những người có đầu óc logic thông thường sẽ không chọn con đường khởi nghiệp.
Tuy nhiên, rất nhiều những sản phẩm tuyệt vời và những công ty tuyệt vời được tạo dựng từ những kẻ mơ mộng như vậy. Bởi sợ hãi thất bại thường hiếm khi khiến họ lùi bước, Drew Houston, CEO/Founder của Dropbox đã nói: “Đừng lo về thất bại. Bạn chỉ cần đúng 1 lần” hay như Steve Jobs huyền thoại đã nhắn nhủ: “Hãy khát khao và hãy dại khờ”. Còn huyền thoại John Lennon thì ước mơ về một thế giới thật đẹp của những kẻ mộng mơ trong tuyệt phẩm Imagine: "You may say I'm a dreamer, but I'm not the only one. I hope some day you join us..."
Cuối cùng, hành trình khởi nghiệp là một phần hành trình đi tìm chính mình. Hay như Frédéric Beigbeder diễn giải đầy chất văn học trong “Kẻ ích kỷ lãng mạn”: “Ta có thể bỏ ra nhiều năm ròng tìm kiếm ai đó hoặc điều gì đó để cuối cùng nhận ra rằng trên thực tế, điều mà ta tìm kiếm chính là bản thân ta”.
Hoàng Tùng
Founder Pizza Home / Co-Founder Tranh Nội Thất Mopi
CÁC KHÓA HỌC VỀ KHỞI NGHIỆP ẨM THỰC VÀ MARKETING ẨM THỰC CỦA TÔI:
-Link đăng ký khóa học trên Edumall “Vũ khí Marketing hiệu quả trọng lĩnh vực F&B: https://edumall.vn/marketing-can-ban-cho-nguoi-bat-dau/vu-khi-marketing-hieu-qua-trong-linh-vuc-fb
-Link đăng ký khóa học trên Unica “Xây dựng chuỗi quán café từ A đến Z”: https://unica.vn/xay-dung-chuoi-quan-cafe-tu-a-den-z
Link khóa học trên Kyna “Xây dựng Mô hình F&B thành công”: https://kyna.vn/xay-dung-mo-hinh-fb-thanh-cong
Đây là trang cá nhân của tôi: www.facebook.com/HTungPizza
Đây là trang lưu giữ các tác phẩm văn học của tôi: www.facebook.com/tacgiahoangtung
Đây là trang lưu giữ các bài viết về Quản trị Kinh doanh của tôi: www.facebook.com/TungMrPizza
#HoangTung #MrPizza #MrFnB #KhoahocFB #MarketingNhaHang #MarketingCafe #MarketingFB #MarketingAmThuc #KinhDoanhNhaHang #KinhDoanhCafe #KinhDoanhQuanCafe