Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Đối với các nước đang phát triển, “nguồn gốc xuất xứ” luôn là một trong các yêu tố quan trọng trong việc lựa chọn mua hàng.

Trong khảo sát mới nhất của chúng tôi thực hiện trên 660 đáp viên tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, 90% phản hồi rằng “nguồn gốc xuất xứ” rất quan trọng hoặc quan trọng khi mua hàng. Các danh mục hàng hoá mà họ quan tâm về yếu tố này bao gồm mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm đối với nhóm nữ giới và thuôc, thực phẩm và đồ điện tử đối với nhóm nam giới. Riêng về mặt hàng thời trang, cả hai nhóm đối tượng đều không quan tâm lắm đến “nguồn gốc xuất xứ”.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Vậy người tiêu dùng có ấn tượng như thế nào về hình ảnh mỗi quốc gia? Chúng tôi đã so sánh Nhật Bản, Hàn QUốc, Mỹ, Châu Âu, Thái Lan và Trung Quốc và nhận thấy tác động của hình hình ảnh mỗi quốc gia khác nhau trong mỗi danh mục hàng hoá. Đối với thực phẩm, hình ảnh Nhật Bản có ấn tượng tốt nhất, sau đó là Mỹ và Châu Âu. Đối với Thuôc, Mỹ và Châu Âu đứng ở những vị trí đầu tiên trong lòng người tiêu dùng. Nguồn gốc “Made in China” luôn có tác động tiêu cực nhất đối với các đáp viên trong cả 5 danh mục hàng hoá, Trung Quốc luôn xếp hạng thấp nhất trong cả 6 quốc gia.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Khi xem xét các hình ảnh từ mỗi quốc gia, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt khá rõ rệt. Ví dụ, hình ảnh Nhật Bản đi liền với “chất lượng tốt”. Các từ khoá như “bền”, “an toàn”, và “chính hãng” gắn chặt với hình ảnh quốc gia Nhật Bản. Tuy nhiên, yếu tố “tự hào khi sở hữu” không có điểm số cao đối với Nhật Bản, thể hiện ở các từ khoá khác như “cool”, “xu hướng” hay “sành điệu”.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Hình ảnh Hàn Quốc lại nổi bật ở nhóm này. Rất nhiều đáp viên, đặc biệt là nhóm nữ giới, gợi nhớ Hàn Quốc với các hình ảnh như “sành điệu” và “xu hướng” dù yếu tố hình ảnh “chất lượng tốt” lại không ghi được điểm cao nếu so với Nhật Bản.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Vậy hình ảnh Việt Nam trong mắt người tiêu dùng là gì? Điểm số đánh giá không được cao như Nhật Bản hay Mỹ. Các từ khoá dẫn đầu khá tiêu cực như “rẻ”, “dễ hư hòng” hay “tẻ nhạt”. Mặt khác, giới trẻ trong nhóm tuổi từ 20-29 có hình ảnh tích cực hơn đối với hình ảnh ảnh “Made in Vietnam”. 27% đánh giá Việt Nam là đất nước của “chất lượng tốt” trong khi con số này thấp hơn 5% ở nhóm tuổi 30-39. Có thể nói giới trẻ có cái nhìn cở mở hơn so với nhóm người lớn tuổi và bắt đầu nhìn nhận các yếu tố tích cực ở hình ảnh “Made in Vietnam”.

Yếu tố Nguồn gốc xuất xứ đối với người tiêu dùng Việt

Vui lòng xem toàn bộ báo cáo với những phân tích chuyên sâu tại đây. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email [email protected] để biết thêm chi tiết.

Nguồn: Q&Me