Triết lý của cha đẻ quản trị học hiện đại Peter Drucker
Là chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, Peter Drucker được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại và là tác giả nhiều cuốn sách quản lý nổi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21.
Những tư tưởng chính của Peter Drucker
- Tư tưởng quản trị phi tập trung (decentralization) và đơn giản hoá (simplification): thay thế cho quản trị tập trung hoá và mệnh lệnh. Khuynh hướng công ty sản xuất ra quá nhiều mặt hàng, thuê mướn quá nhiều nhân công theo quan điểm có thể làm hết tất cả sẽ là sai lầm. Thay vào đó ông là người đầu tiên khuyến khích xu hướng outsource (với khái niệm ban đầu là Front Room & Back Room).
- Peter Drucker là người khởi xướng Outsource: A company should be engaged in only the ‘front room’ activities that are core to supporting its business; ‘back room’ activities should be handed over to other companies, for whom these are the front room activities. Cái này trong mô hình marketing chuyên gia VVQ có phân biệt P1&P2 (tương xứng với Back Room) và P3&P4 (tương xứng với Front Room).
- Ông là người đưa ra khái niệm Knowledge Worker ngay từ cuối thập niên 50, người Lao động Tri thức. Thêm vào đó là tiên đoán về suy thoái của lực lượng lao động công nhân (Blue Collar worker) và sau này chúng thấy trong sự suy giảm làm động trực tiếp của ngành xe hơi Mỹ tại Detroit và sự gia tăng của xu hướng outsource từ Mỹ sang Trung Quốc trong thập niên ’90 đến thời Obama đã làm TQ trổi dậy đe dọa ngược lại Kinh tế Mỹ (đỉnh điểm là Death Under China); đến mức mà sau này Trump đã phải đòi hỏi Make America Great Again.
- Vai trò quan trọng của các tổ chức non-profit như là lực lượng thứ ba của xã hội (Tư nhân, Chính phủ và NGOs) và thực tế các NGOs ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội của tất cả các nước trên thế giới.
- Peter Drucker cũng đã tiên đoán về hạn chế của lý thuyết Kinh tế Vĩ mô. Ông chỉ trích rằng các kinh tế gia của tất cả các trường phái cổ điển đều không có khả năng quan sát và lý giải những góc độ khác biệt của nền kinh tế hiện đại. Bằng chứng là ông tôn vinh vai trò của người làm việc là chủ thể công ty, ông là người tiên phong xem người lao động (có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm) là tài sản có (assets) chứ không phải là tài sản nợ (liabilities). Vì vậy chính người học trò nổi tiếng của ông là A.G. Lafley (CEO của tập đoàn P&G) sau này phát biểu “tài sản quy giá nhất của công ty đó chính là Thương hiệu và Nguồn nhân lực”. Peter Drucker khuyến khích nhà quản trị hãy tạo ra lực lượng thừa hành và đồng trao cho họ sự tự do để thực thi nhiệm vụ (tức quản trị theo trách nhiệm và mục tiêu). Đỉnh cao của tư tưởng này ngày nay đã được Google hiện thực bằng những hệ thống cho phép người lao động trí thức được tự mình để xuất hoán đổi vị trí công tác và tự bổ nhiệm các vị trí cao hơn (self – promotion) thông qua hệ thống tham vấn của một hội đồng, độc lập hơn so với các đánh giá cá nhân của Giám đốc Nhân sự.
- Ngay từ rất sớm ông đã khơi nguồn học thuyết quản trị công NPM (New Public Management) mà sau này ứng dụng rộng rãi tại Mỹ và nhiều nước trong những thập niện 90 sau này. Trong cả một chương sách với tiêu đề Căn bệnh của Chính phủ, Peter phân tích sự hình thành những nguyên lý mới của quản trị công.
- Peter Drucker nhận định rất rõ sức ỳ tâm lý của những người thành công, thường làm muốn áp dụng những phương pháp cũ cho những tình huống mới, và đây chính là căn nguyên của thất bại. Giáo sư nổi tiếng của Amos Tuck là Marshall Goldsmith (điều hành Học viện Drucker) triển khai tư duy lãnh đạo trong quyển sách “What Got You Here Won’t Get You There” cũng được xem có ảnh hưởng rất lớn từ quan điểm ban đầu của Drucker. Al Ries cũng từng phát biểu trong 22 Nguyên lý Bất biến của Marketing trong the Law of Arrogance rằng “success leads to failure, failure leads to arrogance” (thành công dẫn đến kiêu ngạo, kiêu ngạo dẫn đến sai lầm) cũng phản ánh tư tưởng của Peter Drucker.
- Dự báo sự kết thúc của Con người Kinh tế (ngay từ thập niên 80) điều xảy ra hiện nay là khuynh hướng đóng góp cho cộng đồng như hình ảnh mà Peter Drucker mô tả là Plant Community (cộng đồng rừng cây đồng chủng) trong đó sự chia sẻ và quan hệ mật thiết giữa con người với con người là bản chất tự nhiên. Và như vậy có lẽ là sự hình thành khái niệm Con người Cộng đồng, hay Công dân Xã hội…khuynh hướng này đang trở thành hiện thực đối với giới trẻ khắp thế giới (Vd: Ngày Trái Đất như chúng ta thấy). Peter Drucker chủ trương khuyến khích cá nhân tham gia vào các hoạt động thiện nguyện và từ đó hình thành xã hội lành mạnh (healthy society) trong đó con người luôn cảm thấy liên đới lẫn nhau (như tư tưởng của Đạo đức Phật và Lão của Á Đông). Bản thân Peter Drucker cũng là một nhà hoạt động xã hội và người tình nguyện tích cực.
- Quản trị là cân bằng giữa các mục tiêu và nhu cầu khác nhau chứ không phải tập trung vào một mục đích và lợi ích đơn nhất. Đây là cơ sở hình thành Học thuyết Quản trị theo Mục tiêu của Drucker.
- Trách nhiệm Cơ bản nhất của Doanh nghiệp là Phục vụ Khách hàng của mình. Điều này đã được thể hiện trong hầu hết của hiến chương của các công ty thương hiệu đa-quốc-gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lợi nhuận không phải là mục tiêu tiên quyết mà là mục tiêu cần thiết để tồn tại ổn định.
- Lý tưởng của Peter Drucker là xây dựng mô hình Công ty trở thành điều cao cả và đẹp đẽ nhất trong những phát kiến của Văn minh Nhân loại (chứ không phải là những biến thể và huynh hướng xấu đã và đang hình thành).
Tiểu sử Peter Drucker (theo wikipedia)
Là chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị. Ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều cuốn sách quản lý nổi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài Chính) đã bình chọn ông là 1 trong 4 nhà Quản lý bậc thầy của mọi thời đại (cùng với Jack Welch, Philip Kotler và Bill Gates)
Peter Drucker sinh tại thủ đô Viên của Áo, lấy bằng tiến sĩ luật quốc tế tại Đại học Frankfurt (Đức). Trong thời gian từ năm 1931 đến 1939, ông cùng gia đình phải chạy trốn khỏi Đức Quốc xã. Peter Drucker làm rất nhiều nghề và từng là nhà báo tại Luân Đôn, sau đó nhập cư vào Mỹ năm 1940. Không chỉ là một bậc thầy về kinh tế học, ông còn nghiên cứu về các khoa học khác. Trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm quản lý của mình, ông áp dụng cách truyền đạt những bài học qua những phương pháp học thuật khác nhau như Sử học, Tâm lý học, Xã hội học, Vật lý học, Văn hóa, Tôn giáo... Ông nắm giữ 25 chứng chỉ học vị tiến sĩ các loại của các trường Đại học từ Hoa Kỳ, Bỉ, Czech, Anh, Tây Ban Nha cho đến Thụy Sĩ.
Hai cuốn sách đầu tiên của ông "Kết cuộc của con người kinh tế" (1939) và "Tương lai con người công nghiệp" (1942) đã tạo ra một bước ngoặt mới, giúp ông tiếp cận với một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới lúc đó là General Motors (GM). Cuốn sách tiếp theo của ông "Khái niệm công ty" đã nhanh chóng trở thành best seller, và vẫn còn được tái bản tới ngày nay. Nội dung sách viết về những điều ông rút ra đựoc trong quá trình làm cố vấn cho GM, đồng thời chỉ ra những khái niệm mới về "phân cấp", "phân quyền" (Delegation)... đã trở thành phong trào trong quản trị hiện đại. Là nhà viết sách, nhà tư vấn quản lý và giáo sư đại học, ông đã viết 35 cuốn sách trong đó 15 cuốn về quản lý, 16 cuốn về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, 2 cuốn tiểu thuyết và 1 cuốn tự truyện.