7 cách xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng tệ nhất
Bạn có đã có bao giờ nghĩ mình đang mắc lỗi tiếp cận khách hàng? Và sau đây là 7 việc làm tệ nhật khi bạn xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng theo Julie Joyce
Tôi vô cùng khó chịu khi mà tôi nhận được một email với nội dụng cung cấp dịch vụ SEO, đặc biệt là khi người gửi ghi chú rằng họ đã nhìn thấy trang web của tôi, kiểm tra thứ hạng của tôi và có thể cho tôi biết lý do tại sao tôi đang làm rất kém trong việc SEO. Nếu bạn là một người làm SEO, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được hàng tấn những kiểu Email như thế này.
Trong khi tôi thừa biết đây là của những nhân viên kinh doanh của các công ty SEO, và được gửi một cách tự động, nhưng mà tôi vẫn cảm thấy cực kỳ khó chịu. và những kiểu Email này thường xuyên gửi đến hộp thư của tôi và làm tăng dung lượng email của tôi một cách nhanh nhất, và thường chặn các email quan trọng của chúng tôi, vì công việc chính của chúng tôi thì có liên quan đến email, và đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng tôi.
Và dưới đây là 7 cách tiếp cận khách hàng tệ nhất:
1. Tiếp cận những người có cùng công việc với bạn làm.
Khi bạn cố gắn muốn liên hệ với người mà cũng làm cùng chủ đề với bạn, và bạn mong đợi họ sẽ chọn dịch vụ của bạn, bằng cách bạn chỉ ra những điểm sai lầm của họ, thì bạn chỉ có thất bại.
Là một seoer, suy nghĩ đầu tiên của tôi là bạn đang làm việc một cách tự động, và không hề có suy nghĩ. Một non-SEO thì chỉ làm cho người khác thấy khó chịu về bạn thôi, và thậm chí trong tương lại nếu thật sự tôi muốn làm dịch vụ như bạn nói thì tôi cũng không bao giờ liên hệ lại với bạn.
2. Tiếp cận những người đã làm nội dung tốt.
Tôi vô tình đã làm điều này gần đây khi mà tôi cố gắn thực hiện chiến dịch mới của mình. Tôi đã không tìm hiểu kỹ, khi mà tôi liên hệ với một blogger, và người này đã có rất nhiều bài viết hay, và tôi đã nghĩ rằng à đây là một khách hàng tốt, tôi sẽ liên hệ với anh ta và đề nghĩ giúp đỡ anh ta rằng mình sẽ giúp anh ta viết thêm những bài hay hơn.
Và thật không may, khi blogger đó đã phản hồi lại như sau:
“Không biết tại sao mà bạn nghĩ tôi lại cần bạn viết bài cho blog của tôi, trong khi tôi đã có rất nhiều bài viết hay. Vì vậy bạn đừng làm phiền tôi nữa, cảm ơn”.
Bạn thấy đấy, nếu tôi dành thời gian để đọc và tìm hiểu kỹ hơn về những bài viết của anh ta thì tôi đã không mất thời gian vô ích như vậy.
3. sử dụng sai tên
Có rất nhiều người muốn tiếp cận một công ty, hay một người nào đó, mà họ không bao giờ tìm hiểu tên của công ty hay người mà họ muốn gửi email, mà họ sử dụng biệt danh, hay là để mặc định. Và bạn biết kết quả rồi đấy, email của bạn sẽ lặp tức được đưa vào mail rác, và bị xóa đi. Việc lựa chọn một cái tên hay hay đã có thương hiệu là rất quan trọng hiện nay
Chắc bạn biết nhưng email dạng này sẽ đi về đâu rồi chứ?
4. Mặc định người nhận Email là người không có quyền lực
Điều này làm cho tôi thật sự rất khó chịu. Trước đây tôi có nhận được một email với tiêu đề và nội dung như sau “Bạn đã nhận được thông tin chưa, nếu chưa thì hay liên hệ với sếp của bạn vì chúng tôi đã liên hệ trước với anh ấy”. Đọc xong đoạn nội dung này tôi rất là khó chịu, vì tôi là ông chủ, và tất cả những ai đã kiểm tra web của chúng tôi đều biết tôi là ông chủ.
5. Email quá dài hoặc quá ngắn, và không có nội dung rõ ràng.
Trước đây tôi có nhận được một email yêu cầu tôi tham gia vào một cuộc phỏng vấn nhóm, nhưng mà tôi phải mất đến 5 phút để mà đọc hiểu nội dung là muốn tôi tham gia phỏng vấn.
Và tôi cũng đã nhận được những email quá ngắn mà đọc không hiểu mình cần phải làm gì, và gần đây nhất mà tôi phải trả lời lại như sau “Chính xác là bạn muốn tôi làm gì cho bạn?” vì tôi đã đọc 3 lần rồi mà không hiều.
Bạn hãy nhờ là không ai có thời gian để mà đọc nhưng loại email như thế này đâu.
6. Cố gắng để khách hàng liên kết trên một trang web chết
Gần đây tôi có nhận được một email đề nghị tôi là đặt quảng cáo trên site của họ, đúng là site này khá nổi tiếng, nhưng mà nó đã không được cập nhật trong vòng một năm nay.
Họ đã gửi cho tôi không những chỉ một lần, mà còn rất nhiều lần, vì họ muốn tôi chú ý đế lời đề nghị của họ, nhưng tại sao họ không chịu xem lại là tại sao tôi không phản hồi.
7. Gửi một nội dung cho cùng một người rất rất nhiều lần.
Tôi đã nhận đươc một email với nội dung là đề nghị chúng tôi sử dụng gói truyền hình hội nghị. Và bạn biết không trong một tuần tôi phải nhận gần 50 email với cùng một nội dung như vậy.
Tôi đã phải trả lời lại là tôi không có nhu cầu, mà hình như họ không chịu hiểu, mà cứ muốn cố gắn làm cho tôi thay đổi ý nghĩ. Và họ cứ tiếp tục gửi email, và họ làm cho tôi suy nghĩ là hình như họ không muốn tìm cách bán hàng cho tôi, và rằng nếu tôi không đồng ý thì họ sẽ cứ tiếp tục gửi.
Freelancer