Cuộc chiến thị phần ngày càng gay cấn của ngành kinh doanh ăn uống Việt Nam

Cuộc chiến thị phần ngày càng gay cấn của ngành kinh doanh ăn uống Việt Nam

Sau một quý đầu năm khá chậm chạp, người tiêu dùng Việt Nam đã quay trở lại với nhịp sống thường ngày và tiếp tục thói quen ăn uống bên ngoài tại nhà hàng/quán ăn vào quý 2.

Dữ liệu nghiên cứu mới nhất từ Foodservice Monitor của Decision Lab chỉ ra rằng tổng lượt ghé thăm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam đã cải thiện vào quý 2-2017 với tỉ lệ tăng trưởng nhẹ 0.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù số lượt ghé thăm của cả ngành có cải thiện, sự tăng trưởng này không được phân bổ cho các kênh một cách đồng đều. Hầu hết tăng trưởng xảy ra ở các kênh nằm trong phân khúc thấp của thị trường, đặc biệt là kênh Quán ăn vỉa hè, Cửa hàng tiện lợi, và Căn tin.

Các kênh phân khúc thấp ngày càng trở nên phổ biến và đã kéo mức chi tiêu trung bình xuống đáng kể

Sự phát triển của các kênh với mức giá thấp và sự sụt giảm liên tục của các kênh trên phân khúc cao (đặc biệt là kênh Full service restaurants) đã giải thích phần nào cho sự đi xuống của mức chi tiêu bình quân đầu người trên thị trường trong thời gian gần đây.

Theo báo cáo mới nhất về ngành kinh doanh ăn uống của Decision Lab, mức chi tiêu bình quân đầu người cho một lần ghé thăm nhà hàng/quán ăn đã giảm 15% so với quý 2 năm ngoái vì người tiêu dùng tại 3 thành phố lớn chọn đổ xô đến những cửa hàng dịch vụ ăn uống có giá cả thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu ăn uống bên ngoài của họ.

Hơn nữa, khi các nhà hàng trong kênh Full service restaurants cố gắng thu hút khách hàng từ một thị trường ngày càng đông đúc và cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mãi / chiến dịch quảng cáo đã được đưa ra một cách ồ ạt và cuối cùng dẫn đến việc hạ mức chi tiêu bình quân đầu người trên toàn thị trường.

Cuộc chiến thị phần ngày càng gay cấn của ngành kinh doanh ăn uống Việt Nam

Bữa xế chiều tiếp tục tăng trưởng mặc cho các biến động lên xuống của thị trường

Một diễn biến quan trọng khác trên thị trường được chỉ ra bởi Decision Lab dựa trên nghiên cứu Foodservice Monitor là tầm quan trọng ngày càng tăng của bữa ăn nhẹ buổi chiều tại khu vực thành thị.

Riêng đối với kênh Cửa hàng tiện lợi, bữa ăn xế chiều cuối cùng đã vượt qua bữa sáng và chính thức trở thành buổi tiêu thụ tấp nập nhất trong ngày, chiếm hơn một phần tư tổng số lượt ghé thăm của kênh này vào cuối quý 2 năm nay.

Những biến động và sự phát triển trong quý 2 vừa rồi chứng tỏ một thị trường kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng năng động và cạnh tranh tại khu vực thành thị của Việt Nam. Đặc biệt đối với các nhà hàng và chuỗi thương hiệu trong phân khúc cao, việc các concept mới tầm trung thâm nhập thị trường và sự đổi mới đa dạng hóa của các đối thủ trong phân khúc thấp đã không chỉ làm cho cuộc chiến dành thị phần trở nên gay gắt hơn mà quan trong hơn nó đã thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong hành vi người tiêu dùng.

Trong bối cảnh này, các cơ sở kinh doanh độc lập cũng như các chuỗi nhà hàng lớn cần phải chủ động đổi mới và thích ứng để phát triển nếu không muốn trở nên lạc hậu và bị xóa khỏi thị trường khắc nghiệt này.

Cần thêm dữ liệu? Mua báo cáo của chúng tôi tại đây.

Giới thiệu về Foodservice Monitor

Foodservice Monitor (Dịch vụ theo dõi thị trường dịch vụ ăn uống) của Decision Lab báo cáo dữ liệu hàng ngày về thị trường ăn uống bên ngoài tại Việt Nam. Các báo cáo Foodservice Monitor đươc truy cập dưới hình thức gói đăng ký dài hạn, cung cấp một cái nhìn tổng thể về lượt ghé thăm nhà hàng, chi tiêu, các món ăn - thức uống được tiêu thụ, lý do tiêu thụ, các dịp/ buổi ăn uống và địa điểm nhà hàng, cùng các thông tin thiết thực khác giúp các nhà hàng ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm về Foodservice Monitor
Đặt mua cập nhật báo cáo mới nhất hôm nay

Cuộc chiến thị phần ngày càng gay cấn của ngành kinh doanh ăn uống Việt Nam

*Full service restaurants: nhà hàng phục vụ có nhân viên phục vụ tại bàn, thông thường sẽ có mức giá cao hơn.
**Quick service restaurants: nhà hàng phục vụ thức ăn/uống nhanh