Liệu bạn đã hiểu đúng trong thế giới kinh doanh online? - Chiến dịch SEO

Website – hay hệ thống website đều chỉ là một cái tên chung chuyên nghành dân công nghệ. Nói dễ hiểu ra là khuôn mặt của bạn trên thế giới online, là ngôi nhà của bạn, nơi mà từ đó tất cả thế giới sẽ biết về bạn sau 0,1s bằng một cú click chuột.

Tùy vào khả năng đầu tư và tầm nhìn chiến lược của nhà phát triển doanh nghiệp mà họ sẽ xác định là sẽ phát triển Marketing Online như thế nào. Thường sẽ có 1 web hoặc nhiều web xoay quanh nhau… Và khi bước vào thực hiện một chiến dịch SEO tổng thể bạn phải phân tích được thực trạng của website – hệ thống website đó, và có những điều mà bắt buộc bạn phải nắm được:

  • Tại sao lại có website đó ?
  • Mục tiêu của doanh nghiệp là gì khi thiết kế website ?
  • UX ?
  • UI ?
  • Khả năng đầu tư ? Khả năng phát triển ?
  • Website đã có chưa ? Nếu có website rồi thì trong website đã có gì ?
  • Tình hình content
  • Tình hình traffic
  • Tình hình Onpage
  • Mã nguồn xây dựng website và khả năng nâng cấp ?
  • Tình hình Offpage
  • Khả năng Social
  • Kết hợp các phương pháp Marketing khác

Một lưu ý là các bạn nên đọc tài liệu 200 factor for ranking trước nhé.
Đầu tiên chúng ta đến với lý do để tồn tại của website: Nghe hơi lạ tai xíu nhưng đó là sự thật, rất nhiều website tồn tại với những mục đích không tưởng như : Thấy người ta có mình cũng làm cái chơi, làm cái website đi lòe khách hàng, làm website để trở thành tỉ phú như Bill Gates…. Ngay từ bước đầu tiên phân tích website phải xác định được lý do tồn tại của website, có cần thiết hay không, có cần thiết kế lại hay không.

Mục tiêu của website: Có nhiều website để bán hàng, nhưng cũng có website tin tức, giới thiệu, thương hiệu… Cho nên đừng đánh đồng với nhau. Mỗi website sẽ có những đặc thù riêng và tiêu chí phát triển riêng. bạn nên cần biết để định ra hướng phát triển website.

Giao diện người dùng

UI-01

UX – User Experience: Là trải nghiệm người dùng, nắm lấy thật kỹ nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng để bố cục website đáp ứng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Và để làm được điều này bạn cần phải phân tích thật kỹ khách hàng – sản phẩm – thị trường. Sau khi có những thông số hãy đưa cho bộ phận designer, khi đó bộ phận thiết kế sẽ thiết kế website làm sao tối ưu nhất cho trải nghiệm của người dùng, đảm bảo sự tiện lợi và không xuất hiện lỗi ( UI).

UI – User Interface: Hiểu một cách thật đơn giản đây là những gì mà khách hàng thấy trên website của bạn, là giao diện & bố cục của website. Kết hợp với thông số từ UX, UI là cách bố trí làm sao website phải luôn thân thiện nhất và tối ưu nhất cho khách hàng.

UX – UI là hai phần cực kỳ quan trọng khi phân tích website, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và tỉ lệ chuyển đổi. Một website dù nội dung hay như thế nào nhưng giao diện & bố cục quá xấu hoặc không đúng nhu cầu người dùng thì cũng xem như bỏ. Trong giao diện luôn có điểm nhấn, điểm nhận diện thương hiệu, việc bố trí bố cục, hình ảnh, text trong giao diện website sẽ làm website đáp ứng được tốt hơn các trải nghiệm người dùng, làm tỉ lệ chuyển đổi cao hơn khi khách hàng truy cập vào website.

Thực sự đây là phần rất khó, nhưng chỉ cần nắm được tổng quan về User, thị trường, sản phẩm. Bạn sẽ có một cách nhìn tổng quan để tạo ra một giao diện có trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Ví dụ: Một website tin tức được vài sản phẩm thì không cần phải thêm hành vi mua hàng như nút Mua Hàng làm gì. Thao tác Mua Hàng chỉ dành cho những website có nhiều sản phẩm và đa dạng lĩnh vực trong sản phẩm đó. Một website về lĩnh vực giáo dục thì thường có background màu xanh & trắng, nút Mua hàng thường có màu nổi bật so với background…

Một vài công cụ giúp bạn:

  • Adobe Photoshop
  • Adobe After Effect
  • AI
  • Flinto
  • Icon Slate

Tình hình content:

ContentVới một website hoàn toàn mới thì việc triển khai content dễ dàng hơn rất nhiều, phân tích và thực hiện ngay được Định Hướng Content do bớt được công đoạn phân tích content đang có trên website. Website có content sẵn thì bạn phải phân tích content đang có trên website, sau đó theo nhu cầu phát triển mà định ra hướng content chủ lực trong website sẽ thực hiện.

Yếu tố cần nắm chính ở content:

  • Đã có content gì trên website ?
  • Content có trùng lặp, copy
  • Những lỗi content cơ bản
  • Danh sách lỗi content ( Phần Onpage Content)
  • Content đang TOP traffic trong website ?
  • Bố cục content có hợp lý ?
  • Những liên kết nội trong content ? Liên kết nội trỏ tới Page SEO nào ?
  • Thẻ Tags

Vài công cụ phân tích content trên website:

  • https://copyscape.com/ : Phân tích content copy
  • https://www.siteliner.com/ : Phân tích content trùng lặp, gãy
  • Google Analytics kết hợp Google Console: Phân tích ra cho bạn biết website đang có content nào, từ khóa nào lên top, thu hút bao nhiêu traffic… Tương ứng với từng URL.
  • Ahrefs: Phần TOP Content trong thống kê sẽ cho bạn biết được những content đang thu hút nhiều truy cập nhất

Với những website có tình trạng copy hoặc copy quá nhiều thì có nhiều lựa chọn để thực hiện:

  • Nhanh nhất – chấp nhận thiệt hại xóa toàn bộ content bị trùng, nhưng ngay lập tức phải bổ sung một lượng content mới chất lượng.
  • An toàn nhất: Vào từng URL chỉnh sửa lại toàn bộ content sau đó submit từng URL với Google ( Chỉnh content không chỉnh URL). Không làm mất đi URL và làm tăng trust trở lại cho content.
  • Mạo hiểm: Xóa toàn bộ, làm lại từ đầu. Ngoài trừ trust của domain, xây dựng toàn bộ website lại từ đầu.

Cá nhân mình thì thường thích làm cách an toàn nhất, thỉnh thoảng mới thực hiện nhanh nhất, bất đắc dĩ lắm mới làm mạo hiểm.
Tình hình traffic:

Google-analytics

Suy cho cùng traffic chất lượng đúng đối tượng chính là mục tiêu khi phát triển website, “ có traffic là có khách hàng”. Cho nên hãy phân tích thật kỹ traffic đang có của website trước khi bắt đầu thực hiện dự án (Với những website đã có sẵn thì dù ít hay nhiều vẫn có traffic, website mới thì là con số 0). Một vài yếu tố cần nắm của traffic (lấy tháng gần nhất):

Google Analytics

  • Traffic/ tháng
  • Số lần xem trang
  • Số trang/ phiên
  • Thời gian trung bình/ phiên
  • Tỉ lệ thoát
  • % phiên mới
  • % traffic đến từ Organic Search ( Truy cập từ các kết quả tìm kiếm)
  • Ngôn ngữ, thành phố
  • Tổng quan trong các phần:
    • Nhân khẩu học
    • Địa lý
    • Hành vi
    • Công nghệ
    • Di động
  • Đo điểm chuẩn

Mình sẽ không giải thích những thông số này có ý nghĩa gì vì đây là những thông số quá cơ bản khi phân tích Google Analytics. Trên thông số có được chúng ta sẽ biết được có bao nhiêu người truy cập vào website/ tháng, thời gian trung bình/ phiên, số trang/phiên, tỉ lệ thoát và bao nhiêu traffic đến từ Organic Search

Google-analytics-01

Thông số cơ bản

Như ở đây chúng ta có thể thấy được, website này có 11.096 truy cập/ tháng gần nhất, có thực tế 10.032 User truy cập vào website ( Số người dùng không bao giờ lớn hơn số phiên ), mỗi người dùng xem trung bình 2,83 trang/ phiên, tương ứng số lần xem trang là 31.432 trang. Thời gian trung bình trên phiên có được là 1p10s ( do đặc thù lĩnh vực, khuyến khích trên 90s), tỉ lệ thoát 4,85% – Rất tốt ( Khuyến khích dưới 40%), % phiên mới là 86,17%. Lưu ý kỹ là ở đây có tỉ lệ Returning Visittor là 13,83% ( Returning Visittor càng cao càng tốt).

Khi vào Sức thu hút – > Tất cả lưu lượng truy cập – > Kênh, sẽ hiện ra % traffic từ Organic Search, tỉ lệ Organic Search càng cao càng tốt.

Google-analytics-02

Đến đây bạn có thể truy cập Google Console để vào phần Search Analytics, click chọn vào 04 phần như trong hình

Google-analytics-03

Bạn có thể cho show kết quả theo ý muốn, mình thường để là Queries và thời gian là 28 ngày gần nhất, bạn có thể setup khung thời gian theo ý mình. Ở đây chúng ta có tổng số lần hiển thị trên kết quả tìm kiếm (TOP 10) là 78.289, tổng số click vào kết quả website là 4380—> CTR trung bình là 5.59%. CTR thấp là dễ hiểu khi vị trí trung bình website của chúng ta chỉ là 7.3. Dưới đây là demo danh sách từ khóa tương ứng

Google-analytics-04

Ngôn ngữ và thành phố: Sẽ cho ta biết traffic truy cập từ quốc gia nào nhiều nhất và local của traffic — > Xác định local của user truy cập

Tổng quan các phần: Sẽ cho ta thấy được tổng quan về traffic từ giới tính, độ tuổi, vị trí, hệ điều hành, thiết bị di động, nhà mạng… Của User truy cập website.

Đây là một phần rất hay của Đo điểm chuẩn:

Google-analytics-05

Thống kê được tỉ lệ tăng trưởng của website một cách đơn giản.

Đây chỉ là kiến thức cơ bản, ngoài ra bạn nên tìm hiểu về về Analytics nâng cao sẽ có rất nhiều điều hay ho. Những thống kê trong traffic website sẽ cho ta cái nhìn tổng quan hơn về website sẽ thực hiện, cũng như dự án.

Tình hình Onpage

Onpage

Nếu nói sự khác biệt của những website nằm cốt lõi ở đâu trên phương diện kỹ thuật thì Onpage chính là điều khác biệt. Tại sao có nhiều website ít backlink vẫn lên TOP, tại sao có nhiều website giao diện xấu tệ nhưng traffic và TOP lại cực khủng. Tại sao phân tích đối thủ nhìn thấy nghèo nàn về chỉ số nhưng mãi không vượt qua được… Tất cả đều nằm ở Onpage.

Onpage làm tăng hiệu suất hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm, một website có tỉ lệ tối ưu với các tiêu chí của Google càng cao thì thứ hạng sẽ càng cao. Onpage phải tối ưu được giữa User và Google, vừa tăng hiệu suất website, vừa tăng tương tác User. Thực tế bên ngoài hiện tại đa phần các website chỉ có hiệu suất từ 45 – 60%, có nhiều website còn thấp hơn. Cho nên bạn cặm cụi SEO hoài SEO hoài, bơm link điên cuồng, đẩy content mạnh mẽ nhưng TOP chẳng thấy đâu. Đơn giản vì hiệu suất website của bạn với các công cụ tìm kiếm quá thấp.

Onpage chia làm 02 phần:

  1. Onpage Content
  2. Onpage Code

Onpage content là phân tích và chỉ ra các lỗi:

  • Trùng lặp tiêu đề
  • Trùng lặp miêu tả
  • Lỗi URL
  • Lỗi H1- H2
  • Lỗi hình ảnh

Onpage Code chỉ ra các lỗi:

  • Indexing & Crawlability
  • Technical Factor
  • Mobile Optiomization
  • Structured Data
  • Web Performance
  • Website control
  • Technologies
  • Broken Links

Và SEO Power Suite sẽ giúp bạn thực hiện thống kê những lỗi này, thường cứ một tuần mình sẽ thực hiện recheck một lần và thống kê tiến độ chỉnh sửa. Sau khi đã có checklist cứ việc ném qua cho team Code thực hiện là xong.

P/s: Sory mình sẽ không gửi link SEO Power Suite ở đây, các bạn tìm kiếm nhé (SEOer mà), mình cũng không thể nói chi tiết hơn vì vướng vài dịch vụ bên mình đang làm bảo mật khách hàng.

Việc Onpage cực kỳ quan trọng, tối ưu về nội dung website, về cấu trúc hiển thị của website là điều bắt buộc mà SEOer nào cũng phải biết. Thường sẽ thực hiện xong trong 01 – 02 tháng.

Với những website quá nhiều lỗi thì việc thực hiện chiến dịch SEO rất khó, cho nên ngay từ khi bắt đầu dự án. Hãy kiểm tra thật kỹ Onpage, sau khi hoàn thành Onpage ở tỉ lệ hơn 70% bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt từ kết quả tìm kiếm.

Tình hình Offpage

Offpage

Thật đơn giản khi sử dụng Ahrefs, các bạn có thể nhờ người check dùm và xuất report. Lưu ý là khi phân tích Offpage thì nên để ý tỉ lệ website/forum/blog/ Social. Vì forum tỉ lệ die rất cao, link đi trên website hoặc blog thì tỉ lệ sống và index cao hơn.

Và kiểm tra tình trạng xây dựng liên kết của website, đôi khi một website trắng thật tốt, nhưng với website cũ là lợi thế về trust, và tất nhiên bạn phải bỏ nhiều thời gian hơn để phân tích.

Việc phân tích website là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết khi thực hiện dự án, website chưa tối ưu tốt thì dù có nhiều traffic vào cũng không mang lại được bao nhiêu tỉ lệ chuyển đổi. Cho nên biết người rồi (phân tích đối thủ) thì nhớ biết ta (phân tích website – từ khóa).

Chuẩn bị thật kỹ càng để thực hiện một dự án sẽ mang lại cho bạn những thành công rực rỡ.

Creative Strategy / Business Development Director
fb.com/nghiahary