Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Sự khác biệt về giá trị công việc giữa người Việt Nam và Nhật Bản

Người Việt Nam và người Nhật Bản khá giống nhau về làm việc chăm chỉ và nghiêm túc. Nhưng cách suy nghĩ của người Việt Nam và người Nhật về công việc thì khá khác biệt.

Thông qua việc sử dụng dịch vụ Q&Me, chúng tôi đã so sánh sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Nhật Bản về công việc của họ bao gồm những quan điểm về việc đổi công việc mới, sếp ở công ty…

Sự khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất là số lần thay đổi công việc. Ở Nhật Bản, mọi người thích làm việc tại một công ty và số lượng người nhảy việc cũng ít hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khảo sát của chúng tôi, 56% người Nhật làm việc tại một công ty trong khi ở Việt Nam thì thấp hơn nhiều với tỉ lệ là 26%

Sự khác biệt về giá trị công việc giữa người Việt Nam và Nhật Bản

Trong việc lựa chọn công việc thì không có sự bất ngờ nào khi “lương” là điều kiện đứng đầu. Ở Việt Nam, “môi trường làm việc” và “phù hợp với kỹ năng” thì nằm trong 3 thứ hạng đầu. Còn ở Nhật Bản, “lương”, “công việc thú vị” và “thời gian làm việc” là những điều kiện cao nhất.

Sự khác biệt về giá trị công việc giữa người Việt Nam và Nhật Bản

Người Nhật Bản đánh giá “công việc thú vị” rất quan trọng. Mặt khác, số điểm của “phù hợp với kĩ năng” thì không quá cao, giống như việc được đào tạo các kĩ năng ở công ty vậy. Gần như những sinh viên sau khi tốt nghiệp thường bắt đầu làm việc tại công ty vào tháng 4 và họ thường được đào tạo về kỹ thuật và kinh doanh trong nhiều tháng. Hệ thống này khiến họ ít lo lắng hơn về các kỹ năng được đào tạo.

“Thời gian làm việc” là một trong những điều lo lắng nhất ở Nhật Bản. Có lẽ bạn đã từng nghe người Nhật Bản làm việc liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ mặc dù nó không chắc sẽ hiệu quả. “Thời gian làm việc” là lý do cao nhất tại sao người Nhật Bản nghỉ việc.

Sự khác biệt về giá trị công việc giữa người Việt Nam và Nhật Bản

Khi nhắc đến nghỉ việc, ở Việt Nam lý do phổ biến nhất là “lương thấp”, “sự nghiệp không rõ ràng”, “phúc lợi từ công ty ít”. Còn ở Nhật Bản thì là “thời gian làm việc dài”, “xung đột với sếp / đồng nghiệp”.

Tôi không biết rằng ở Việt Nam một trong những phúc lợi quan trọng của công ty là “du lịch hàng năm”. Còn ở Nhật Bản, người trẻ tuổi không thích tham gia những sự kiện giống như vậy, họ thích sự riêng tư hơn. Bên canh đó, chúng tôi có rất nhiều cuộc họp “sau 5 giờ” (uống bia với đồng nghiệp sau 5 giờ chiều). Thế nên, chúng tôi gặp đồng nghiệp như thế là quá đủ.

Và người Nhật Bản rất kiên nhẫn trong việc mất 90 phút di chuyển từ nhà tới công. Và cuối cùng, “xung đột với sếp / đồng nghiệp” là vấn đề lớn nhất ở Nhật Bản trong khi làm việc theo nhóm và mối quan hệ trong nhóm là chìa khóa để dẫn tới thành công.

Người Việt Nam khá tham vọng cho những cơ hội của họ. Họ thường tham lam trong việc được trả lương cao và môi trường làm việc tốt để đạt được những kỹ năng cao. Điều đó rất rõ ràng cho những ai có kỹ năng cao hơn sẽ được trả nhiều hơn và bạn có thể có được thu nhập cao hơn bằng cách tìm kiếm những cơ hội. Mặt khác, người Nhật Bản thì có sự cam kết cao hơn trong những công việc được giao. Họ cống hiến bản thân nhiều hơn cho trách nhiệm công việc của họ, mặc dù họ biết rằng những thành quả này không ảnh hưởng về tăng lương ngay tập lức. Điều này dẫn đến chất lượng làm việc rất cao ở tất cả những lĩnh vực như văn phòng, công nhân, nhà hàng và khách sạn.

Cả 2 đều có ưu và khuyết điểm. Như những người Nhật Bản khác sống ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng hệ thống công việc ở Nhật Bản đã trở lên lỗi thời, mặc dù nó giúp chúng tôi duy trì chất lượng công việc cao.

Báo cáo đầy đủ có thể được xem ở đây. Và chúng tôi cũng đã chuẩn bị infographic để dễ hiểu hơn