[Tech Report] Khái niệm và vai trò của AI đối với Marketer

Chắc hẳn vừa qua các bạn nghe giới công nghệ lảm nhảm nhiều về AI đi kèm với hàng tá các thuật ngữ như “machine learning”, “deep learning”, “data mining”, “big data”,… Nghe nói nhiều kể cũng bực vì chẳng hiểu nó là cái gì, để làm gì và liệu có liên quan gì đến marketer chúng ta hay không?

Nhưng thật ra AI rất gần gũi với chúng ta, có ích và cũng không khó hiểu cho lắm. Thậm chí AI sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong tương lai của marketer.

AI trước đây và bây giờ

Trước khi đi vào chủ đề chính ta cần hiểu bản chất và những thứ liên quan đến AI.

(Lưu ý những diễn giải dưới đây là những gì chúng tôi cố gắng giải thích một cách dễ hiểu dễ hình dung nhất dành cho dân ngoại đạo, cho nên ở góc độ chuyên gia thì nó lại kém chính xác. Cân bằng sự dễ hiểu và đảm bảo đúng kiến thức thật là khó!)

- AI (Artificial Intelligence) hầu như ai cũng biết có nghĩa là “trí tuệ nhân tạo”. Ok, bạn hiểu đúng rồi đấy, không cần giải thích gì thêm. Nói chung AI là khả năng tự đánh giá, tự đưa ra quyết định của máy móc mà không cần sự điều khiển trực tiếp từ con người. Và AI là một khái niệm rộng không bị giới hạn bởi các đặc trưng kỹ thuật.

- Machine Learning - “máy học”, là khả năng học hỏi của máy móc. Cũng nằm trong số những kỹ thuật AI, điểm đặc trưng của machine learning là khả năng tiếp nhận dữ liệu và tự học. Và cùng với việc áp dụng các kỹ thuật mạng nơ-ron nhân tạo (artificial neural networks), machine learning mở ra cho máy móc khả năng thấu hiểu những dữ liệu từ thế giới thực thông qua các khả năng nhận diện, đánh giá, phán đoán với tính chính xác tương đối.

- Deep Learning là một mảng chuyên sâu của machine learning với đặc thù khai thác mạng nơ-ron nhân tạo tự học từ những tập dữ liệu đầu vào cực lớn và trong quá trình học nó tự nhận biết những điểm đặc trưng và không ngừng tự cập nhật và thay đổi những nhận thức đó.

- Data Mining - việc khai thác dữ liệu, mục đích để trích xuất ra những thông tin có giá trị phục vụ nghiên cứu, khảo sát và đánh giá các vấn đề tiềm năng đang nằm trong một khối dữ liệu nào đó.

- Big Data - dữ liệu lớn. Những dữ liệu lưu trữ về người dùng của Google là dữ liệu lớn. Dữ liệu của mạng xã hội Facebook là dữ liệu lớn. Trên thực tế phải gọi là siêu lớn thì mới đúng. Và big data chỉ thực sự nổi cộm trong giai đoạn bùng nổ mạng xã hội. Facebook, Google là những công ty công nghệ có quá nhiều dữ liệu của người dùng. và họ đặt ra những cơ hội mới để khai thác những dữ liệu này để hình thành nên những thế mạnh công nghệ mới. Khi chúng ta có những khối dữ liệu lớn thì các kỹ thuật data mining cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

- Sensor - cảm biến. Là các loại thiết bị điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận một số thông tin từ thế giới thực chuyển thành tín hiệu. Có rất nhiều các loại cảm biến, từ cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến gia tốc, cảm biến âm thanh, cảm biến dòng không khí, cảm biến ánh sáng, cảm biến ô xy,… camera trên điện thoại của các bạn cũng là một loại cảm biến.

Có rất nhiều loại cảm biến, đây chính là phương tiện giúp AI quan sát thế giới.

Như vậy, so với trước đây vốn chúng ta chỉ gặp trí tuệ nhân tạo xử lý các vấn đề trong phạm vi không gian số với những ứng dụng như chơi game cờ tướng với máy tính, hỗ trợ kiểm tra chính tả trong MS Word, hỗ trợ tìm kiếm tra cứu từ điển,… và giờ đây khi loài người sử dụng rất nhiều các loại cảm biến áp dụng trong đủ mọi lĩnh vực từ các thiết bị gia đình thông minh, tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cho đến các lĩnh vực giải trí và đỉnh điểm là mạng xã hội đã tạo nên khối dữ liệu đầu vào rất lớn tạo điều kiện cho AI bước đầu học hỏi và thấu hiểu thế giới bên ngoài nhiều hơn.

Hiển nhiên ta có thể dễ dàng hình dung máy móc sẽ giúp ra được rất nhiều một khi nó thông minh hơn, nhưng khoan!!! có khi nào bạn có cảm giác lạnh gáy không? Có thể tương lai sẽ là cuộc chiến đẫm máu giữa loài người với những cỗ máy như trong Terminator và kết thúc ngã ngũ hoàn toàn như trong The Matrix.

Chúng ta dần dần sẽ biến thành những viên pin sinh học cho chúng.

AI – tên nô lệ của giới marketing

Nhưng thật ra đây chưa phải là ác mộng, ác mộng thực sự đáng sợ và đến sớm hơn rất nhiều và tôi sẽ tiết lộ sau. Dù có chuyện gì xảy ra thì có một điều tôi luôn dám chắc, đó là giới marketer chúng ta sẽ vắt kiệt sức lao động của những tên nô lệ AI, chúng ta sẽ tận dụng đến từng mili-Vol điện chạy trong mạch của chúng!

[Tech Report] Khái niệm và vai trò của AI đối với Marketer

Có lẽ bạn bất ngờ về điều này nhưng thật sự giới marketing là lực lượng tiên phong và cũng là nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy các kỹ thuật AI phát triển. Và AI không như chúng ta nghĩ nằm ở đâu đó trong tương lai xa, mà chúng ở rất gần chúng ta, ngay bên cạnh, mỗi ngày.

Dưới đây là những ví dụ về việc sử dụng AI mà dân marketer không thể không lưu tâm:

Facebook cải thiện Newsfeed

Facebook là một ví dụ điển hình về việc sử dụng deep learning giúp cải thiện bộ lọc trên trang newsfeed– sẽ lọc ra những bài post của bạn bè và những quảng cáo phù hợp để cho bạn đọc dựa trên những hành vi của bạn trước đấy. Ví dụ một cô gái bạn thích và hay ấn like hay comment, những post của cô ấy sẽ được ưu tiên hiển thị trong danh sách của bạn. Những post nhàm chán của lũ bạn mà bạn bỏ qua cũng sẽ được ghi nhớ lại, dần dà những con người đó sẽ không còn tồn tại trên newsfeed của bạn… Đó là những ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hình dung, thực sự deep learning hoạt động không đơn giản như vậy.Cảnh báo: Hãy cẩn thận đừng để cho người khác vào FB của bạn nhé, chỉ cần lướt qua newsfeed họ sẽ hình dung được bạn thực sự là ai.

Quản lý và đề xuất nội dung báo chí, PR

Chúng ta đều quen với cụm từ “If you liked this, you might also like…” (nếu bạn thích cái này, bạn cũng có thể thích…) một loại đề xuất nội dung thường nằm phía dưới bất kỳ bài báo nào trên web. Các bạn có biết rằng những nội dung đề xuất này đều là dựa trên deep learning hoặc một loại AI chuyên phân tích các dữ liệu về hành vi người dùng trên web để tìm ra thứ gì khả năng người dùng sẽ thích nếu đọc tiếp theo.

Đưa ra những tít báo (câu khách) tối ưu SEO

Tin được không? Hãy đọc bài báo này và bạn sẽ sốc lên sốc xuống!
https://thestack.com/world/2015/10/15/machine-learning-generates-clickbait-headlines-that-will-shock-you/

[Tech Report] Khái niệm và vai trò của AI đối với Marketer

Đại loại là các nhà nghiên cứu Na Uy đã áp dụng deep learning và neural network để dạy cho máy tính cách viết tít báo, và cái tít của bài báo trên mình gửi cũng là sản phẩm của con AI đó. [Tech Report] Khái niệm và vai trò của AI đối với Marketer)

Hãy đọc và cảm nhận :(( cái cách nó đưa mũi tên vào tít bài báo.

Gợi ý bán hàng

Không chỉ công nghiệp nội dung mà cả lĩnh vực eCommerce cũng áp dụng triệt để deep learning. Amazon chắc hẳn không xa lạ gì, nó gợi ý cho bạn những thứ hàng hóa khác dựa trên những thông tin từ cái click xem thử, thời gian đắn đo… với các sản phẩm bạn quan tâm và dựa cả vào những sản phẩm bạn đã từng mua. Thậm chí nó đánh hơi được cả mức độ quan tâm của bạn với từng sản phẩm, nếu có một sản phẩm bạn rất thích nhưng vì một lý do nào đó mà còn lưỡng lự không mua, nó sẽ lên plan chạy quảng cáo re-targeting để đeo bám bạn – dai hơn cả mấy em bán bảo hiểm.Mua máy khoan nó gợi ý “thường người ta mua kèm với thứ này mày ạ và mày có cần những thứ kia không?”

Nhận diện lời nói – speech recognition

Bình thường mình dùng cụm từ “nhận diện giọng nói” nhưng trong đoạn này phải dùng “nhận diện lời nói” mới chính xác. Hẳn bạn đã từng dùng thử Siri hay Google Assistant, và trong mấy năm trở lại đây chất lượng nhận diện đã tốt hơn rất nhiều, nhưng bạn có biết tại sao “nhận diện lời nói” lại rất quan trọng không? Đặc biệt quan trọng trong các vấn đề liên quan đến SEO và marketing luôn. Vì khi ta đưa ra một câu hỏi hay yêu cầu, ngoài những từ khóa quan trọng được nhận diện máy còn hiểu chính xác ta đang muốn yêu cầu về điều gì liên quan đến từ khóa đó, thay vì cách tìm kiếm trên Google xưa cũ là gõ các từ khóa đơn lẻ.
Cụ thể Google đã sử dụng RankBrain – một công nghệ machine learning – để phân tích lời nói, nội dung tìm kiếm và tính toán để đưa ra kết quả mà có thể trùng khớp với thứ mình đang tìm kiếm nhất.

Hãy nhớ nhé, lần sau hãy dùng Siri!

Quảng cáo hướng mục tiêu (Ad targeting)

Google, Facebook là những mạng quảng cáo hàng đầu. Và họ cũng dùng AI để đưa ra những quảng cáo phù hợp với khách hàng của mình, đây là một tin không mới. Nhưng cái mới ở đây chính là sắp tới Google sử dụng một loại công nghệ AI mới được gọi là recurrent neural network (chưa biết dịch thế nào), nôm na nó có thể nhớ tạm các các thông tin về khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần cài đặt code tracking trên website hay banner quảng cáo. Điều này thực sự rất tiện lợi cho dân marketer vốn hạn chế kiến thức công nghệ.

Chatbots

Chatbot là một kênh mới để bán hàng, được cái là nếu thiết kế được tương tác tốt thì quy trình tư vấn cho khách hàng rất là nhàn và tiết kiệm. Nhưng để làm được tốt không hề dễ vì kiếm được người có kinh nghiệm rất khó, mà thuê ngoài làm thì họ lại rất khó để có thể thấu hiểu các đặc thù việc hỗ trợ khách hàng trên từng sản phẩm khác nhau. Việc sử dụng chatbot hiện tại vẫn hạn chế, nhưng vẫn đang là một xu thế tiềm năng trong tương lai,

Marketing automation – marketing tự động hóa!

Bạn chẳng nghe nhầm đâu. Tự động hóa hết 100%, tận dụng tất cả các kênh từ các tin tức báo chí khơi gợi nhận thức, các nội dung PR, in-line banner, cho đến việc email thông báo các offer đặc biệt, hay inbound CTA dẫn dụ mua nhanh… Tóm lại là toàn bộ sales cycle AI đảm nhận tất tần tật. Sao lại không, khi mà hành vi xem hàng mua hàng của chúng ta đang dần chuyển hết lên online?Chúng ta sẽ mất việc??? Đây mới thực sự là ác mộng!

Và kết cục của các marketers đó là…

Giàu có và chẳng cần phải làm gì nữa vì AI đã bán hàng hộ chúng ta rồi. Chào mừng đến với tương lai – một tương lai không có marketers.

So… welcome to the future!