Marketer Trương Phúc Thiện
Trương Phúc Thiện

Quản lý Sales kèm Marketing "DẠO" cho DN siêu nhỏ @ Sales Bựa

Thanh toán tạm giữ - An toàn cho người mua, tiện ích cho người bán

Thanh toán tạm giữ là gì?

Hiểu theo cách đơn giản, ta có thể hiểu như sau: thanh toán tạm giữ là một giải pháp thanh toán, bắt đầu bằng việc bên mua xác nhận thanh toán mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó (sau khi nhập mã xác thực dùng một lần, OTP). Nhưng số tiền thanh toán đó sẽ tạm thời bị giữ lại, đồng nghĩa là số tiền sẽ không chuyển liền ngay lập tức vào tài khoản bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Số tiền chỉ được chuyển cho bên cung cấp, khi tất các cam kết, các thỏa hiệp giao dịch giữa 2 bên (bên mua và bên cung cấp) đều được thỏa mãn, trong một khoảng thời gian nhất định.

Thanh toán tạm giữ - An toàn cho người mua, tiện ích cho người bán

An toàn cho người mua

Không phải tự nhiên mà đại đa số người dùng Việt lại ưa chuộng hình thức “tiền trao cháo múc”, là nhận hàng rồi mới trả tiền (COD). Mặc dù bắt nguồn chính là từ văn hóa và thói quen tiêu dùng của người Việt từ bao lâu nay, nhưng yếu tố quan trọng nhất không phải do văn hóa hay thói quen mua sắm của người Việt. Mà chính là do việc người dùng Việt thiếu niềm tin vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ, họ luôn e ngại nhất định về uy tín đa số các nhà cung cấp. Và ngay cả hệ thống quản lý hiện tại của nhà nước về thị trường nói chung và lĩnh vực thương mại điện tử xét riêng, người dùng vẫn chưa thể tin cậy hoàn toàn.

Ở Việt Nam, giải pháp thanh toán trả tiền sau khi nhận hàng (COD) thực tế đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về niềm tin của người dùng. Nhưng với hình thức thanh toán COD, người mua vẫn còn gặp nhiều hạn chế khác, như rất bất tiện và rủi roc ho về việc thanh toán bằng tiền mặt cho những món hàng giá trị lớn, hay thời điểm nhận hàng không phải lúc nào cũng thuận tiện vì nhiều yếu tố khách quan tác động như thời tiết, công việc đột xuất .v.v..

Tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết tại các nước phát triển, người dùng đã dần quen thuộc với một giải pháp thanh toán tối ưu hơn, hiện đại hơn so với COD. Đó chính là hình thức thanh toán tạm giữ. Với giải pháp này, người dùng hoàn toàn có thể đảm bảo quyền chi trả tiền, chỉ khi họ nhận được đúng món hàng mong muốn. Bên cạnh đó, người dùng còn được linh hoạt hơn khi trong việc thanh toán, người dùng có thể chọn lựa thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng hay giao dịch bằng tài khoản ví điện tử, để thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Đặc biệt là trong những trường hợp mua sắm những món hàng có giá trị cao như mua nhà, mua xe.. thì việc thanh toán bằng tiền mặt là rất bất tiện và có nhiều rủi ro kèm theo.

Thanh toán tạm giữ - An toàn cho người mua, tiện ích cho người bán

Một ưu điểm vượt trội nữa của thanh toán tạm giữ so với COD là khi gặp sự cố về đơn hàng, như hàng hóa không đúng theo yêu cầu, lỗi vận chuyển… Thì người dùng được quyền khiếu nại bên cung cấp với bên trung gian thứ 3, tức bên trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán tạm giữ, đứng ra phân xử khách quan để bảo vệ quyền lợi, cũng như đảm bảo sự công bằng cho cả đôi bên bán và mua.

Tiện ích cho người bán

Với hình thức COD, người bán thường chịu nhiều thiệt thòi, tiêu biểu như về khoản chi phí dành cho việc thu nhận tiền, xử lý khiếu nại.. và thiệt thòi trên hết là việc bị chôn vốn. Người bán khi áp dụng hình thức COD thì gần như phải chấp nhận đầu tư một khoản vốn lớn để mua, trữ hàng trước khi bán cho người dùng. Với việc dòng vốn chính bị chậm hoặc rất ít xoay vòng, kết hợp các chi phí phát sinh về quản lý, triển khai dịch vụ bán hàng trước lấy tiền sau để đáp ứng yêu cầu của người mua. Đây luôn là bài toán nan giải đối với đa số doanh nghiệp thương mại điện tử có qui mô vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Thanh toán tạm giữ - An toàn cho người mua, tiện ích cho người bán

Kết hợp hình thức thanh toán tạm giữ với mô hình kinh doanh, rõ ràng có thể giải quyết đáng kể vấn đề chi phí và tồn đọng vốn cho các người bán (Đặc biêt là trong lĩnh vực thương mại điện tử). Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ thanh toán của một đối tác uy tín, có thương hiệu trên thị trường, thì người bán còn có thể tận dụng được sự bảo trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ đối tác, nhằm gia tăng uy tín của mình và góp phần thu hút khách hàng mới dễ hơn, cũng như củng cố lòng trung thành của những khách hàng hiện tại.

Vậy liệu giải pháp thanh toán tạm giữ có thực sự phù hợp và phát triển được tại Việt Nam hay không? Câu trả lời đã dần hiện ra rõ ràng từ những chuyển biến thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian hiện tại và sắp tới.