YouTube: Mục tiêu và thách thức của người khổng lồ trong năm 2017
Gã khổng lồ YouTube đang mang đến sự giải trí từng ngày cho cả hành tinh thông qua các video, và đa dạng hóa nguồn doanh thu của chính mình. Song, dù YouTube đã được nhiều cải tiến trên hàng loạt nhiều khía cạnh, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức lớn cần được giải quyết.
Từ khi trở thành YouTube CEO vào năm 2014, huyền thoại Google – Susan Wojcicki luôn cần mẫn với việc định hình một dịch vụ từ lâu đã thu hút được nhãn cầu của thế giới, trở thành một mô hình doanh nghiệp bền vững.
4 Mục tiêu được YouTube ưu tiên hàng đầu
1. Chú trọng vào các nhóm người dùng yêu thích
Wojcicki không ngừng thúc đẩy công ty điều chỉnh dịch vụ sao cho phù hợp với các cách sử dụng phổ biến nhất của người dùng YouTube, tạo ra ứng dụng dành riêng cho trẻ em, các tay game thủ, và người sử dụng thực tế ảo.
2. Tạo ra doanh thu từ nhiều nguồn, không chỉ dựa vào quảng cáo.
Red là một dịch vụ cao cấp không có quảng cáo và bạn sẽ trả 9.99 đô-la Mỹ một tháng. YouTube đưa ra dịch vụ mua hoặc thuê (tương tự như Amazon) dành cho các bộ phim Hollywood và chương trình TV, và YouTube TV cung cấp 40 kênh phát sóng cùng truyền hình cáp với mức giá 35 đô-la Mỹ một tháng. Vào tháng 10 năm 2016, Google đã mua lại công ty tiếp thị gây ảnh hưởng FameBit nhằm giúp đỡ YouTube kết nối các thương hiệu và Ngôi Sao nổi tiếng.
3. Trải nghiệm mobile-first
YouTube chú trọng cách hiển thị nội dung của website trên thiết bị smartphone, tablet sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Wojcicki tăng cường cải tiến giao diện người dùng quan trọng được thiết kế ưu tiên dành cho smartphone hoặc tablet (máy tính bảng), ví như tính năng nhấp đôi vào video để cho qua nhanh hay tua ngược lại 10 giây và có luôn cả tính năng xem video theo chiều dọc khi Snapchat phổ biến nó. Kết quả cho thấy: Số lượt xem trên thiết bị di động đã vượt lên so với máy tính để bàn.
4. Tối ưu hoá thời gian xem
Thuật toán mới đây cũa YouTube đã tạo ra con số người xem video hơn 1 tỉ giờ đồng hồ trong một ngày. YouTube tối ưu hóa khái niệm “thời gian xem video” bao gồm nội dung được xem, thời lượng theo dõi, thời lượng sử dụng YouTube tổng thể của người dùng, v.v… Kết hợp lại, những tín hiệu này giúp thuật toán YouTube quyết định những video nào có khả năng được người dùng xem ngay lập tức khi nó được đăng và dẫn đến khoảng thời gian xem dài nhất.
3 Thách thức cần được chinh phục
1. Xây dựng lại lòng tin với các nhà quảng cáo.
Sự phát hiện ra các quảng cáo có nội dung tiêu cực được hỗ trợ tiền bạc vào tháng Ba vừa rồi đã tạo ra làn sóng phản đối kịch liệt từ dư luận. Dù hiện tại những ồn ào và dư luận cũng đã lắng xuống, YouTube nhận thấy cần phải thay đổi về chính sách hỗ trợ các nhà quảng cáo. Thêm nhiều áp lực để công ty đưa ra các số liệu xem tốt hơn, minh bạch hơn và tiếp tục tạo ra các công cụ cho phép các nhà tiếp thị kiểm soát nơi quảng cáo của họ xuất hiện.
2. Nâng cấp trải nghiệm người dùng
Để giảm 45% số lần quảng cáo chạy trên video, YouTube cho thêm nhiều công cụ và dịch vụ hơn, bao gồm hỗ trợ từ nhân viên, kiểm duyệt cộng đồng, và nguồn cung cấp dữ liệu non-video để tương tác với người hâm mộ. Tuy nhiên, không phải những lần nâng cấp nào cũng tạo thêm giá trị cho người dùng. Các điều chỉnh thuật toán YouTube có thể ảnh hưởng toàn diện độ phổ biến của kênh và những thay đổi đó không phải lúc nào cũng có được chuyển tiếp hiệu quả.
3. Đóng góp cho nền âm nhạc thế giới
Một tổ chức thương mại âm nhạc cho biết: Ước tính có tới gần 800 triệu người dùng nghe nhạc trên YouTube. Mặc dù doanh nghiệp này tuyên bố rằng đã trả hơn 1 tỉ đô-la cho ngành công nghiệp âm nhạc vào năm 2016 (từ quảng cáo) và phấn đấu nhiều hơn để lăng-xê những nghệ sĩ mới nổi bằng dịch vụ của mình. Thế nhưng giới nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhãn hiệu vẫn phần nàn rằng đóng góp như vậy là không đủ so với doanh thu của YouTube.
Vân Bích
iPrice Group