[Decision Lab] Ngành kinh doanh ăn uống Việt Nam sụt giảm trong Quý 1 2017
Mùa xuân luôn được kỳ vọng mang lại sự khởi đầu may mắn. Tuy nhiên, đối với các nhà hàng - quán ăn tại Việt Nam, những tháng đầu năm 2017 đã không mang lại nhiều tín hiệu khả quan.
Theo báo cáo mới nhất về ngành kinh doanh ăn uống của Decision Lab, Quý 1 - 2017 có thể được xem là thời điểm ảm đạm nhất đối với các nhà hàng tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh – với tổng lượt ghé thăm giảm 9% và mức chi tiêu trung bình đầu người giảm 12%. Kết thúc quý 1 - 2017, tổng doanh thu của ngành dịch vụ này giảm đến 20% so với quý 4 - 2016.
Tuy nhiên, đối với các chuyên gia trong ngành, điều này không hề ngạc nhiên, bởi kinh doanh nhà hàng - quán ăn thực sự là hoạt động kinh doanh theo mùa. Riêng về Quý 1, có khá nhiều lý do để giải thích cho việc thị trường tiến triển chậm chạp.
Trước hết, 2 tháng đầu năm là thời điểm diễn ra Tết nguyên đán – kỳ nghĩ lễ quan trọng nhất trong năm. Để đón Tết chu đáo, mọi người đã tiết kiệm bằng cách cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, điển hình là ăn uống tại các nhà hàng. Ngoài việc tiết kiệm, thời điểm này cũng là khi người Việt thường xuyên họp mặt gia đình, dành nhiều thời gian cùng người thân nấu nướng, dùng bữa tại nhà. Những năm gần đây, người tiêu dùng cũng bắt đầu đi du lịch nhiều hơn trong kỳ nghỉ dài này. Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm giảm lượt ghé thăm tới nhà hàng - quán ăn một cách đáng kể.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các doanh nghiệp trong ngành ăn uống không thể làm gì để thay đổi tình hình. Với sự am hiểu đầy đủ về người tiêu dùng, các nhà hàng hoàn toàn có khả năng lội ngược dòng. Vậy các doanh nghiệp và đội ngũ tiếp thị nhà hàng cần lưu ý gì về hành vi của người tiêu dùng trong quý 1?
Người tiêu dùng có xu hướng chọn những nơi rẻ hơn để ăn uống
Tiết kiệm không đồng nghĩa với việc không ăn uống bên ngoài. Mong muốn tiết kiệm thúc đẩy người tiêu dùng chọn nơi nào vừa đáp ứng được nhu cầu cơ bản mà không cần chi quá nhiều tiền.
Dữ liệu nghiên cứu từ Foodservice Monitor của Decision Lab cho thấy doanh thu và lượt ghé thăm của cả hai loại nhà hàng Full Service Restaurants* và Quick Service Restaurants** đều sụt giảm trong quý 1 vừa rồi. Trong khi đó, các kênh với mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn, ví dụ quán ăn vỉa hè và cửa hàng tiện lợi lại duy trì thị phần của mình một cách khá ổn định.
Để cạnh tranh với các địa điểm bình dân hơn, các doanh nghiệp nhà hàng nên xem xét đưa ra thực đơn/ ưu đãi đặc biệt, với mức giá phù hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng vào thời điểm này trong năm.
Người tiêu dùng hạn chế dùng bữa chính ở ngoài
Để chuẩn bị cho một mùa Tết sung túc, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm việc đến các nhà hàng để dùng các bữa chính - sáng, trưa và tối. Nếu có ghé thăm quán xá cho các bữa này, người tiêu dùng cũng sẽ chi tiêu ít hơn đáng kể.
Tuy nhiên, điều thú vị là khó ai cưỡng lại được một món ăn hay thức uống nhằm tiếp thêm năng lượng vào giữa ngày. Đó là lí do lượt ghé thăm vào buổi xế chiều không hề tụt giảm trong quý 1. Mặc dù vậy, người tiêu dùng vẫn khá trung thành với kế hoạch tiết kiệm của mình và chi ít hơn cho bữa này so với các quý trước.
Khi người tiêu dùng nhận thấy ăn uống các bữa chính bên ngoài tốn kém hơn, đặc biệt vào dịp Tết, các nhà hàng nên tung ra thực đơn nhằm vào các bữa ăn vặt với mức giá hợp lý, nhằm lôi cuốn khách hàng hiệu quả hơn.
Người tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ giao hàng
Theo báo cáo hàng quý từ Foodservice Monitor của Decision Lab, dịch vụ giao món tận nơi – delivery - là loại hình tiêu thụ duy nhất vẫn giữ được thị phần ổn định trong quý 1 (hai loại hình còn lại đều sụt giảm là tiêu thụ tại nơi – onpremise- và mua đem đi – take away). Người tiêu dùng vẫn đề cao mức độ tiện lợi của việc đặt món nấu tại nhà hàng và được giao đến tận nơi. Đặc biệt vào thời điểm trước, trong và sau Tết, khi mọi người đều bận rộn với việc cơ quan, rồi lại chuẩn bị cho ngày lễ, cùng muôn vàn nghi thức, dịch vụ đặt món và giao hàng rất được ưa chuộng vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.
Mặc dù số lượng đơn hàng delivery không sụt giảm, người tiêu dùng vẫn có xu hướng chi ít hơn cho các đơn đặt hàng, tuân theo kế hoạch tiết kiệm của mình. Để hạn chế tác động tiêu cực từ mức chi tiêu thấp hơn khi đặt hàng, các nhà hàng có thể đưa ra gói khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng đặt hàng thường xuyên hơn. Đồng thời, các nhà hàng cũng nên cân nhắc cung cấp các món snack cho các buổi xế với mức giá hấp dẫn và hợp tác với các công ty giao hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận hành cho dịch vụ giao hàng.
Cần thêm dữ liệu? Mua báo cáo của chúng tôi tại đây.
Giới thiệu về Foodservice Monitor
Foodservice Monitor (Dịch vụ theo dõi thị trường dịch vụ ăn uống) của Decision Lab báo cáo dữ liệu hàng ngày về thị trường ăn uống bên ngoài tại Việt Nam. Các báo cáo Foodservice Monitor đươc truy cập dưới hình thức gói đăng ký dài hạn, cung cấp một cái nhìn tổng thể về lượt ghé thăm nhà hàng, chi tiêu, các món ăn - thức uống được tiêu thụ, lý do tiêu thụ, các dịp/ buổi ăn uống và địa điểm nhà hàng, cùng các thông tin thiết thực khác giúp các nhà hàng ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm về Foodservice Monitor
Đặt mua cập nhật báo cáo mới nhất hôm nay
*Full service restaurants: nhà hàng phục vụ có nhân viên phục vụ tại bàn, thông thường sẽ có mức giá cao hơn.
**Quick service restaurants: nhà hàng phục vụ thức ăn/uống nhanh