Marketer Lương Tấn Phú
Lương Tấn Phú

Architect @ Cà phê Oscar - Đậm đà cuộc sống

Cái tôi bị lãng quên và số phận người dẫn đầu thầm lặng

Tôi có đọc một bức tâm thư của cựu CEO với chuỗi ca phê, là một dự án startup rất thành công với vốn kêu gọi đc đầu tư lên tới hàng triệu đô-la sau khi dự án thất bại, cô thốt lên đầy cay đắng: “Làm doanh nhân khổ quá, vì cái tôi và lòng tự kiêu mà chẳng ai dám nói ra những sự thật đau lòng này!”

Tôi thật sự rất đồng cảm với cô ấy từ chính trải nghiệm của bản thân mình: “Là doanh nhân, là sếp hay là người đứng đầu chưa bao giờ dễ, và thực sự quá khổ.”

Suy nhược tinh thần, trầm cảm và lo âu đối với các leader thật sự phổ biến, ít nhất là trong một thời điểm nào đó hoặc thậm chí là cả hành trình của vai trò người đó đang mang.

Những lý do trả lời cho sự thật ấy ở ngay phía dưới đây thôi.

Cái tôi bị lãng quên và số phận người dẫn đầu thầm lặng

1. Là “sếp” thì phải đứng trên đỉnh cao của sự cô đơn

Những ngày mới nhận trọng trách là người đi đầu định hướng cho team mình, tôi luôn xác định và muốn tạo ra môi trường làm việc mà ở đó họ cảm thấy được trao quyền, được đánh giá cao và hạnh phúc khi làm việc.

Thế nhưng, mọi cố gắng xây dựng đều là “công dã tràng”, như một chiếc tàu bị chệch đường. Tôi luôn cố gắng để tạo ra sự thoải mái cũng như trở thành bạn với nhân viên của mình. Dù tránh được mọi xung đột, đặt ra những kỳ vọng mơ hồ nhưng kết quả cuối cùng, những gì tôi đạt được chỉ là thất-bại. Sau cùng tôi phải chấp nhận một người lãnh đạo thì phải chấp nhận việc cô đơn trong chính văn phòng của mình bởi nhân viên cần một người lãnh đạo, chứ không phải một người bạn.

- Lãnh đạo giống như làm cha mẹ, càng nuông chiều, càng dễ dãi, cho quà nhiều con cái sẽ hư hỏng.

Là cha mẹ, bạn luôn muốn cho chúng những gì tốt nhất, luôn mua quà chúng, làm mọi điều bạn nghĩ là tốt nhất. Điều cám dỗ là, càng cho quà nhiều, con cái càng yêu hơn khiến bạn ngày càng sa lầy vào việc đáp ứng nhu cầu. Nhưng việc nuôi dạy một đứa trẻ vốn không phải trò vui, đó phải là trách nhiệm dạy chúng trưởng thành. Điều đó cần có kỷ luật, sự cống hiến và cả những quyết định khó khăn. Cũng có nghĩa, bạn phải là phụ huynh, trước khi là bạn của chúng.

Logic tương tự được áp dụng khi quản lý một tập thể. Là một lãnh đạo, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy nhóm tốt khi mọi người được thoải mái vui vẻ và bản thân được nhìn nhận như một vị sếp vui tính. Nhưng giống như nuôi dạy con cái, việc lãnh đạo đòi hỏi nếu bạn không đặt ra được những kỳ vọng, yêu cầu mọi người có trách nhiệm, điều ấy chứng tỏ bạn đang thất bại trong vai trò quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo.

Ban đầu, tôi hy vọng mọi người tự hiểu kỳ vọng tôi dành cho họ, thay vì đưa ra tiêu chuẩn và các chế tài cụ thể, tôi trông đợi sự tự giác. Lẽ ra lúc đó việc tôi cần làm chỉ là nói chuyện với các thành viên, giải thích tình hình và cho họ biết tôi mong họ thực hiện đúng những điều mình muốn như thế nào. Chỉ vì tránh xung đột, tôi đi đường vòng, khiến nhân viên mơ hồ, nhầm lẫn, khiến chính họ và bản thân thất vọng.

Đôi lúc, ngay cả khi đã làm điều đúng đắn nhất cho cả nhân viên và tập thể, bạn vẫn bị ghét bỏ. Là người đứng đầu quả thật rất có uy nhưng bạn cũng là người chắc chắn phải gánh trên vai trách nhiệm cho tất cả những sai lầm, thất bại, và nhìn chung là cả bất kỳ thứ gì mà nhân viên của bạn làm sai. Không ai khác ngoài bạn phải chịu trách nhiệm và bị đổ lỗi cho tất cả những vấn đề đó.

Cái tôi bị lãng quên và số phận người dẫn đầu thầm lặng

2. Áp lực “thành công” thật kinh khủng - “Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Sếp không có tài thì không được nhân viên thực sự tôn trọng, không làm nhân viên tin tưởng được. Ngược lại nếu tài thực thì sao?

Thì sẽ cô đơn. Không phải ai cũng sẽ nhìn nhận cái tài một cách tích cực. Thử hỏi 10 nhân viên về sếp của họ thật cởi mở, có tới 7 người sẽ mở đầu bằng câu: Sếp của tôi tốt hay sếp tôi cũng được, nhưng…

…rồi họ sẽ kể hàng trăm tật xấu, những tin đồn thất thiệt, mâu thuẫn giữa họ và sếp, những điều vụn vặt được truyền miệng đó lâu dần khiến nhân viên sợ, có ác cảm, không thiện chí với sếp.

Ai cũng rất giỏi trong việc nhìn ra cái xấu nhỉ?

Hiệu ứng hài hước là khiến ông/bà sếp tài ba ấy nghi ngờ chính bản thân mình. Không chỉ thế thôi đâu, bạn sẽ hiển nhiên bị cho là “chủng loại” từ trên trời rớt xuống, “kẻ khác người” chỉ vì tầm nhìn của bạn khác hẳn với nhân viên…Có ai đôi lúc khó chịu vì đang háo hức tưng bừng hay ý kiến đột phá của mình nghĩ ra lại bị sếp ngắt ngang?! Hãy nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Có thể đứng ở tầm nhìn của sếp việc đó thực sự chưa cần thiết, chưa phù hợp hoặc không nằm trong danh sách công việc ưu tiên cho tổ chức thì sao?

Nói những người là sếp có tầm nhìn mà không tình cảm cũng không đúng. Vì chúng tôi là người đứng sau thúc đẩy tổ chức tiến lên dù phải đóng khá nhiều, vai “ác” nhưng thời gian sẽ trả lời bằng việc tổ chức đi đến đâu, đi bao xa. Trên góc độ công việc thì tôi tin rằng những vị sếp có tầm sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và cách suy nghĩ của nhân viên – nhưng thường không ai nhận ra ngay giá trị của những vị sếp “dở hơi” này.

Cái tôi bị lãng quên và số phận người dẫn đầu thầm lặng

3. Thất bại sẽ cực kỳ đau đớn - Mẹ của thành công mới là “ả” ở lại

Nếu đang làm trong một tổ chức lớn, thất bại với một dự án có thể gây ra cho bạn một vài rắc rối, hoặc tiếp tục làm việc hoặc bị-sa-thải. Tuy nhiên, nếu làm cho một doanh nghiệp trong nước hoặc tư nhân tầm trung hoặc nhỏ mà thất bại, chắc chắn là sẽ cực kỳ tệ hại.

Đó là nỗi đau đớn rất lớn mà không ai có thể cảm nhận được nó nhiều như chính bản thân bạn. Khi mà bạn luôn cố xây dựng nó thành một gia đình cố làm mọi người và bạn gần nhau, đến cuối cùng bạn nhận được những thái độ trái chiều đầy bất mãn và chê trách bạn.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải vờ như mọi chuyện không có gì lớn lao, cho cả thế giới thấy rằng mình vẫn đang điềm tĩnh, giải quyết, cải thiện tình hình khó khăn hiện tại.

Để làm được điều đó dĩ nhiên cần rất-nhiều-nỗ-lực và cố gắng. Điều này đôi khi quá sức gánh vác của bạn. Đôi khi khiến bạn cảm thấy tấm lòng mình bị coi rẻ, lòng tốt bị lợi dụng

Cái tôi bị lãng quên và số phận người dẫn đầu thầm lặng4. Mất niềm tin vào người đồng sáng lập, người đồng hành, hụt hẫng là vấn đề cuối cùng

Một trong những điều đáng buồn nhất là tan vỡ giữa những nhà đồng sáng lập hoặc giữa những người đồng hành cùng nhau. Thật không thể tránh được khi 2 người cùng nhau tham gia vào một sứ mệnh, đến cuối cùng lại chia rẽ vì khác mục tiêu và tầm nhìn. Và vì những gì từng đặt ra, từng hướng tới, từng cam kết dần bị lãng quên hoặc thay đổi. Có những điều mà người nói đã quên chỉ người nghe nhớ mãi, thành ra vết nứt rộng dần lan ra thành khoảng trống chia cách đôi bờ.

Nếu may mắn, mọi thỏa thuận diễn ra suôn sẻ và mỗi người có thể theo đuổi con đường riêng của họ. Tuy nhiên, thông thường tình huống diễn ra phức tạp hơn khi bạn phải đối đầu với người đồng chí hướng trước đây nhưng giờ lại hoàn toàn đối lập. Thay đổi và không thể giải quyết để đi đến một tiếng nói chung như lúc ban đầu, lợi ích đã thành rào cản vững chắc, đồng thời là động lực cho mối quan hệ hợp tác tưởng bền chặt nhưng lại dễ dàng bị đổ vỡ đến không ngờ. Điều này có thể gây ra một sự chấn động đối cả hai.

Sẽ là thất vọng vô cùng khi biết được mình đã chọn sai người đi cùng mình trên con đường xây dựng ước mơ. Nó khiến niềm tin của bạn bị xáo trộn và thật khó để bạn có thể tin tưởng vào bất kỳ ai khác nữa. Bạn sẽ mất một thời gian rất dài, rất lâu để có thể vô tư mà tin tưởng không điều kiện một ai đó lần nữa hay bắt đầu một cơ duyên hợp tác mới mà không hề yêu cầu sự rằng buộc rõ ràng từ đầu.

Điều quan trọng nhất cần có của một người lãnh đạo xuất sắc cùng những người đồng hành, là phải biết cân bằng, phải không tham, và thực sự tin tưởng. Tin một cách vô điều kiện. Vì niềm tin lại là thứ quan trọng nhất để có thể đi xa hơn trong bất kỳ cái gì trong cuộc sống này.

Written by Chi Yuna