Marketer Nhung Nguyễn
Nhung Nguyễn

MarCom Manager @ Buzzmetrics

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

Năm 2016 đã qua đi với hàng loạt các chiến dịch gây “khuấy đảo” cộng đồng mạng cùng nhiều tên tuổi các thương hiệu, cá nhân ghi được dấu ấn lớn trên mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics nhìn lại các chiến dịch, thương hiệu, người nổi tiếng và sự kiện được nói đến nhiều nhất trong năm vừa qua qua bảng xếp hạng TopBuzz 2016 nhé!

Bảng xếp hạng TopBuzz là bảng xếp hạng đáng tin cậy dành cho các thương hiệu và agency, cung cấp những thông tin chất lượng và cập nhật nhất trên social media. Bảng xếp hạng năm 2016 bao gồm Top 10 thương hiệu, Top 10 chiến dịch, Top 10 sự kiện và Top 10 người nổi tiếng trên các kênh truyền thông xã hội và báo điện tử trong thời gian từ 01/03/2016 – 28/02/2017 (bao gồm các chiến dịch Tết 2017).

Bảng xếp hạng TopBuzz hoạt động dựa trên 2 tiêu chí chính: Mức độ nhận diện và Mức độ được yêu thích.

- MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN: Dựa trên Lượng bài viết và thảo luận – Total mention (Posts & comments) được tạo ra trên social media, bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Ngoài ra, từ tháng 09/2016, Mức độ nhận diện còn được xác định dựa trên Tổng lượng tương tác (Like + Share + Comment), tuy nhiên việc xếp hạng vẫn dựa trên Lượng bài viết và thảo luận, vì chỉ số Like và Share có thể dễ dàng được khuếch đại và có thể khó kiểm tra liệu lượng Like và Share này có thực sự được tạo bởi những người dùng Facebook thực sự hay không.

- MỨC ĐỘ ĐƯỢC YÊU THÍCH BỞI CÔNG CHÚNG: Được xác định bằng Chỉ số yêu thích do Buzzmetrics đo lường, là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực, Tiêu cực và Trung lập.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao

Top 10 thương hiệu được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Tiger là thương hiệu được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016 với phần lớn thảo luận đến từ minigame trên trang fanpage của Tiger. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu của ngành hàng điện tử tiêu dùng (Samsung, Sony, Oppo, Dell, HTC) cũng góp mặt trong bảng xếp hạng với vị trí khá cao.

*Bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu không bao gồm chỉ số Tổng lượng tương tác, vì số liệu về Lượng bài viết và thảo luận chỉ tính dựa trên bài viết và thảo luận thực sự có nói tới thương hiệu (brand mentions), chứ không tính các thảo luận bên dưới các bài viết (post).

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

  • TIGER: Nhờ vào minigame với phần thưởng hấp dẫn và hashtag #tigerbeer trên trang fanpage, thương hiệu thu hút lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên mạng xã hội trong tháng 11 và 12/2016. Tiger trở thành thương hiệu được nói đến nhiều nhất trên social media năm 2016, vượt qua nhiều thương hiệu của ngành hàng điện tử tiêu dùng.
  • SAMSUNG: Thương hiệu có lượng bài viết và thảo luận cao nhờ vào các hoạt động quảng bá các sản phẩm mới được tung ra liên tục trong năm. Samsung được nhìn nhận là một thương hiệu đi tiên phong trong cải tiến công nghệ, có các sản phẩm với thiết kế đẹp, hấp dẫndịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Một số ý kiến tiêu cực liên quan đến vấn đề vận hành không mượt mà của sản phẩm.
  • SONY: Mặc dù là thương hiệu hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên thế giới nhưng tại Việt Nam, Sony được biết đến chủ yếu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng. Do đó, nhìn nhận của người tiêu dùng về Sony chịu nhiều ảnh hưởng từ các dòng sản phẩm trong ngành hàng này. Sony được yêu thích do có các sản phẩm với thiết kế nam tính, âm thanh haynhiều chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, nhiều người dùng không yêu thích thương hiệu do các sản phẩm hay bị nóngchế độ bảo hành không tốt.
  • OPPO: Là thương hiệu tập trung vào nhu cầu selfie của giới trẻ để phát triển các dòng sản phẩm của mình, Oppo được nhiều người dùng nhìn nhận là thương hiệu có các sản phẩm chụp hình đẹp. Tuy nhiên, thương hiệu nhận phải nhiều phản hồi tiêu cực do các sản phẩm có thiết kế không đẹp, giá caotẩy chay hàng Trung Quốc.
  • HONDA: Các hoạt động quảng bá như ra mắt các sản phẩm mới, chương trình Be U+, Sự kiện Thời Trang – Âm nhạc ngoài trời Vision Steps of Glory giúp Honda có nhiều bài viết và thảo luận nói đến thương hiệu trong năm 2016. Honda được đánh giá cao do các sản phẩm có động cơ bền, tiết kiệm xăngdịch vụ bảo hành tốt. Tuy nhiên, việc chênh lệch giá ở các đại lýkhiến nhiều người dùng không hài lòng.
  • ZARA: Lượng bài viết và thảo luận về Zara tăng cao vào những dịp khuyến mãi như ngày Black Friday hay chương trình giảm giá trước Tết. Thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới được nhiều tín đồ yêu thích do nắm bắt được các xu hướng trên thế giớicó nhiều sản phẩm đẹp. Vấn đề đông đúc trong các ngày giảm giá và cửa hàng ở Việt Nam cập nhật sản phẩm chậm hơn những nước khác khiến một số người không hài lòng.
  • VIETTEL: Là thương hiệu viễn thông lớn hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước ngoài (Lào, Campuchia,…), Viettel được nhìn nhận là thương hiệu có giá cước hợp lý, đường truyền ổn địnhnhiều chương trình khuyến mãi. Thương hiệu vẫn nhận nhiều ý kiến tiêu cực do trừ tiền không rõ lý dodịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt.
  • HEINEKEN: Thương hiệu có mặt trong top 10 năm 2016 nhờ các minigame với phần thưởng hấp dẫn và hashtag #heinekenvietnam, #heineken. Bên cạnh đó, chuỗi sự kiện Heineken Green Room và Heineken Countdown cũng đóng góp một lượng lớn thảo luận nói đến thương hiệu cho Heineken. Các thảo luận tích cực chủ yếu là sản phẩm có hương vị ngon, thương hiệu đẳng cấptổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn.
  • DELL: Được nhận xét là thương hiệu có nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, bền, màn hình hiển thị chuẩn, sắc nétgiá tương xứng với cấu hình. Tuy nhiên, Dell nhận phải một số ý kiến tiêu cực cho rằng thiết kế sản phẩm không đẹp.
  • HTC: Thiết kế sản phẩm bắt mắt và âm thanh tốt là những thảo luận tích cực tiêu biểu cho thương hiệu điện tử tiêu dùng đến từ Đài Loan. Tuy nhiên, HTC nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực liên quan đến giá sản phẩm cao vấn đề mất giá khi bán lại.

Top 10 chiến dịch được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Nhờ vào minigame không giới hạn lượt tham gia và phần thưởng hấp dẫn, nhiều chiến dịch của các thương hiệu đã tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media như Đánh thức mùa xuân (Tiger), Galaxy S7/S7 Edge (Samsung), Khuấy động sắc màu lễ hội (Heineken) hay Clear Men Cup (Clear Men); trong đó, Galaxy S7/S7 Edge là chiến dịch có tổng lượng tương tác cao nhất với phần lớn đến từ lượt like trên trang fanpage của thương hiệu và người nổi tiếng. Bên cạnh đó, Samsung cũng có những chiến dịch khác xuất hiện trong bảng xếp hạng như Galaxy J, Galaxy A 2017.

Ngoài ra, Biti’s Hunter (Biti’s), Điện máy xanh (Điện máy xanh), OPPO F1s (OPPO) và Honda Winner 150(Honda) cũng là những chiến dịch đáng chú ý trong top 10 chiến dịch 2016.

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

  • TIGER – Đánh thức mùa xuân: Chiến dịch với hoạt động chính là các minigame với phần thưởng giá trị và sự kiện âm nhạc Tiger Remix đã thu hút được lượng tương tác khủng trên social media. Trong khi các minigame thu hút được lượt tham gia khủng, Sự kiện Tiger Remix nhận được các phản hồi tích cực do có sân khấu hoành tráng, âm nhạc hay và các ca sĩ nổi tiếng; tuy nhiên, sự kiện cũng nhận phải một số ý kiến tiêu cực về chất lượng âm nhạc so sánh với các sự kiện tương tự được tổ chức bởi các thương hiệu khác.
  • SAMSUNG – Galaxy S7/S7 Edge: Phần lớn lượng thảo luận của chiến dịch đến từ các livestream và minigame trên trang fanpage của Siêu Rẻ và những người nổi tiếng như Đan Trường, Ginô Tống, Huy Cung. Các thảo luận tích cực xoay quanh việc thiết kế bắt mắt cùng camera chụp ảnh đẹp; tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn chưa hài lòng về tình trạng nóng máy khi sử dụng lâu, máy bị treo, cảm ứng không nhạy và bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực từ sự cố nổ pin ở nước ngoàitrong tháng 10/2016.
  • HEINEKEN – Khuấy động sắc màu lễ hội: Chiến dịch tạo ra được lượng lớn thảo luận trên social media nhờ các sự kiện âm nhạc EDM – Heineken Green Room và Heineken Countdown Party cùng với các minigame sử dụng hashtag #veque #didulich trên trang fanpage của thương hiệu và người nổi tiếng như Chi Pu, Isaac, Vũ Phạm Diễm My. Các ý kiến tích cực của “Khuấy động màu sắc lễ hội” xoay quanh các sự kiện như chương trình hoành tráng, hấp dẫn với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng và hào hứng tham gia các minigame. Một số ít phản hồi tiêu cực là về vấn đề đông đúc trong các sự kiện.
  • CLEAR MEN – Clear Men Cup: Lượng thảo luận khổng lồ của chiến dịch đến từ minigame không giới hạn số lượt tham gia với giải thưởng hấp dẫn – iPhone 7 Plus và các livestreaming video phát sóng các trận đấu trên các trang Facebook về bóng đá như Ghiền Bóng Đá, Troll Bóng Đá. Bên cạnh đó là các thảo luận tích cực thể hiện sự yêu thích và tin dùng thương hiệu; ngoài ra, ca khúc “Việt Nam phong độ đỉnh cao” cũng nhận được nhiều lời khen ngợi và các bản cover từ fan.
  • BITI’S – BITI’S HUNTER: Với việc tài trợ cho các MV ca nhạc nổi bật (Lạc Trôi, Đi để trở về, Nơi này có anh) Biti’s Hunter là chiến dịch của thương hiệu thời trang duy nhất góp mặt trong top 10. Bên cạnh đó, các minigame, cuộc thi và tin tức được cập nhật liên tục trên các trang fanpage nổi tiếng của giới trẻ như Kenh14.vn, YAN, Yeah1 cũng giúp chiến dịch này tạo ra nhiều thảo luận trên social media. Các ý kiến tích cực xoay quanh việc đánh giá cao nỗ lực đổi mới của thương hiệu, hài lòng với thiết kế và chất lượng sản phẩm, nhiệt tình tham gia và chia sẻ cuộc thi ảnh trên mạng xã hội.
  • SAMSUNG – Galaxy J7: Các livestream video trải nghiệm sản phẩm và minigame trên các trang fanpage tinhte.vn, Android Store Việt Nam, KOL giúp Galaxy J7 Prime nhận được nhiều thảo luận trên social media. Camera chụp ảnh tốt cùng thiết kế đẹp là các phản hồi tích cực về sản phẩm được nhiều người dùng thảo luận; trong khi đó, các thảo luận tiêu cực xoay quanh vấn đề loạn cảm ứng và lỗi nhận diện vân tay.
  • ĐIỆN MÁY XANH: Chiến dịch tạo ra một cơn sốt lớn trên social media trong tháng 12/2016 nhờ vào các hình ảnh/đoạn clip chế về TVC của thương hiệu. Tận dụng sức nóng từ Earned media, thương hiệu tiếp tục tung ra các chương trình ưu đãi và các hoạt động offline khác [Link]. Bên cạnh một số ít phản hồi tiêu cực về cách quảng bá của thương hiệu, nhiều người dùng trên social media vẫn tỏ ra thích thú với lời bài hát, hình ảnh của TVC và khuyên nhau “đến Điện máy xanh” khi có nhu cầu mua các sản phẩm điện gia dụng như TV, tủ lạnh…
  • OPPO – OPPO F1s: Chiến dịch nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội nhờ vào việc tài trợ cho các chương trình truyền hình nổi bật trong năm (The Face, Sing My Song) cũng như tận dụng livestream và nhiều người nổi tiếng. Chiến dịch quảng bá cho dòng điện thoại chuyên về chức năng chụp ảnh selfie nhận được nhiều thảo luận tích cực xoay quanh chụp hình và thiết kế đẹp. Tuy nhiên, Oppo F1s cũng nhận phải một số ý kiến tiêu cực về độ bền kém, giá cao, hàng Trung Quốc và hiệu năng kém.
  • HONDA – Honda Winner 150: Chiến dịch ra mắt xe Winner 150 của Honda nhận nhiều sự so sánh với xe Exciter của Yamaha. Các thảo luận tích cực tập trung vào thiết kế, đánh giá cao về tính năng,… Tuy nhiên, Honda Winner nhận phải nhiều thảo luận tiêu cực về giá caothiết kế không đẹp, động cơ xe bị lỗi
  • SAMSUNG – Galaxy A 2017: Nhờ vào những minigame và hoạt động quảng bá dòng sản phẩm mới ra mắt trong đầu năm nay, Galaxy A2017 góp mặt trong bảng xếp hạng với lượng bài viết và thảo luận khá cao. Camera đẹp, thiết kế và chương trình khuyến mãi hấp dẫn là những thảo luận tích cực tiêu biểu. Các ý kiến tiêu cực xoay quanh giá không tương xứng với cấu hình máy.

Top 10 người nổi tiếng được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Nhìn chung, livestream, tham dự các gameshowcác sản phẩm âm nhạc là những hoạt động tạo ra nhiều lượng bài viết và thảo luận nhất cho người nổi tiếng trong năm vừa qua; trong đó, lượng thảo luận khủng từ livestream giúp Khởi My là người nổi tiếng được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016. Đồng thời, Sơn Tùng cũng có lượng bài viết và thảo luận cao nhờ vào những MV và bài hát mới gây sốt trên mạng xã hội trong năm qua.

Ngoài ra, các vấn đề về đời sống cá nhân và những hành xử không đẹp trong năm khiến một số người nổi tiếng không được nhiều người yêu thích như Trấn Thành, Ngọc Trinh, Hồ Ngọc Hà, Hari Won.

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

Top 10 sự kiện được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016

Tiger Remix, Clear Men CupV.League 2016 là 3 sự kiện được nói đến nhiều nhất trên social media trong năm 2016; trong đó, các minigame với phần thưởng hấp dẫn giúp Tiger Remix và Clear Men Cup tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ. Đêm chung kết The Face là sự kiện có tổng lượng tương tác cao nhất, phần lớn đến từ lượt like trên trang fanpage của những người nổi tiếng và thương hiệu OPPO.

Ngoài ra, góp mặt trong top 10 còn có nhiều sự kiện âm nhạc của các thương hiệu nổi tiếng cũng như các đêm chung kết của những chương trình truyền hình và cuộc thi sắc đẹp.

TOPBUZZ 2016: Nhìn lại một năm đầy sôi động trên social media với Buzzmetrics

  • Sự kiện Tiger Remix: Nhờ vào những minigame với phần thưởng hấp dẫn như chuyến thưởng ngoạn khu Phú Mỹ Hưng, iPhone 7 Plus, sự kiện Tiger Remix tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media trong tháng 12/2016 và 1/2017. Sự kiện nhận được nhiều phản hồi tích cực về âm nhạc hay, chương trình hoành tráng và mong muốn tham gia do có nhiều ca sĩ và DJ nổi tiếng.
  • Giải bóng đá U21 Clear Men Cup: Phần lớn bài viết và thảo luận của Clear Men Cup đến từ minigame nhận iPhone 7 Plus trên trang fanpage của Clear Men. Sự kiện được nhiều người yêu thích do có các trận đấu hay, hấp dẫn. Một số ít ý kiến tiêu cực thể hiện thái độ không hài lòng đối với kết quả các trận đấu.
  • V.League 2016: Còn được biết đến với tên gọi Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2016, V.League được nhiều người hâm mộ yêu thích do có các trận đấu hấp dẫn. Tuy nhiên, giải đấu nhận phải một số phản hồi tiêu cực về kết quả trận đấu.
  • Sự kiện Heineken Green Room: Sự kiện EDM nổi tiếng nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội nhờ vào các minigame trên trang fanpage của Heineken và những người nổi tiếng như Tuấn Hưng, Tóc Tiên, Đông Nhi. Heineken Green Room được nhận xét là một sự kiện hoành tráng, hấp dẫncó tính giải trí cao cho giới trẻ.
  • Đêm chung kết The Face 2016 – OPPO: Sự kiện được nhiều người quan tâm nhờ vào sức hút trong diễn biến mỗi tập và các minigame dự đoán người thắng cuộc cũng như livestream trong đêm chung kết. Các phản hồi tích cực là nội dung chương trình hay, trang phục trình diễn đẹp có nhiều người nổi tiếng tham dự. Tuy nhiên, chương trình cũng nhận phải các ý kiến trái chiều xung quanh kết quả chung cuộc.
  • Chung kết Sing My Song – OPPO: Đêm chung kết tạo ra lượng bài viết và thảo luận lớn nhờ vào minigame dự đoán quán quân, nhận vé tham dự trên trang fanpage của chương trình cũng như livestream của Saostar. Bên cạnh những phản hồi thích thú với phần trình diễn hấp dẫn của các thí sinh, chương trình cũng nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực không hài lòng về kết quả chung cuộc.
  • Sự kiện Closeup FA Escape: Sự kiện của thương hiệu Closeup diễn ra vào tháng 10/2016 thu hút được giới trẻ khi đánh vào tâm lý FA (forever alone) và tận dụng trào lưu nhạc EDM; bên cạnh đó, minigame trên trang fanpage Escape Music Festival để nhận vé tham dự cũng tạo ra lượng tương tác khá lớn. Các ý kiến tích cực thể hiện sự yêu thích và mong muốn tham dự chương trình, thiết kế sân khấu hoành tráng và có nhiều ca sĩ, DJ nổi tiếng. Tuy nhiên, quá đông người và giá thức uống cao là những điểm khiến người tham giá chưa hài lòng với sự kiện này.
  • Sự kiện EDM Tâm Điểm Ánh Nhìn – Budweiser: Nhờ vào các hoạt động quảng bá và minigame trên trang fanpage Escape Music Festival, sự kiện EDM của thương hiệu Budweiser được nhiều người hâm mộ và cộng đồng mạng quan tâm. Các thảo luận tích cực là chương trình âm nhạc đỉnh cao, hoành tráng, hấp dẫn với sự tham gia của DJ thuộc top 10 DJMAG 2016 – Afrojack.
  • Đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016: Là sự kiện được chú ý nhiều nhất trong tháng 8/2016, Đêm chung kết Hoa Hậu Việt Nam nhận được sự yêu thích bởi phần thi ứng xửphần trình diễn của Noo Phước Thịnh trong chương trình. Tuy nhiên, sự kiện này nhận nhiều tranh cãi xung quanh việc mời Bi Rain cũng như màn trình diễn của ca sĩ này tại đêm chung kết sân khấu không sáng tạo.
  • Sự kiện Zing Music Space: Sự kiện âm nhạc kết hợp trao giải của Zing không nhận được nhiều sự yêu thích do các vấn đề liên quan đến việc ban tổ chức không chuyên nghiệp. Một số bình luận tích cực chủ yếu là phần trình diễn của các ca sĩ hay và sân khấu thiết kế đẹp.

Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.

www.buzzmetrics.com