Cơ hội và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam từ góc nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên tôi viết bài chia sẻ ở đây, vì vậy trước tiên xin cho phép tôi được tự giới thiệu. Tên tôi là Kengo Kurokawa và tôi đến từ Nhật Bản. Tôi đã thành lập công ty có tên là Asia Plus Inc. tại Hồ Chí Minh, do bị thu hút bởi tiềm năng kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi đang vận hành dịch vụ nghiên cứu thị trường trực tuyến hàng đầu tên là Q&Me. Xin hãy ghé thăm trang web của chúng tôi khi các bạn có thời gian.
Bây giờ khi biết được tôi đến từ Nhật Bản, hãy để tôi chia sẻ nhà đầu tư Nhật nhìn nhận thị trường Việt Nam như thế nào.
Chúng ta đã thấy thị trường Việt Nam là quốc gia sản xuất và gia công do lực lượng lao động dồi dào với chi phí phải chăng. Các bạn đã thấy nhiều nhà máy và các công ty phần mềm CNTT làm việc để sản xuất cho cả thế giới. Tuy nhiên, gần đây Nhật Bản bắt đầu càng ngày càng chú ý đến thị trường Việt nam như là thị trường tiêu dùng. Theo khảo sát gần đây được Teikoku Databank Ltd tiến hành, Việt Nam được xếp hạng tư khi các lãnh đạo cao cấp người Nhật được hỏi về "quốc gia có cơ hội kinh doanh tốt", theo sau Trung Quốc, Mỹ và Thái Lan. (Việt Nam cũng được xếp hạng nhất cho quốc gia để sản xuất ở nước ngoài).
Gần đây Nhật Bản bắt đầu càng ngày càng chú ý đến thị trường Việt nam như là thị trường tiêu dùng.
Tôi có thể thấy rằng các kết quả tốt đẹp này xuất phát từ nhiều yếu tố. Một là dân số trẻ của Việt Nam. Việt Nam có gần 90 triệu người với độ tuổi trung bình là 28 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình của đất nước tôi là 45 tuổi. Nhật Bản có 120 triệu dân nhưng 25% trong tổng dân số của chúng tôi là trên 65 tuổi và dân số sẽ ngày càng suy giảm ở nước chúng tôi trong tương lai. Thị trường nội địa Nhật Bản đang suy giảm và chúng ta nhìn thấy thị trường Việt Nam non trẻ và lớn mạnh như là một tiềm năng tốt
Yếu tố thứ hai là thành công của một số doanh nghiệp tiêu dùng Nhật Bản tại Việt Nam. Tin tức nổi bật nhất là sự ra mắt thành công của trung tâm mua sắm AEON vào tháng giêng năm nay. Bản tin này được phổ biến rộng rãi đến chúng tôi, thông qua một số phương tiện truyền thông truyền hình đã làm cho rất nhiều nhà kinh doanh phải chú ý đến Việt Nam. Kể từ khi thành lập công ty ở đây, tôi đã có một số lượng yêu cầu kinh doanh kha khá các từ những con người sẵn sàng muốn nhìn thấy tính khả thi của thị trường Việt Nam, đặc biệt là từ lĩnh vực ẩm thực và CNTT.
Yếu tố thứ ba là trên thực tế người Việt Nam có nhiều hứng thú với nền văn hóa Nhật Bản. Cuộc khảo sát gần đây của chúng tôi cho thấy rằng Việt Nam có nhiều hứng thú với nền văn hóa Nhật Bản, so với Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Nền văn hóa của chúng tôi về ẩm thực, công nghệ và hoạt hình được biết đến rộng rãi và rất được quan tâm, trong khi chưa có nhiều cơ hội cho người Việt Nam được tận hưởng chúng một cách đầy đủ. Ví dụ, chỉ có Sushi được biết đến rộng rãi như là món ăn của Nhật, mặc dù chúng tôi có nhiều món ăn khác mà Nhật Bản đã thành công ở các nước khác. Gần đây, chuỗi udon Marugame Seimen udon đã khai trương cửa hàng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh và có rất đông thực khách. Việc "đến từ Nhật Bản" có tiềm năng tốt để thu hút nhiều chú ý trong thời gian tới, đó là điều rất đáng khích lệ cho những người đang xem xét đến việc kinh doanh ở đây từ Nhật Bản.
Phải nói rằng, việc nhiều công ty nhằm vào thị trường tiêu dùng Việt Nam và phải thất bại quay về lại Nhật Bản là một thực tế. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn chưa đạt đến 2,000 USD (Ngay cả Hồ Chí Minh cũng chỉ khoảng 3000 USD, tôi tin là vậy), cón số đó nhỏ hơn so với Thái Lan, Indonesia và Philippines. Phần lớn đều có hầu bao hạn chế trong phân khúc giải trí. Doanh nghiệp Nhật luôn gặp vấn đề để giữ được sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng tốt và giá cả, để người dân Việt Nam đổ xô vào.
Doanh nghiệp Nhật luôn gặp vấn đề để giữ được sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng tốt và giá cả, để người dân Việt Nam đổ xô vào.
Các công ty Nhật cũng đang phải đấu tranh trong lĩnh vực tiếp thị. Người Việt Nam thực sự linh hoạt và rất khó để xác định hình ảnh của "người Việt Nam ở mức vừa phải". Hoạt động kinh doanh ở đây, tôi nhận thấy chính các phương tiện truyền thông xã hội và truyền miệng chính là chìa khóa. Người dân Việt Nam dành nhiều thời gian cho phương tiện truyền thông xã hội hàng ngày và họ thích thể hiện những trải nghiệm thú vị của mình thông qua các phương tiện đó. Những thứ từ Nhật Bản có tiềm năng tốt để trở thành nguồn tin tức, và chúng ta cần phải lan truyền thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Đây cũng là một cơ hội tốt cho các nhà tiếp thị Việt Nam đang làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Công ty của tôi chuyên về nghiên cứu thị trường. Chúng ta càng tìm hiểu về Việt Nam, chúng ta càng thấy nhiều cơ hội hơn ở thị trường này. Việc am hiểu người tiêu dùng ở đây sẽ mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp mới. Tôi đã bị đất nước này thu hút cũng như nhiều người Nhật khác.
Kengo Kurokawa, Asia Plus Inc.