Marketer Nhung Nguyễn
Nhung Nguyễn

MarCom Manager @ Buzzmetrics

TOPBUZZ tháng 03/2017: Bảng xếp hạng những gì hot nhất trên social media

TOPBUZZ tháng 03/2017: Bảng xếp hạng những gì hot nhất trên social media

Bảng xếp hạng TopBuzz là bảng xếp hạng đáng tin cậy dành cho các thương hiệu và agency, cung cấp những thông tin chất lượng và cập nhật nhất trên social media. Bảng xếp hạng tháng 3/2017 bao gồm Top 10 thương hiệu, Top 10 chiến dịch, Top 10 sự kiện và Top 10 người nổi tiếng trên các kênh truyền thông xã hội và báo điện tử trong thời gian từ 01/03/2017 – 31/03/2017.

Bảng xếp hạng TopBuzz hoạt động dựa trên 2 tiêu chí chính: Mức độ nhận diện và Mức độ được yêu thích.

- MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN: Dựa trên Lượng bài viết và thảo luận – Total mention (Posts & comments) được tạo ra trên social media, bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…

Ngoài ra, từ tháng 09/2016, Mức độ nhận diện còn được xác định dựa trên Tổng lượng tương tác (Like + Share + Comment), tuy nhiên việc xếp hạng vẫn dựa trên Lượng bài viết và thảo luận, vì chỉ số Like và Share có thể dễ dàng được khuếch đại và có thể khó kiểm tra liệu lượng Like và Share này có thực sự được tạo bởi những người dùng Facebook thực sự hay không.

- MỨC ĐỘ ĐƯỢC YÊU THÍCH BỞI CÔNG CHÚNG: Được xác định bằng Chỉ số yêu thích do Buzzmetrics đo lường, là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực, Tiêu cực và Trung lập.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao

Top 10 thương hiệu được nói đến nhiều nhất trên social media tháng 03/2017

Samsung tiếp tục là thương hiệu được nói đến nhiều nhất trong tháng 3 nhờ vào các hoạt động quảng bá liên tục và siêu phẩm smartphone mới gây ra sự chú ý lớn trên social media. Lượng bài viết và thảo luận có nhắc đến Adidas cũng tăng cao khi các đôi sneaker màu hồng của thương hiệu này gây sốt trong dịp 8/3 và minigame của người nổi tiếng tạo ra sự chú ý lớn trên mạng xã hội.

*Bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu không bao gồm chỉ số Tổng lượng tương tác, vì số liệu về Lượng bài viết và thảo luận chỉ tính dựa trên bài viết và thảo luận thực sự có nói tới thương hiệu (brand mentions), chứ không tính các thảo luận bên dưới các bài viết (post).

TOPBUZZ-MARCH2017-BRANDS

  • SAMSUNG: Thương hiệu tiếp tục có lượng bài viết và thảo luận nhắc đến cao nhờ vào các hoạt động quảng bá liên tục trong tháng; đặc biệt, siêu phẩm Galaxy S8/ S8 Plus ra mắt thu hút được nhiều sự chú ý từ tín đồ công nghệ. Samsung được nhận xét là thương hiệu tiên phong trong cải tiếng công nghệ, có các sản phẩm với thiết kế đẹpgiá phù hợp với chất lượng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực về vấn đề chế độ bảo hành không rõ ràngchất lượng của các sản phẩm không tốt so với những thương hiệu khác.
  • ZARA: Thương hiệu thời trang tiếp tục nhận được nhiều sự yêu thích do có nhiều sản phẩmkiểu dáng đẹp. Một số ý kiến tiêu cực là giá caochất lượng không tốt.
  • ADIDAS: Nhờ vào các minigame chụp màn hình với hashtag #adidasvn của những người nổi tiếng và các dòng sneaker màu hồng gây sốt trong dịp 8/3, lượng bài viết và thảo luận nhắc đến adidas tăng cao so với tháng 2. Thương hiệu này được yêu thích do các sản phẩm có kiểu dáng đẹp, năng độngchất lượng tốt. Những thảo luận tiêu cực phản ánh việc hàng giả nhiềuchưa có nhiều dòng sản phẩm dành cho trẻ em.
  • SONY: Thương hiệu nhận được nhiều phản hồi tích cực về các sản phẩm với camera chụp ảnh đẹpthiết kế nam tính. Một số người dùng không hài lòng về vấn đề sản phẩm dễ bị nóng máylưu ảnh lâu khi chụp hình.
  • OPPO: Các ý kiến tích cực vẫn xoay quanh thế mạnh chụp hình đẹp của thương hiệu. Nhiều phản hồi tiêu cực cho thấy sự không hài lòng do các sản phẩm có giá cao, cấu hình yếu, không cập nhật hệ điều hànhtẩy chay hàng Trung Quốc.
  • VIETTEL: Thương hiệu viễn thông có các thảo luận tích cực về việc có nhiều gói cước cho người dùng, 4G phủ sóng tốtcác ứng dụng tiện lợi. Tuy nhiên, Viettel nhận phải các ý kiến tiêu cực liên quan đến cước phí cao và đường truyền không ổn định.
  • HONDA: Honda được nhiều người dùng yêu thích do các sản phẩm có chất lượng tốttiết kiệm nhiên liệu. Những thảo luận tiêu cực là thiết kế của các sản phẩm không đẹpvấn đề giá cả chênh lệch tại các đại lý.
  • CGV: Sự cố xảy ra tại buổi công chiếu phim Kong: Skull Island khiến lượng bài viết và thảo luận nhắc đến CGV tăng cao trong tháng 3. Thương hiệu nhận phải nhiều phản hồi tiêu cực về giá vé caoquảng cáo nhiều. Một số ít ý kiến tích cực là chất lượng rạpthái độ phục vụ tốt.
  • THẾ GIỚI DI ĐỘNG: Hệ thống bán lẻ được nhiều người tin dùng do có hàng chính hãngthái độ phục vụ tốt. Tuy nhiên, thương hiệu có nhiều thảo luận tiêu cực về giá caobảo hành không tốt.
  • DELL: Màn hình hiển thị chuẩnchất lượng sản phẩm tốt là những phản hồi tích cực tiêu biểu cho Dell; ngoài ra, thương hiệu nhận phải những ý kiến tiêu cực về giá cao.

Top 10 chiến dịch được nói đến nhiều nhất trên social media tháng 02/2017

Các chiến dịch của ngành hàng điện tử tiêu dùng tiếp tục góp mặt trong bảng xếp hạng với vị trí cao như Galaxy A, Galaxy J (Samsung), OPPO F3/F3 Plus, Sony Xperia X Series hay Vivo V5/V5 Plus. Bên cạnh đó, top 10 còn có sự góp mặt của hai chiến dịch thuộc lĩnh vực Game – Thiên Tử 3D (VTC) và Nhất Thống Giang Hồ (VNG).

Samsung Galaxy A (2017)Thích là phải nhích (Yomost) là hai chiến dịch có tổng lượng tương tác cao nhất, phần lớn đến từ lượt like trên trang fanpage của thương hiệu và các KOL.

  • SAMSUNG – Galaxy A (2017): Chiến dịch có lượng bài viết và thảo luận khổng lồ nhờ vào các hoạt động quảng bá bằng livestream và minigame trên trang fanpage và trang cá nhân của những người nổi tiếng. Các thảo luận tích cực xoay quanh thiết kế hấp dẫn, camera chụp hình đẹpgiá tương xứng với cấu hình. Những ý kiến tiêu cực là về vấn đề pin yếu, dễ nóng máycảm ứng không nhạy.
  • SAMSUNG – Galaxy J: Các hoạt động quảng bá như minigame, sự kiện J-volution hay cuộc thi Couple cá tính – Rinh J7 prime giúp chiến dịch này nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Dòng điện thoại này không được yêu thích nhiều so với các tháng trước do có nhiều ý kiến không hài lòng về pin yếu, dễ nóng máy, loạn cảm ứng, lỗi cảm biến vân taycamera chụp hình không chân thật. Các phản hồi tích cực là thiết kế đẹpgiá tương xứng với cấu hình.
  • VTC – Thiên tử 3D: Chiến dịch giới thiệu dòng game mới của VTC nhận được sự chú ý lớn trên social media nhờ vào các chương trình ưu đãi được cập nhật liên tục trên trang fanpage và livestream của người nổi tiếng. Đáng chú ý, những bài đăng với nội dung hấp dẫn đề cập đến Thiên tử 3D cũng đóng góp một lượng lớn thảo luận cho chiến dịch. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến tiêu cực về vấn đề lag, hệ thống nạp tiền bị lỗi, nhiều severxây dựng các tuyến nhân vật không đồng đều. Một số ít thảo luận tích cực là game hayđồ họa đẹp.
  • BITI’S – Biti’s Hunter: Cuộc thi Đi và yêu tiếp tục thu hút nhiều sự chú ý và yêu thích trên social media; đồng thời, Biti’s Hunter cũng có nhiều ý kiến tích cực xoay quanh thiết kế đẹp, êm chân chất lượng tốt. Tuy nhiên, việc nhanh hết hàng khiến một số người không hài lòng.
  • OPPO – OPPO F3/F3 Plus: Dòng smartphone mới nhất của OPPO nhận được nhiều sự quan tâm của các tín đồ công nghệ nhờ vào sự kiện ra mắt và những minigame trên trang fanpage của các hệ thống bán lẻ. Các ý kiến tích cực là sự kiện ra mắt hoành trángcác quà tặng độc quyền hấp dẫn khi đặt trước.
  • Yomost – Thích là phải nhích: Với thông điệp tiếp lửa đam mê được truyền tải bởi các KOL năng động, cá tinh và những trang fanpage nổi bật, chiến dịch của Yomost tạo ra sự thích thú cho giới trẻ trên social media. Thích là phải nhích được nhiều người yêu thích do có thông điệp ý nghĩa, tiếp thêm động lực theo đuổi đam mê. Đồng thời, người dùng cũng chủ động chia sẻ các câu chuyện của bản thân có liên quan đến thông điệp này trên mạng xã hội.
  • SONY – Sony Xperia X Series: Các thảo luận tích cực tiếp tục xoay quanh thiết kế nam tính, camera chụp hình chân thật, âm thanh tốtgiá phù hợp với cấu hình. Bên cạnh đó, tính năng mới – hiệu ứng quay phim slow motion cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, dòng điện thoại này vẫn nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực do thiết kế không đẹp, pin yếu, lỗi phần mềmmáy dễ bị nóng.
  • VNG – Nhất Thống Giang Hồ: Chiến dịch giới thiệu game Nhất Thống Giang Hồ tạo ra lượng bài viết và thảo luận cao nhờ vào viral clip thu hút người xem. Các thảo luận tích cực là viral clip hay, hấp dẫn. Một số ý kiến tiêu cực xoay quanh việc game lag, đồ họa không đẹptiêu tốn nhiều tiền để xây dựng nhân vật.
  • VIVO – Vivo V5/V5 Plus: Nhờ vào các bài viết, minigame về trào lưu chụp ảnh “Nắm tay đi khắp thế gian”, chiến dịch của Vivo nhận được nhiều sự quan tâm trên social media trong tháng 3. Vivo V5/V5 Plus nhận được nhiều thảo luận tích cực xoay quanh chụp hình đẹptính năng selfie xóa phông thú vị. Một số ít ý kiến tiêu cực là về pin yếutẩy chay hàng Trung Quốc.
  • ADIDASadidas NEO: Chiến dịch quảng bá cho dòng sản phẩm Neo của Adidas tạo được lượng bài viết và thảo luận cao nhờ vào các minigame chụp màn hình trên trang cá nhân và fanpage của người nổi tiếng.

Top 10 người nổi tiếng được nói đến nhiều nhất trên social media tháng 03/2017

Sơn Tùng tiếp tục là người nổi tiếng được nói đến nhiều nhất trong tháng 3/2017 nhờ vào các thông tin, video cập nhật hoạt động liên tục trên social media; đồng thời, Sơn Tùng cũng là người nổi tiếng có tổng lượng tương tác cao nhất, phần lớn đến từ lượt like trên trang fanpage của mình. Tuy nhiên, sự yêu thích của người hâm mộ dành cho ca sĩ này giảm nhiều so với tháng trước khi có nhiều ý kiến không hài lòng về vấn đề trang phục cũng như phần trình diễn tại các sự kiện không hấp dẫn.

Bên cạnh đó, nhiều người nổi tiếng trong bảng xếp hạng tháng 3 cũng không nhận được nhiều sự yêu thích so với các tháng trước do các vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân và ứng xử không đẹp trong hoạt động nghệ thuật.

TOPBUZZ tháng 03/2017: Bảng xếp hạng những gì hot nhất trên social media

Top 10 sự kiện được nói đến nhiều nhất trên social media tháng 03/2017

Vietnam University Games (VUG) là sự kiện được nói đến nhiều nhất trên social media tháng 3 nhờ vào các minigame hấp dẫn trên trang fanpage. Bên cạnh đó, V.League 2017 là sự kiện có tổng lượng tương tác cao nhất, phần lớn đến từ lượt like trên các trang fanpage bóng đá như Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng Đá, Đỗ Kim Phúc.

Đáng chú ý, một số sự kiện trong top 10 không được yêu thích do có nhiều ý kiến tiêu cực liên quan đến vấn đề tổ chức chương trình.

TOPBUZZ tháng 03/2017: Bảng xếp hạng những gì hot nhất trên social media

  • VUG – Vietnam University Games: Nhờ vào các minigame không giới hạn lượt tham gia của người hâm mộ, VUG tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media. Bên cạnh đó, các thảo luận tích cực liên quan đến sự kiện chủ yếu là thích các hoạt động hấp dẫn với nhiều ca sĩ nổi tiếnghào hứng tham dự các giải đấu.
  • Lễ hội hoa hồng Bulgaria: Sự kiện trưng bày các loại hoa hồng gây sự thất vọng cho nhiều người do vấn đề hoa giả, trang trí không giống như quảng bágiá vé cao.
  • Sự kiện Thị trấn tuyết - Snowtown: Sự kiện tiếp tục nhận được nhiều thảo luận tích cực về trang trí đẹp, hấp dẫnmời bạn bè tham gia. Tuy nhiên, có một số ý kiến không hài lòng về vấn đề không gian nhỏ, giá vé cao trò chơi không đa dạng.
  • Giờ Trái Đất 2017: Sự kiện bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng được nhiều người yêu thích và hào hứng tham dự do là một chương trình ý nghĩa, thiết thựcnâng cao ý thức cộng đồng. Những phản hồi tiêu cực là về vấn đề tổ chức không tốtcác hành động không đẹp sau chương trình.
  • V.League 2017: Giải bóng đã chuyên nghiệp quốc gia vẫn nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực do ban tổ chức không chuyên nghiệp, chất lượng các sân đấu không tốt trận đấu không hấp dẫn. Một số ít thảo luận tích cực cho thấy chất lượng giải đấu đang được nâng cao.
  • Sự kiện ra mắt OPPO F3/F3 Plus: Bằng các livestream trực tiếp trên trang fanpage, sự kiện ra mắt hai dòng smartphone mới của OPPO được nhiều người dùng chú ý. Các ý kiến tích cực là sự kiện hoành tráng với các màn biểu diễn hấp dẫn của các ca sĩ. Tuy nhiên, MC dẫn chương trình không hayphần thuyết trình không thu hút khiến nhiều người không hài lòng.
  • Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột 2017: Các nhận xét tích cực là lễ hội hoành tráng với nhiều hoạt động hấp dẫnmàn trình diễn của các ca sĩ sôi động. Một số ý kiến tiêu cực là vấn đề pháo hoa không đẹp.
  • Đại nhạc hội MBC Music K-Plus Concert: Sự kiện âm nhạc Hàn Quốc nhận phải nhiều phản hồi tiêu cực do giá vé cao, ban tổ chức không chuyên nghiệpkhông có sự tham dự của các ca sĩ Việt Nam.
  • Hội chợ Thái Lan 2017: Hội chợ ẩm thực Thái Lan gây ra sự chú ý trên mạng xã hội nhờ vào các bài viết quảng bá trên trang fanpage Địa điểm ăn uống. Sự kiện này được nhiều người yêu thích và muốn tham dự do có đồ ăn ngonđa dạng. Tuy nhiên, vấn đề hàng Thái Lan không nhiều, giá cao, không gian không lớnan ninh không tốt khiến hội chợ nhận phải nhiều phản hồi tiêu cực.
  • Đại tiệc công nghệ và âm nhạc J-Volution: Nằm trong hoạt động quảng bá dòng điện thoại Samsung Galaxy J, đại tiệc âm nhạc và công nghệ đỉnh cao được nhiều tín đồ công nghệ yêu thích do là một chương trình hoành tráng với các phần trình diễn hấp dẫnnhiều ca sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, chất lượng livestream trên trang fanpage của thương hiệu không tốtkhông gian không lớn khiến sự kiện nhận phải một số thảo luận tiêu cực.

Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ GIANG LÊ – Buzzmetrics Social media analyst: [email protected] hoặc NHUNG NGUYEN - Buzzmetrics Marketing and Communication Manager: [email protected].

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ lắng nghe theo dõi thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, liên hệ PETER NGUYEN - Buzzmetrics Managing Director: 0977 550 665 hoặc [email protected]

Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.

www.buzzmetrics.com