Recap Chương trình CMO Career 2017: On The Brand Road
Vừa qua, vào ngày 9/4, chương trình CMO Career 2017: On The Brand Road nằm trong chuỗi chương trình của thương hiệu CMO Forum thuộc nhóm Margroup đã diễn ra tại hội trường A103, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Buổi hội thảo đã nhận được những chia sẻ bổ ích và thú vị từ hai diễn giả:
- Chị Trần Thụy Nhật Hy - Digital Marketing Manager tại tập đoàn Friesland Campina Vietnam
- Chị Phi Ngọc Hà - Product Manager (của thương hiệu Shu Uemura thuộc) tại tập đoàn L’Oreal Vietnam.
Chương trình đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong mảng Brand Management nói riêng và ngành nghề Marketing nói chung. Qua đó, giúp cho nhiều bạn sinh viên yêu thích và theo đuổi ngành Marketing có được cái nhìn tổng quan về ngành, định hướng được cho mình một con đường nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Với thời lượng 180 phút, chương trình bao gồm 2 phần:
Phần I: Journey to Brandland
Hai diễn giả của chương trình đã chia sẻ về con đường nghề nghiệp của hai chị trước khi đạt đến vị trí Brand Manager và những hành trang sinh viên cần chuẩn bị.
Theo hai chị, một sinh viên ra trường sẽ mất ít nhất 6 năm để đi từ vị trí thực tập sinh đến brand manager. Đó là khoảng thời gian cần thiết để bạn đủ khả năng đề ra chiến lược và thực thi chiến lược. Một câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên quan tâm: “Các chương trình brand manager trainee có phải là con đường duy nhất để vào các công ty lớn hay không?”. Câu trả lời của hai chị là: “Không”. Nếu bạn không phải người nổi bật về khả năng lãnh đạo và tính cách, bạn có thể bắt đầu làm ở bất kì công ty nào bạn thấy phù hợp. Đừng bỏ qua bất kì cơ hội nào, đừng nghĩ chỉ những công ty lớn mới là những công ty có thể đào tạo những người giỏi.
Ngoài ra, hai chị cũng đã chia sẻ những điều sinh viên cần có để có thể thành công trong tương lai. Đó là phải luôn học hỏi hằng ngày, học từ tài liệu của những trường nổi tiếng như Yale, Havard,... đã được chia sẻ miễn phí trên mạng, học từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cần có thái độ tích cực, có những mục tiêu cho riêng mình và rút ra được những kinh nghiệm từ những thành công, thất bại của mình trong quá khứ.
Phần II: Discover the Brandland
Các diễn giả đã chia sẻ câu chuyện về một kinh nghiệm thực tế của mình khi làm việc và giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên trên fanpage của Margroup.
Câu hỏi 1: Một người không sáng tạo nhưng yêu thích và đi theo làm brand thì sau 1 thời gian có bị môi trường đào thải hay không. Các chị có thể cho biết có vị trí nào bên brand không đòi hỏi khả năng sáng tạo cao, mà cần khả năng khác không?
Trả lời: Brand Manager không hẳn phải quá sáng tạo, vì nhãn hàng có thể thuê các agency để hỗ trợ thực hiện các chiến dịch marketing. Nếu em không quá sáng tạo, em có thể tập trung làm tốt mảng quản lý nhãn hàng.
Câu hỏi 2: Nếu mình tham gia vào 1 brand mà sếp trực tiếp của mình không nhiệt tình giúp đỡ để mình phát triển thì mình phải làm thế nào? Có nên tiếp tục không ạ?
Trả lời: Nếu sếp xấu tính, em có thể học để tránh trở thành một người sếp như vậy. Ngoài ra, nếu sếp không nhiệt tình giúp đỡ vì quá bận rộn, em có thể học bằng cách quan sát cách sếp làm việc với các đối tác khác. Nếu không thể làm việc lâu dài thì hãy trao đổi thẳng với bộ phận nhân sự để tìm lối thoát cho bản thân mình.
Câu hỏi 3: Theo em được biết, để phát triển thương hiệu thì cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng rất quan trọng. Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm của chị để đạt được hai điều này không ạ?
Trả lời: Người làm marketing chỉ quan tâm insight của khách hàng. Điều em cần làm là xây dựng được chiến dịch truyền thông trong đầu khách hàng nhiều nhất có thể, cho họ thấy quảng cáo của em nhiều nhất có thể. Sau khi nhiều người biết đến thương hiệu của mình thì hãy quan tâm đến cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng.
Câu hỏi 4: Gần đây, em có nghe nói về bê bối của T&A Ogilvy đứng đằng sau vụ Vinatas đưa ra một danh sách những hãng nước mắm (nhưng đa phần là nước mắm truyền thống) có chứa Asen nhưng không đề cập đến Asen hữu cơ hay vô cơ. Điều đó khiến cho các hãng nước mắm truyền thống rơi vào tâm bão là "không sạch". Cho em hỏi: về "cái tâm" trong ngành marketing quan trọng như thế nào và làm thế nào để định hướng tâm của mình thật đúng đắn trong nghề?
Trả lời: Điều mà em nói sẽ trở thành cái trong đầu của người tiêu dùng và truyền nó đi cho hàng thế hệ sau. Hãy giữ chân em lại để em không đi quá xa, đúng đạo đức người trong ngành: muốn cuộc sống người tiêu dùng tốt hơn với sản phẩm tốt hơn. Giữ điều đó như kim chỉ nam nghề nghiệp của mình, phải giữ cái tâm của mình.
Tuy chưa thể giải đáp được hết những thắc mắc của các bạn sinh viên trên Fanpage Margroup, CMO Forum hi vọng với câu chuyện thực tế và phần trả lời câu hỏi của hai diễn giả, các bạn đã phần nào hình dung được công việc của một người Brand Manager và định hướng được con đường đúng đắn cho mình. Một mùa CMO Career nữa đã đi qua. Chúc bạn dám ước mơ và trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để đạt được ước mơ của mình.