“Xác định cửa hàng trọng điểm” để thành công trong việc mở rộng kênh phân phối

Kênh thương mại truyền thống ở Việt Nam đã, đang và sẽ là kênh thương mại mang tính phức tạp và mang tính cạnh tranh cao, bao gồm 1,4 triệu cửa hàng trên toàn quốc.

Để đưa sản phẩm của các thương hiệu đến từng nhà bán lẻ với mục đích mở rộng kênh phân phối và tăng doanh thu trong thị trường thương mại truyền thống này là một trò chơi đầy thử thách cho các nhà sản xuất.

“Nên tập trung ở đâu” là một câu hỏi phổ biến bởi vì trên thực tế, việc các nhà sản xuất phục vụ được một nửa trong số 1,4 triệu cửa hàng là không khả thi. Ngay cả các nhà sản xuất lớn với đội ngũ bán hàng và nguồn lực lớn chỉ phục vụ gần 30% cửa hàng trực tiếp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nielsen thì 30% cửa hàng chiếm khoảng 80% tổng doanh thu FMCG tại Việt Nam. Với kết quả này, việc xác định các cửa hàng "trọng điểm" là rất quan trọng cho sự thành công. Như mọi khi, những gì không nên làm và không nên đi cũng rất quan trọng đối với một chiến lược thành công, giống như việc phải làm gì và đi đâu.

“Xác định cửa hàng trọng điểm” để thành công trong việc mở rộng kênh phân phối

Một lãnh đạo phụ trách kinh doanh của một nhà sản xuất FMCG lớn ở Việt Nam đã phải đối mặt với một thách thức: mở rộng phạm vi phân phối ở khu vực nông thôn với nguồn lực hạn chế. Giống như nhiều nhà lãnh đạo trước ông, ông quyết định phân loại ưu tiên hàng loạt các cửa hàng tạp hóa truyền thống nằm rải rác khắp các khu vực thông qua một dự án phân khúc cửa hàng để nhóm các cửa hàng dựa trên kết quả bán hàng. Dựa trên kết quả phân khúc cửa hàng, lực lượng bán hàng của ông đã có được danh sách các cửa hàng cần ưu tiên đại diện cho tiềm năng bán hàng lớn nhất. Nhưng ông vẫn chưa hài lòng với kết quả vì việc phân loại các cửa hàng không chính xác và nhân viên thiếu hiểu biết về những sản phẩm họ nên đẩy vào từng cửa hàng.

Hãy để Nielsen giúp bạn phát triển với các giải pháp mở rộng phân phối hiệu quả và để đảm bảo việc đẩy sản phẩm phù hợp vào đúng cửa hàng. Với Nielsen Trade Dimension Syndication ở 20 tỉnh/thành trọng điểm, chúng tôi có thể giúp một thương hiệu giành chiến thắng trong trò chơi đầy thách thức này bằng cách tăng 23 triệu doanh thu mỗi năm. Và đây là cách mà chúng tôi đã làm ra:

Theo nghiên cứu của Nielsen thì 30% cửa hàng chiếm khoảng 80% tổng doanh thu FMCG tại Việt Nam.

  • Thứ nhất, chúng tôi giúp khách hàng ưu tiên mở rộng tại các tỉnh trọng điểm có đóng góp lớn vào doanh thu của FMCG dựa trên bảng xếp hạng các yếu tố như: dân số, thu nhập bình quân tháng / người, số hộ, hộ gia đình có đồ gia dụng (như TV, Xe máy, xe hơi và tủ lạnh) và đô thị hoá.
  • Thứ hai, thông qua việc tập trung đầu tư vào các cửa hàng hàng đầu và các nhà phân phối lớn cho mỗi nhóm ngành hàng, hiệu quả đầu tư (ROI) trong mỗi cửa hàng trực tiếp có thể được tăng lên.
  • Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thật dễ dàng để liên kết tất cả các chi tiết của danh sách cửa hàng từ cuộc tổng khảo sát của Nielsen vào hệ thống quản lý bán hàng của khách hàng với GBS, địa chỉ và hình ảnh của từng cửa hàng.

Quý vị đang có cùng mối quan tâm với nhà lãnh đạo kinh doanh đó? Hoặc quý vị có bất kỳ trường hợp cụ thể nào khác mà chúng ta có thể thảo luận để giúp cho việc tăng doanh số bán hàng? Hãy cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẵn sàng tìm hiểu hơn và giúp quý vị giành chiến thắng trong thị trường đầy thách thức này.

Để xem thêm thông tin về giải pháp Nielsen Trade Dimension Syndication ở 20 tỉnh/thành trọng điểm, vui lòng bấm vào nút "TẢI TÀI LIỆU" ở góc trên bên phải tại đường link này.