Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Cuối năm 2016, dư luận đã phẫn nộ với “sự trở về” của Minh Béo - tội phạm ấu dâm bị bắt tại trận trên đất Mỹ. Tuy nhiên, làn sóng này đã bị nhấm chìm bởi những vụ lùm xùm khác một cách nhanh chóng. Qua một kỳ nghỉ Tết, chẳng mấy ai đề cập tới vụ án này nữa.

Sự quan tâm của xã hội với "ấu dâm" đã tăng lên?

Cho đến những ngày cuối tháng 2 năm 2017, khi những tin tức về các em nhỏ bị xâm hại tại Vũng Tàu, Hà Nội, Ba Vì… xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông thì sự phẫn nộ ấy đã quay trở lại và bùng nổ với số lượng người quan tâm tăng lên đáng kể.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Có khoảng 1.580.000 kết quả tìm kiếm trên Google về tội ấu dâm tại Việt Nam.

Đặc biệt, những dòng trạng thái trên mạng xã hội Facebook thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác, quan tâm từ cộng đồng mạng.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Status chia sẻ tin nhắn giữa người mẹ có con gái bị xâm hại và anh Hiếu Orion.

Điểm chung trong các vụ việc gần đây là các nạn nhân còn ở độ tuổi rất nhỏ (3-11 tuổi) và hầu như không nhận thức được về việc bị xâm hại. Đồng thời, các nghi phạm lại lại những người đàn ông lớn tuổi, có học thức. Đau lòng hơn là câu nói “Hồi xưa con nhiều bạn bè lắm. Giờ tự nhiên nhiều bạn nghỉ chơi. Bạn bè trêu con là đồ bị hiếp dâm!” trong đoạn clip em C. (11 tuổi) chia sẻ khiến cho chúng ta không khỏi xót xa trước những thương tổn về thể chất và tinh thần mà một đứa trẻ phải chịu đựng.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Tác động của truyền thông

Trước luồng thông tin tràn ngập trên mạng xã hội về việc bé gái 8 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội bị người đàn ông sống cùng khu phố xâm hại tình dục nhiều lần, Phó thủ tướng đã vào cuộc yêu cầu Hà Nội chỉ đạo xác minh dù đã qua thời gian dài điều tra. Đến ciều 16/3, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối tượng Cao Mạnh Hùng, nghi phạm chính trọng vụ dâm ô trên. Bên cạnh đó, những vụ án khác cũng được phát hiện và gia đình cùng với chính bản thân nạn nhân đã thẳng thắn và sẵn sàng đấu tranh cho họ.

Rõ ràng truyền thông xã hội đã góp phần tạo áp lực lên các nhà chức trách nói riêng và cộng đồng nói chung về thực trạng đáng báo động này. Qua đó đẩy nhanh tiến độ tìm ra kẻ thủ ác và tác động mạnh mẽ về hậu quả lên những kẻ có ý định đồi bại. Đặc biệt, sau hàng loạt sự việc thì các bậc phụ huynh cũng có cái nhìn nghiêm túc hơn về việc tránh để người khác gần gũi con em mình cũng như giáo dục con trẻ biết từ chối sự đụng chạm kể cả với người thân.

Tại sao lại có sự quan tâm muộn màng này?

Thật ra, ấu dâm tại Việt Nam không phải là một vấn đề quá mới mẻ. Theo báo cáo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì từ năm 2011-2015 đã có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam. Như vậy có nghĩa là cứ 8 giờ trôi qua lại có 01 em bị xâm hại. Nhưng có bao nhiêu người biết và chia sẻ thông tin này bên cạnh các nhà hoạt động xã hội hay công an?

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Những con số đáng báo động về nạn ấu dâm tại Việt Nam.

Một trong những lý do, theo chuyên gia bảo vệ trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt, là do văn hóa, nhận thức và sự lo ngại không nhận được sự hỗ trợ của nạn nhân.

"Nhiều người không muốn báo cáo, thừa nhận xâm hại tình dục ở trẻ em do văn hóa, do gia đình còn e ngại, sợ bị chỉ trích, kỳ thị, xấu hổ và nghĩ rằng có báo thì cũng không nhận được sự hỗ trợ hay đáp ứng cần thiết, vì vậy báo cáo số liệu chưa đầy đủ."

Ngoài ra, Luật bảo vệ trẻ em mới sẽ có hiệu lực vào tháng 6/2017, nhưng các văn bản hướng dẫn, nghị định, thông tư, vẫn đang được xây dựng, "nên một sốcơ quan tổ chức có chức năng nhiệm vụ bảo vệ trẻ em nói rằng họ vẫn lúng túng trong việc cụ thể nhiệm vụ là gì, thực hiện như thế nào, quy trình là gì" - bà Nguyễn Thị Y Duyên từ UNICEF nói.

Theo báo cáo "Digital in 2017: Southeast Asia" (1), tỉ lệ người dùng tham gia mạng xã hội tại Việt Nam năm 2017 đã tăng lên 31% so với tháng 1 năm 2016. Cụ thể đối với mạng xã hội Facebook, số lượng người dùng hàng tháng là 46 triệu và có đến 59% người dùng truy cập hàng ngày. Facebook đã trở thành mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất Việt Nam, tạo nên một cộng đồng thu nhỏ nhưng có tác động mạnh mẽ đến dư luận. Như vậy có thể thấy rằng, sự gia tăng số lượng người dùng đã giúp tin tức lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Vậy làm cách nào để truyền thông phát huy vai trò tích cực của mình trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm và giúp trẻ em tự bảo vệ mình?

Vai trò của truyền thông

Ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Ngày càng có nhiều chiến dịch truyền thông online được tạo ra trên mạng xã hội Facebook. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng thành công mạng xã hội để truyền thông đến cộng đồng. Chẳng hạn như chiến dịch Not One More Child được tài trợ bởi Hiệp hội Phụ Huynh và các quốc gia về việc bảo vệ trẻ em. Chiến dịch không chỉ bao gồm các vấn đề về lạm dụng trẻ, mà còn liên quan đến các hình thức khác như xem băng ảnh đồi trụy của trẻ nhỏ. Mỗi năm, có hơn 100,000 trẻ bị lạm dụng ở Mỹ, nhưng chỉ có 2% trong số đó được điều tra kịp thời. Phần lớn nguyên nhân của việc chậm trễ là do không có đầy đủ thông tin, hay các lí do khác. Với sự hỗ trợ của các cơ quan luật và công nghệ tiên tiến, chiến dịch ngày càng được ủng hộ ở Mỹ - Theo báo PR Newswire(2).

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Hoặc như chiến dịch Anti-Child pornography của tổ chức Unicef Philipines. Theo số liệu thống kê, có từ 300,000 đến 600,000 trẻ em đường phố bị lợi dụng làm việc bất hợp pháp cho ngành giải trí này. Con số trên có thể nói lên được tầm quan trọng trong việc ngăn chặn tệ nạn này nhằm bảo vệ các em khỏi các nguy cơ có khả năng gây tổn thương về tinh thần, thể chất và tư tưởng, theo Unicef(3). Đặc biệt, Google đã xây dựng quỹ Công nghệ bảo vệ trẻ em trị giá 2 triệu USD để nghiên cứu công nghệ giúp loại bỏ những hình ảnh có nội dung đồi trụy trên trang truy cập của người dùng. Đây là một hành động đáng khen khi một trong những ông lớn về tìm kiếm thông tin góp phần ngăn chặn tệ nạn trên toàn cầu, theo PC World(4).

Tại Việt Nam, các chiến dịch sẽ thành công nếu có sự ủng hộ và chia sẻ của những người có ảnh hưởng trong xã hội (KOLs). Điển hình như dự án ANNA nhằm giáo dục và bảo vệ trẻ em do anh Nguyễn Tiến Huy (Huy Pencil) khởi xướng và nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, cá nhân khác.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Thư kêu gọi sự tham gia của anh Huy Pencil.

Hoặc những chia sẻ của Gào, Kyo York... về sự việc này đều thu hút được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Một trang tin tức cũng tham gia vào việc đẩy lùi nạn ấu dâm tại Việt Nam.

Mặt khác, BBC phát hiện ra mạng xã hội Facebook đã thất bại trong việc sàn lọc những hình ảnh được người dùng post lên. 80% hình ảnh có liên quan đến lợi dụng trẻ em vẫn chưa được Facebook tháo xuống. Sau cuộc thăm dò vào cuối năm 2016, BBC phát hiện các hình ảnh được chia sẻ và trao đổi bởi một nhóm người có tư tưởng ấu dâm. Trong 100 hình ảnh được báo cáo lên Facebook, chỉ có 18 hình được gỡ xuống. Qua đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát tán thông tin trên mạng xã hội, khi thông tin, hình ảnh được truyền đi quá nhanh, hậu quả của nó là không thể lường trước được, theo Wired UK(5).

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Chính vì vậy, để tiếp sức đẩy lùi nạn ấu dâm, người dùng mạng nên cẩn thận hơn khi đăng các bài viết có chứa thông tin của các bé như nơi ở, trường học, ví trí hiện tại nhằm tránh trường hợp kẻ gian sử dụng những thông tin trên vào mục đích xấu.

Giúp trẻ em biết cách tự bảo vệ mình

Đối với các em nhỏ - những tâm hồn ngây thơ chưa biết xem hoặc rõ cách phân biệt thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện đại thì giáo dục bằng cách truyền thông truyền thống là điều cần thiết.

Trong chương trình giáo dục tại nhà trường, cần lắm sự phổ cập về những dấu hiệu cơ bản của hành động thể hiện sự dâm ô, nhằm giúp các em tự nhận biết để có thể xử lý những tình huống ngoài thực tế. Nhằm truyền bá rộng rãi hơn, cơ quan chức năng nên tạo ra các video ngắn để phát sóng trên truyền hình.

Đồng thời, treo băng rôn hay bảng hiệu dọc các con phố hay ngã tư lớn nhằm đưa thông tin đến cho người dân một cách kịp thời cũng là một cách truyền thông hiệu quả. Quan trọng là những thông tin phải được hình ảnh hóa một cách đơn giản, dễ hiểu để các em tiếp cận được. Không phải là những dòng chữ trên nền màu khô khan chẳng ai chú ý như hiện nay.

Vai trò của truyền thông trong việc đẩy lùi tội phạm ấu dâm

Nguồn ảnh: news.zing.com.

Làm thế nào để vững lòng giữa "làn sóng truyền thông"?

Theo hiện trạng hiện nay, một tin tức được người dân quan tâm trong một thời gian, vấn đề còn chưa giải quyết được, thì một tin nóng sốt khác lại xuất hiện. Dư luận lại bị cuốn theo chiều gió mới, không bàn tán nữa hoặc bàn tán rất ít về vấn đề bức xúc trước kia. Vấn nạn ấu dâm từng được đề cập trước Tết khi có liên quan đến một danh hài nổi tiếng của Việt Nam. Qua một thời gian ngắn, nó dường như mất hẳn trên mạng xã hội, nhường chỗ cho các nội dung ngày Tết, video triệu like, đòi lại vỉa hè hay các vấn đề khác của xã hội.

Việc chọn lọc thông tin để theo dõi hay bình luận là quyền của mỗi cá nhân, chúng ta không có quyền phán xét hay ủng hộ tung hô bên nào. Truyền thông không dắt mũi dư luận, nó chỉ là phương tiện, người dùng có thể chọn nghe theo hoặc không. Nhưng vai trò của truyền thông là rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến người dân. Chỉ có cách cập nhật liên tục và không ngừng tuyền truyền là có thể giúp đẩy lùi nạn ấu dâm một cách triệt để. Khi thông tin được phổ biến hơn, chúng ta sẽ tránh được những vấn đề đáng tiếc xảy ra sau này.

Anh/Chị mong muốn hợp tác với Havas Riverorchid Insight Team, vui lòng liên lạc với Ms. Lan Phương (Insight Manager) qua Email: [email protected].

 

*Nguồn tham khảo:

1. Báo cáo về Internet, mạng xã hội và người dùng sử dụng di động tại Đông Nam Á tháng 01 năm 2017. (Digital in 2017: Southeast Asia - We are social & Hootsuite)
2.
Bài giới thiệu về chiến dịch Not one more child trên trang PR Newswire.

3. Bài báo về chống lại tệ nạn lạm dụng trẻ em trên trang UNICEF.
4. Bài báo về sự gây quỹ của Google nhằm chống lạm dụng trẻ em trên trang PC World.
5. Bài báo về sự thất bại của Facebook trong việc gỡ bỏ hình ảnh có nội dung ấu dâm.