Marketer QUO VIETNAM
QUO VIETNAM

We believe that every organisation has a soul worth uncovering

Tiếp thị Khách sạn: Trải nghiệm từ bộ ấn phẩm thương hiệu

Tò mò là bản chất của con người nên không có gì đáng ngạc nhiên khi khách lưu trú thích khám phá mọi ngóc ngách của khách sạn, lục lọi từng ngăn tủ và săm soi từng trang tạp chí.

Thương hiệu khách sạn cần hiện diện trong suốt hành trình trải nghiệm của khách và nỗ lực làm thỏa mãn tính tò mò, tăng cường trải nghiệm, gắn kết với khách hàng sẽ được đền đáp.

Dù thông qua phương tiện truyền thống hay kỹ thuật số, mỗi ấn phẩm thương hiệu dùng trong suốt hành trình trải nghiệm tại khách sạn từ lúc khách đặt chân đến cho tới khi rời đi cần phản ánh thương hiệu cùng những cam kết về dịch vụ. Các ấn phẩm thường được xem nhiều là đơn đăng ký, nhãn hành lý, thẻ khóa, brochure, bảng hiệu và các vật dụng cho phòng tắm. Trong quá trình thiết kế các ấn phẩm dùng trong lĩnh vực dịch vụ mến khách sang trọng, các thương hiệu thường ngại thể hiện các ý tưởng mới được cho là thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên mọi thứ không nhất thiết phải diễn ra như vậy.

Mỗi một ấn phẩm được ví như một bậc thang và một cách vô thức dẫn dụ họ tìm đến với cốt lõi của thương hiệu.

Làm việc chặt chẽ với chuyên viên thiết kế, khách sạn cần tận dụng thế mạnh chiến lược của các ấn phẩm, biến chúng thành các phương tiện thu hút để tạo nên dấu ấn thương hiệu và mối liên kết với du khách. Mỗi một ấn phẩm được ví như một bậc thang và một cách vô thức dẫn dụ họ tìm đến với cốt lõi của thương hiệu. Sẽ thật lãng phí khi bỏ lỡ những nấc thang kỳ diệu này nếu chỉ đơn giản đặt logo của khách sạn lên tất cả các vật dụng hoặc dán nhãn cho chúng mà không đầu tư vào yếu tố sáng tạo. Các ấn phấm sẽ trở nên nhàm chán trong khi hoàn toàn có thể dùng ngôn ngữ, hình ảnh đồ họa để thu hút sự chú ý và tạo nên những khoảnh khắc tuyệt diệu cho khách.

Những ấn phẩm tốt nhất thật đáng khao khát! Chúng dễ dàng đi vào tiềm thức và khi được đồng hành cùng du khách trở về nhà thì hiệu ứng thương hiệu vượt ngoài ngưỡng đo đạc của tất cả công cụ đo lường. Những ấn phẩm xuất sắc nhất được chia sẻ online thông qua các công cụ social media và cổng thông tin của các nhà xuất bản dẫn đầu xu hướng.

Lấy ví dụ trong hai tag treo tay nắm cửa sau, cái nào hấp dẫn hơn? Một tag đề “Please do not disturb” (“Xin đừng làm phiền”) và tag còn lại khá thú vị của W Hotels: “WHEN? Not quite yet” (“Khi nào ư? Chưa phải bây giờ”). Với cách chơi chữ này, thông điệp thương hiệu của W không chỉ thể hiện sự tự tin mà còn khắc họa tính cách thương hiệu của mình như một nhà tư tưởng lỗi lạc, thực sự thấu hiểu sự tinh tế của đối tượng khách hàng thời thượng và thông mình của mình.

Một minh họa khác về ý tưởng hiệu quả cho bộ ấn phẩm đến từ agency GBH có trụ sở tại London. Họ mô tả quá trình làm thương hiệu cho Mama Shelter: ‘Được định vị sang trọng và vừa túi tiền, The Mama mang đến sự ấm áp và gần gũi nhưng đồng thời cũng rất khác lạ và gây ngạc nhiên’. Họ tạo nên bộ thẻ khóa có hình của những chú gà và cho phép lễ tân ghi số phòng lên những tấm mề đay đeo trên cổ của chúng. Các tiện nghi trong nhà tắm cũng sử dụng ngôn ngữ riêng của MAMA.

Tiếp thị Khách sạn: Trải nghiệm từ bộ ấn phẩm thương hiệu

Tiếp thị Khách sạn: Trải nghiệm từ bộ ấn phẩm thương hiệu

Trong những ví dụ trên, việc sử dụng tính hài hước đúng cách thật đáng tưởng thưởng. Tuy vậy, cần lưu ý: một ý tưởng quá buồn cười sẽ khiến khách hàng bối rối và thậm chí còn tệ hơn việc không có ý tưởng. Nếu thông điệp ẩn sau không thực sự mang tính chiến lược và hiệu quả, bạn nên chọn giải pháp an toàn và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng.

Một cách để chắc chắn thông điệp của bạn thực sự được truyền đạt một cách hiệu quả, hãy thử nghiệm chúng với các khán giả thuộc phòng ban hoặc tổ chức khác. Hãy chắc chắc khán giả hiểu được ý tưởng hài hước của mình.

Hướng đến sự hoàn hảo trong thiết kế gần như là không thể, ấn phẩm thu hút là cầu nối để giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả về mặt chi phí. Hãy tận dụng sự tò mò của khách hàng như một cơ hội để làm họ ngạc nhiên, thích thú và lưu lại dấu ấn về thương hiệu.

Những nguyên tắc của Pierre nhằm đảm bảo bộ ấn phẩm thiết kế của bạn thành công về mặt chiến lược:

Hãy tận dụng sự tò mò của khách hàng như một cơ hội để làm họ ngạc nhiên, thích thú và lưu lại dấu ấn về thương hiệu.

  1. Xác định rõ ràng cốt lõi thương hiệu cùng giọng văn. Lấy ví dụ, nếu thương hiệu của bạn hướng đến văn hóa địa phương, bạn có thể thiết kế nên bộ ấn phẩm với hình ảnh của các tạo tác gắn liền với các truyền thuyết mang đậm dấu ấn văn hóa nhằm gia tăng sự hiểu biết cho khách.
  2. Có óc sáng tạo và không chỉ dừng lại ở việc thiết kế nên bộ ấn phẩm được định sẵn. Những tác phẩm này không chỉ đồng nhất với thương hiệu của bạn mà còn tạo nên trải nghiệm đôc đáo và vượt ngoài mong đợi.
  3. Đánh giá từng ứng dụng, đảm bảo chúng đồng nhất với cá tính và quy chuẩn thương hiệu.
  4. Chắc chắn rằng mỗi yếu tố thiết kế đều mang tính ứng dụng cao.
  5. Phân bổ ngân sách cho hoạt động thiết kế, sản xuất hình ảnh/ hình mình họa và viết nội dung.
  6. Nhắc lại lời của Antoine de Saint Exupéry: “Một nhà thiết kế biết anh ấy đã đạt đến sự hoàn hảo hay chưa không phải khi không còn chi tiết nào để thêm vào mà là khi không cần phải lấy đi chi tiết nào nữa.”

Pierre Vermeir
Giám Đốc Sáng Tạo, QUO
Hotel & Travel Branding Agency
https://www.quo-global.com/