Thông tin M&A định kỳ: Một năm của những bất ngờ và chân lý “minh bạch trong kinh doanh”
Những doanh nghiệp chưa có tên tuổi đang dần kiểm soát tình hình mua bán sáp nhập (M&A) tại thị trường Trung Quốc, WPP vẫn dẫn đầu ở khía cạnh quy mô sau nhiều cuộc sáp nhập lớn 2015; và đối thủ của họ Dentsu vẫn tiếp tục dồn sức để tìm kiếm đối tác và thực hiện các hoạt động “mua lại sáp nhập” – 1 năm với không ít sự kiện ồn ào xảy ra để lại những rối ren và cần phải xem lại liệu chúng ta còn gì cho năm 2017.
Vậy mọi thứ đã kết thúc chưa? Chúng ta vẫn tồn tại chứ? Tập phát sóng cuối cùng năm 2016 trong show “Last Week Tonight” mà danh hài, nhà chính trị John Oliver làm MC sẽ tổng kết lại năm 2016 với những chặng đường đầy phiêu lưu thử thách mà truyền thông đã bị xoay chuyển đến chóng mặt.
50 cách để có được khoản “Rebate” tốt
Vào tháng 7, Hiệp Hội Các Nhà Quảng Cáo Mỹ (ANA - Association of National Advertisers, Inc) đã hé lộ những kết quả đáng lưu ý trong bản báo cáo về sự minh bạch – với hơn 100 trường hợp các agencies truyền thông đã giữ lại khoản “rebate” mà đáng lẽ ra phải gửi lại cho khách hàng. Tuy nhiên đó cũng chỉ là giả định, vì 5 trong 6 tập đoàn lớn không tham gia vào khảo sát này. Riêng với thị trường châu Á, chúng ta đã được chứng kiến vấn đề này khi tin tức tập đoàn truyền thông lớn Dentsu không trung thực, giữ lại “rebate” cho digital đã làm thiệt hại hàng trăm khách hàng của họ (tổng số tiền thiệt hại được xác định là hơn 2 triệu đô). Dù sao đi nữa, khi sự xuất hiện ngày càng nhiều của phòng Thu mua (Procurement) và việc tăng cường sử dụng các bên kiểm toán, thẩm định chất lượng thì chân lý dành cho các agencies vẫn chỉ đơn giản là: kinh doanh chân chính, nói không với gian lận.
Omnicom: Thành công trên toàn cầu nhưng chưa thật sự nổi bật ở khu vực châu Á
Trong bảng review của tập đoàn P&G, Omnicom được đánh giá là agency ưu tú nhất, đồng thời Omnicom cũng gây ấn tượng bằng thành tích đưa thương hiệu Volkswagen vươn ra toàn cầu và giúp AT&T xâm nhập thị trường Mỹ. “Heart and Science” – media agency thuộc tập đoàn này trở thành “đối tác được ưa chuộng” trong nền công nghiệp truyền thông quảng cáo, mặc cho trước đó nó phải thuê cả nguồn lực cần thiết nhằm phục vụ khách hàng. Omnicom đã tạo ra một năm hoạt động đầy ấn tượng và ý nghĩa khi 2 trong số các “media agency” thuộc tập đoàn lọt top 5 agency trong báo cáo “R3 Campaign New Business League”, tuy nhiên các “creative agency” lại không có vinh dự đứng trong top 5 agency đứng đầu.
Tích cực “mua bán và mở rộng’ mạng lưới trong năm, Dentsu thể hiện tham vọng chinh phục thị trường thế giới
Tính đến thời điểm làm khảo sát, “người khổng lồ ngành truyền thông Nhật Bản” Dentsu đã thực hiện tổng cộng 31 cuộc mua bán sáp nhập toàn cầu, đầu tư hơn 1,7 tỷ đô, bỏ xa đối thủ WPP (350 triệu đô cho 28 vụ) và các tập đoàn lớn khác. Việc sáp nhập mua bán có bao gồm cả agency độc lập thuộc lĩnh vực “phân tích – định hướng dữ liệu” lớn nhất tại Mỹ, Merkle (có chi nhánh nhỏ tại châu Á) và 10 công ty lớn khác trên thế giới. Trong số các “creative agencies” và “media agencies”năm 2016, có Isobar được xem là đối thủ của Ogilvy cho vị trí đứng đầu nhóm agency mới nổi thuộc thị trường châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời Carat cũng hoạt động khá hiệu quả.
Ogilvy, Mindshare dẫn đầu thị trường châu Á
Theo như báo cáo New Business League của R3, Ogilvy (hơn 500 chiến dịch thành công tại thị trường này) và Mindshare (gần 200) dẫn đầu trong nhóm creative và media. Ogilvy đã minh chứng giá trị của bản thân trong hệ thống “tập đoàn mẹ” bằng chuyên môn trong lĩnh vực digital và sự thể hiện xuất sắc ở các mảng khác. Chỉ có 1 trong những chiến dịch thành công của hãng lọt vào top 10 (Coca-Cola Philippines) nhưng nó truyền tải thông điệp ý nghĩa và phù hợp nhất đối với thị trường đa quốc gia. Mindshare đã có một năm khởi sắc tại châu Á – Thái Bình Dương: cho dù doanh thu chỉ bằng ½ Ogilvy, nhưng nó cũng gắn kết chặt chẽ với nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt ở Trung Quốc. Không agency nào trong GroupM lọt top 10 (tính tại thời điểm công bố) mà MediaCom cũng khó khăn chạm đến vị trí top bởi thất bại khi để vuột mất VW.
Nhân tố mới lại tiếp tục “thống trị” các hoạt động M&A tại Trung Quốc
Đố bạn đoán được bất kỳ công ty nằm trong top 10 về M&A tại Trung Quốc năm 2016? Vị trí thứ 12 thuộc về Leo Group, cựu quán quân bởi tăng trưởng chậm trong năm và Dentsu là cái tên đình đám chúng ta biết đến chỉ giữ vị trí thứ 13 (thâu tóm được 3 doanh nghiệp nội địa). Vị trí quán quân thuộc về Keda Group, Nantong Metal Forging Company (đương nhiên, vì họ đầu tư chi phí khủng đến 371 triệu đô chỉ riêng cho 3 công ty digital agencies, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của họ) và Simei Group. Lời khuyên cho ai dự định đầu tư vào thị trường đông dân nhất thế giới này là rất nhiều khách hàng dễ bị lung lay ý định, không quyết đoán được giữa quá nhiều phương án lựa chọn khác nhau, dẫn đến hơn 30 thỏa thuận giao dịch chồng chéo giữa các nhóm agencies. Nên thận trọng!
Sự phát triển của các công ty tư vấn
Sự thật là họ cũng đang nhắm đến khoản tiền đáng giá mà khách hàng dành cho advertising và digital. Deloitte, IBM, Accenture và PwC đã đầu tư chung 2 tỷ đô vào dự án M&A trong hơn 18 tháng qua vào một số agencies nổi bật và uy tín. Dự đoán là năm 2017 hoạt động kiểu này diễn ra nhiều hơn và còn đa dạng hơn.
Sự kiện Donald Trump và ảnh hưởng tới châu Á
Sự kiện Donald Trump đắc cử “gây shock” vào tháng 11 chắc chắn sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc đầu tư của nước ngoài vào châu Á. Nhưng thực tế, các nhà đầu tư nội địa đã nhanh chân hành động trước khi vị tài phiệt này đắc cử. Không đến 200 triệu đô trong khoản ngân sách 3,2 tỷ đô đầu tư cho những thương vụ M&A tại châu Á – thái Bình Dương, mà đứng sau nó là những tập đoàn lớn (Dentsu, WPP chiếm phần lớn). Trong một chừng mực nào đó, thị trường này dần tự chủ hơn không còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trump có thể khuấy động ngành quảng cáo truyền thông đấy, nhưng có lẽ là một ngày xa xăm trong tương lai.
R3 Việt Nam
Thứ 4 (11/01/2017)