Marketer Phan Linh
Phan Linh

Author | Freelance Writer | Writing Coach @ Norway

10 xu hướng truyền thông xã hội 2017 giúp các thương hiệu thu hút hơn

Bức tranh truyền thông xã hội tiếp tục phát triển nằm trong dự đoán từ trước, đó là công nghệ mới, nền tảng và những phương pháp phân phối nội dung tiến hoá và gia tăng không ngừng ngoài sức tưởng tượng và liên tục làm chúng ta thay đổi cách giao tiếp.

Thương hiệu sẽ nắm giữ một lợi thế chiến lược rất lớn nếu như có chuẩn bị tốt với những gì sắp xảy ra.

Tôi xin đưa ra dưới đây là 10 xu hướng về truyền thông xã hội năm 2017 cho những thương hiệu đang tìm kiếm các cách thức để tiếp cận khách hàng mới và hiện tại có ý nghĩa và hiệu quả hơn.

10 xu hướng truyền thông xã hội 2017 giúp các thương hiệu thu hút hơn

1. Facebook đang rất rất nhanh chóng trở thành một nền tảng lấy video làm trọng tâm

Mặc dù facebook live và các quảng cáo video vẫn còn tương đối mới nhưng định dạng này đã cho thấy chúng tiếp cận được với số lượng lớn ngừoi dùng và rất thành công. Dự báo của Facebook cho biết: video ngập tràn news feed sẽ tiếp tục phát triển trong 5 năm tới, nó có nghĩa là những thương hiệu ngày nay phải sẵn sàng và đáp ứng đủ khả năng để sản xuất các video của riêng họ, đồng thời việc gia tăng số lượng các hình thức video khác nhau cũng sẽ thúc đẩy tương tác, sự gắn kết và duy trì sự theo dõi cũng như mong đợi của khách hàng trên nền tảng này.

2. Instagram tiếp tục là nền tảng hiệu quả nhất cho các thương hiệu

Những con số tự kể câu chuyện của chúng: user engagement với các thương hiệu trên Instagram hiện đang cao hơn gấp 10 lần so với Facebook và 54 lần so với Twitter. Ngoài ra, Instagram là một nền tảng xã hội, nơi người dùng có nhiều cơ hội và thuận tiện hơn cho việc follow các thương hiệu, ít nhất là hơn một nửa số người dùng đang làm như vậy. Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là Instagram cần phải là một ưu tiên trong năm 2017 và phải tận dụng tối đa các cơ hội xuất hiện cũng như kết nối khách hàng vào những câu chuyện của mình thông qua hình ảnh.

3. GIF và những biểu tượng cảm xúc giúp khách hàng thể hiện cá tính

Người sử dụng có xu hướng lựa chọn việc thể hiện trên mạng xã hội thông qua các biểu tượng cảm xúc hơn là những dòng text đơn giản hay các hình ảnh khác. Tuỳ chỉnh ảnh cá nhân dưới định dạng GIFs hay các biểu tượng cảm xúc đang trở nên phổ biến. Những nền tảng đã sẵn sàng: iOS 10 đã có chức năng hỗ trợ emoji xuất hiện trong danh sách dự đoán và trong các hộp thoại trò chuyện với kích thước lớn gấp 3 lần, Facebook chấp nhận định dạng GIF. Rất nhiều thương hiệu thông minh sẽ nhận ra xu hướng này và sử dụng nhiều hơn cả ảnh GIF lẫn biểu tượng cảm xúc trong các nội dung của họ.

4. Kể chuyện hay giao tiếp trên nền tảng xã hội đang trở nên thân mật hơn

Hiện đang hình thành một chuẩn mực cho các thương hiệu hoạt động trên các phương tiệu xã hội - nơi những câu chuyện xã hội trước đây vốn không chính thức và trực tiếp. Trong môi trường này, các thương hiệu cần linh hoạt, mềm mỏng, chấp nhận việc marketing cần bớt đi sự bóng bẩy hình thức mà tập trung và sự chân thành, đáng tin cậy nhiều hơn.

5. Trí tuệ nhân tạo tiếp tục mang tới bước tiến lớn

Tất cả những công cụ giao tiếp tự động đã được lập trình sẵn sàng để tương tác trực tiếp và thông minh hơn tới khác hàng. Những chương trình này tạo ra những cuộc đàm thoại và có khả năng chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin hay xử lý đơn đặt hàng. Chúng cũng được thiết lập để cải tiến nội dung trao đổi với khách hàng thông qua những phân tích dữ liệu đầy mạnh mẽ. Thương hiệu nên nắm bắt các cơ hội cụ thể và đưa ra những tình huống cụ thể mà công cụ này có thể tận dụng.

6. Người dùng đang dành quyền kiểm soát trải nghiệm của riêng họ

Các nền tảng xã hội đang cung cấp cho người dùng những công cụ điều khiển tốt hơn và giúp họ dễ dàng cung cấp nội dung. Người dùng ngày càng có nhiều quyền lực hơn trong việc lựa chọn họ xem nội dung gì, nội dung gì có lợi cho họ và cách họ sử dụng mạng xã hội. Để đáp ứng những thay đổi này, các thương hiệu nên kiểm tra để chắc chắn rằng UX mà họ cung cấp thực sự phù hợp với hành vi và sở thích của khách hàng.

7. Nền tảng dành cho nhóm đối tượng riêng biệt cũng sẽ tăng

Đúng vậy, có rất nhiều nền tảng khác trên thế giới ngoài facebook hay Instagram. Những nền tảng nhỏ hơn được xây dựng (và xây dựng tốt) nhắm tới những sở thích cụ thể đang phát triển và ngày càng quan trọng hơn. Họ mang tới những cơ hội cho thương hiệu có thể hiểu hơn về khách hàng của mình. Ví dụ một số nền tảng đó là Tastebuds (tìm hiểu về âm nhạc), Ravelry (đan móc) và Fishbrain (câu cá). Những cộng đồng này cũng mang tới những cơ hội để các thương hiệu có thể nghiên cứu và có cơ sở để hiểu hơn về đối tượng khách hàng nhất định.

8. Chia sẻ không có nghĩa là được "chia sẻ" càng nhiều càng tốt

Người dùng có xu hướng sử dụng snapchat hoặc ứng dụng tin nhắn để chia sẻ nội dung, có nghĩa là hiện tại, gần 70% những chia sẻ trực tuyến đang nằm trong "bóng tối". Khi khách hàng đang có xu hướng quay trở lại truyền thông 1:1, thương hiệu nên tìm hiểu việc sử dụng tin nhắn để tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp dịch vụ hoặc xây dựng các mối quan hệ.

9. Thời của thực tế ảo đang đến

Các nền tảng xã hội sắp đón nhận nhiều sự thay đổi. Ví dụ, Facebook và Youtube đã giới thiệu video 360 độ, mở đường cho người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm tương tác VR. Thương hiệu cần chắc chắn chuẩn bị cho sự xuất hiện của công nghệ này, cần tập trung cải tiến kỹ thuật của mình để tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.

10. Tìm kiếm sự yên bình giữa một xã hội quá ồn ã

Có lẽ xu hướng đáng ngạc nhiên nhất đó là chính những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đang tìm kiếm một chỗ đơn giản, yên tĩnh ngoài thế giới kỹ thuật số ồn ào và căng thẳng. Một ví dụ đơn giản, số lượng người sử dụng chuyển sang Youtube để xem các video về tiếng ồn trắng (white noise) và thư giãn ngày càng tăng. Với xu hướng này, một số thương hiệu muốn tạo ra sự khác biệt cần biết nên cung cấp ít hơn nhưng chất lượng hơn những nội dung hay trải nghiệm, tránh làm tăng thêm sự lộn xồn và ồn ào của mạng xã hội.

Với sự chuẩn bị chu đáo, thương hiệu vừa cung cấp nội dung tốt hơn, vừa mang tới những trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho khách hàng. Thương hiệu cần nâng cao vị thế cũng như những công cụ truyền thông xã hội cần tiếp tục đổi mới, cập nhật.

Linh Phan
Bài viết gốc được đăng tại www.makeitnoise.com