Sự tương đồng giữa đấu trường tại World Cup 2014 với cuộc chiến giữa các ông lớn làng công nghệ

Sự tương đồng giữa đấu trường tại World Cup 2014 với cuộc chiến giữa các ông lớn làng công nghệKhông đỉnh cao nào không hề cận biên khi ta biết thắng mình mỗi phút giây qua. Và không có gì ngày mai không thể nếu hôm nay ta biết cống hiến hết mình”. Thế giới đã ghi danh đội tuyển Đức vì những “cống hiến hết mình” cho World Cup 2014 của họ và Chúa cứu thế cũng phải khóc than cho Brazil khi họ đã không “biết thắng mình”. Truyền thông đã tốn quá nhiều lời để nói về nó. Ngày hôm nay, World Cup 2014 – kì World Cup hay nhất lịch sử đã chính thức khép lại. Tôi không có ý định khuấy động lại, chỉ là muốn trình bày quan điểm của tôi về sự tương quan giữa các trận tranh tài giữa các đội bóng tại World Cup 2014 với sự cạnh tranh giữa các đại gia trong làng công nghệ thế giới.

1. Nơi hội tụ của những anh tài:

Có thể nói, World Cup 2014 đang là giải đấu tôn vinh những ngôi sao lớn. Thậm chí, các ngôi sao tỏa sáng rực rỡ đến mức khái niệm “đội bóng một người” được nhắc tới liên tục. Brazil trừ Neymar , gần như “không ai còn biết đá bóng”. Hà Lan bay cao cùng những bước chạy không biết mệt mỏi của Arjen Robben . Colombia trở thành hiện tượng từ niềm cảm hứng James Rodriguez . Ngay cả Argentina cũng có cả vòng bảng phụ thuộc vào Messi. .

Tương tự như vậy, những cái tên như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg… đã trở thành những tượng đài đối với các tín đồ công nghệ. Họ vừa là linh hồn lại vừa là những vị “huấn luyện viên” tài ba của Apple, tập đoàn Microsoft, Facebook…Hay chủ tịch tập đoàn Sam Sung Lee Kun Hee chính là một cái tên vô cùng sáng chói, người đã có công vực Sam Sung từ vực thẳm trở thành một trong những tập đoàn công nghệ thành công và được yêu thích nhất thế giới.

2. Các siêu sao không thể tỏa sáng nếu chỉ có một mình:

Bóng đá là một môn thể thao mang tính đồng đội cao. Trong bóng đá tinh thần đoàn kết là rất cần thiết. Một tiền đạo dù giỏi như thế nào đi chăng nữa cũng không thể ghi bàn nếu không có đường chuyền từ đồng đội mình đem lại. Có một câu nói đã quá nổi tiếng sau trận Đức thắng Brazil 7-1: “Brazil có Neymar, Argentina có Messi, Bồ Đào Nha có Ronaldo, còn người Đức có một đội bóng”. Thực sự mà nói thì Đức không có siêu sao nào quá nổi bật so với đội hình nhưng họ có cả một đội ngũ. Hay như sự ra đi rất sớm của Bồ Đào Nha tại vòng bảng cũng khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối, bởi một mình Ronaldo không thể vực nổi cả một tập thể Tây Ban Nha yếu đuối. Và ngược lại, cũng vì một tập thể như vậy nên Ronaldo cũng không thể tỏa sáng.

Đối với tất cả công ty công nghệ, việc tìm kiếm nhân tài bao giờ cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Ở Apple, Steve Jobs có trong tay nhiều nhà thiết kế tài năng trong cả hai mảng thiết kế công nghiệp và thiết kế đồ họa. Steve từng phát biểu rằng : “Một kỹ sư giỏi là một bội số nhân khổng lồ.” Và chắc hẳn lịch sử không bao giờ ngừng nhắc đến câu nói "Bạn cómuốn dành cả phần đời còn lại của mìnhđi bán nước ngọt có ga hay bạn muốn có cơ hội thay đổi cả thế giới?" để thuyết phục John Sculley, lúc đó đang là giám đốc Marketing của Pepsi về làm Giám Đốc Điều Hành Apple vào năm 1985. Chỉ tiếc rằng Sculley đã không thể hoàn thành tốt trọng trách của mình.

Còn ở Microsoft, tất cả những người đã từng “trót” nộp đơn và được phỏng vấn tại Microsoft đều không thể thoát khỏi việc toát mồ hôi hột với những câu nói như “Tại sao tất cả các nắp cống trên đường đều có hình tròn chứ không phải hình vuông hay hình chữ nhật?” của Bill Gates và Steve Ballmer. Thậm chí có hẳn riêng một cuốn sách đã được xuất bản chỉ để nói về những câu hỏi phỏng vấn của Microsoft là “Làm thế nào dịch chuyển núi Phú SĨ?” Và cũng chính nhờ thế tại Microsoft luôn là nơi hội tụ của những nhân tài.

3. Thành công đi liền với bản sắc:

Có lẽ không ở đâu bản sắc của dân tộc lại được bộc lộ rõ nhất như ở bóng đá. Không phải ngẫu nhiên nhữngSự tương đồng giữa đấu trường tại World Cup 2014 với cuộc chiến giữa các ông lớn làng công nghệ mỹ từ như “cỗ xe tăng Đức”, “cơn lốc màu da cam”, “thiên nga trắng”…. ra đời. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những cỗ xe tăng Đức mạnh mẽ, lầm lì, tinh thần thép; tôi không chắc liệu Hà Lan có phải là nơi khai sinh cho lối chơi Tiqui-Taca nhưng chính lối chơi cực kì khoa học này của cơn lốc màu da cam đã khiến bao người say đắm…

Nhưng bản sắc trong bóng đá đâu chỉ được thể hiện ở lối chơi, nó còn là đặc trưng của cả dân tộc: Đức gọi là cỗ xe tăng là vì trong hai cuộc thế chiến, Đức là quốc gia chuyên sản xuất các cỗ xe tăng và các cỗ xe tăng này nổi tiếng hiện đại và có sức công phá cao, Argentina được gọi là những vũ công Tango vì Argentina là nơi sáng tác ra vũ điệu Tango trữ tình…

Và tại nơi khán đài, tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra phần nào lịch sử, văn hóa, truyền thống hoặc bản sắc của mỗi quốc gia thông qua cách ăn mặc, những hình vẽ trên mặt, ngôn ngữ hò reo… của các cổ động viên.

Nhắc đến Apple, chắc không ai không biết sự khác biệt, yêu cái đẹpsự đơn giản đã trở thành một thứ tôn giáo tại lãnh địa của Steve Jobs. Nhưng có một bí mật ẩn đằng sau hình ảnh trái táo cắn dở là nó thể hiện sự không hoàn hảo và nỗ lực đạt đến sự hoàn hảo của Apple.

Sam Sung – “gã tài phiệt” đến từ Hàn Quốc có lẽ điển hình nhất chi những gì thuộc về bản sắc xứ sở kim chi. Samsung được tạo thành từ hai ký tự tiếng Hàn là "Sam" và "Sung". "Sam" nghĩa là 3, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực còn Sung là "ngôi sao" mang ý nghĩa "vĩnh cửu". Như vậy cái tên Samsung được hiểu là "tam sao" với ý nghĩa về một công ty luôn phát triển và lớn mạnh theo thời gian. Và thực tế đã chứng minh đúng là như vậy. Sam Sung ngày càng lớn mạnh nhưng luôn khẳng định yếu tố dân tộc trong đó.

4. Yếu tố bất ngờ:

Tại sao bóng đá lại có sức hấp dẫn vạn người mê như vậy? Tại sao trái bóng tròn lại được tôn vinh là môn thể thao vua? Một trong những yếu tố đó là sự bất ngờ. Và World Cup xứng đáng ghi danh vào lịch sử không chỉ bởi những kỉ lục mà còn là sự bất ngờ. Hàng loạt đội bóng không được đánh giá cao lần đầu làm nên những điều lớn lao trong lịch sử bóng đá nước họ, như Costa Rica vào tứ kết, hay Algeria góp mặt ở vòng đấu knock-out. Hay sự ra đi quá sớm của Italia, Anh, Bồ Đào Nha. Đặc biệt trận đấu kinh điển kết thúc với tỉ số kinh điển 1-7 giữa Brazil-Đức càng khiến giới chuyên môn cũng như giới hâm mộ bóng đá không khỏi sững sờ.

Trong giới công nghệ cũng vậy, nếu như trước đây, Apple luôn giễu cợt kì phùng địch thủ IBM như người khổng lồ cũ kĩ, nặng nề; sau này những vụ kiện tụng ăn cắp bản quyền giữa Apple và Microsoft lại gây xôn xao dư luận không ít. Còn bây giờ, đối thủ nặng kí nhất của Apple lại là hãng công nghệ hàng đầu Sam Sung.

Thế giới công nghệ chứng kiến quá nhiều sự thay đổi ngôi vương. Thời gian trước đây, cái tên Blackberry kiêu hãnh bao nhiêu thì giờ đó chỉ là quá khứ xa xăm, hãng điện thoại một thời đình đám nhất Nokia cũng kiệt sức trên đường đua, đang mong chờ một sự hồi sinh từ sự kết hợp với Microsoft.

5. Cuộc chiến nảy lửa giữa các fan hâm mộ:

Bóng đá có một khả năng đặc biệt là xóa nhòa khoảng cách tôn giáo, văn hóa, sắc tộc… Ở đó chỉ có nước mắt và nụ cười, niềm vui và nỗi buồn. Cũng bởi vậy, các đội bóng, dù to dù nhỏ, cũng đều có những “kẻ tình si” cho riêng mình. Sẽ chỉ là sự đáng trân trọng nếu tất cả cùng fair-play nhưng tất cả đã đi quá xa khi trước các trận World Cup lớn là các cuộc cá độ, hay sự hỗn loạn xảy ra sau bàn thua đau của Brazil trước Đức, và liệu có quá đà không với những ảnh chế kiểu như Tượng Chúa cứu thế cũng ôm mặt vì xấu hổ, sự ra đi của một cô bé người Nepal vì trận thua đau của đội bóng vàng xanh.

Bóng đá là nơi các siêu sao tỏa sáng. Và cuộc chiến trường kì giữa các fan của Ronaldo và Messi thì không ai không biết. Với việc Ronaldo sớm xách vali về nước với các tuyển thủ Bồ Đào Nha và Messi cùng tuyển Argentina lọt vào vòng chung kết World Cup, không khó để tìm thấy những bức ảnh, video chế về nỗi đau khổ của Ronaldo và sự kiêu hùng của Messi.

Sự tương đồng giữa đấu trường tại World Cup 2014 với cuộc chiến giữa các ông lớn làng công nghệNhắc đến cuộc đối đầu giữa các fan hâm mộ công nghệ thì không thể bỏ qua các tín đồ của Sam Sung và Apple. Apple sẽ không ngừng mỉm cười bởi lượng tín đồ công nghệ chiếm đông đảo. Những fan Apple có thể chế giễu Sam Sung là không sáng tạo, mờ nhạt bên cạnh một Iphone cá tính và đẳng cấp. Còn Samfan thì không ngại ngần chế giễu sự đỏng đảnh của Ifan.

Hay những cuộc tranh cãi không có hồi kết như “Giữa Steve Jobs và Bill Gates ai vĩ đại hơn?”

Tóm lại, bóng đá cũng như công nghệ muốn chiến thắng trên đấu trường của minh thì phải giữ vững nét tinh túy cũng như không ngừng đổi mới. Cú lội ngược dòng của các tuyển thủ Đức sau những thất bại trước đây là minh chứng hùng hồn cho điều đó.

Và cuối cùng, cầu chúc cho Brazil hãy cởi trói tư duy để làm sống lại nét hào hoa của các vũ công Samba lừng lẫy một thời.