Để thành công trong nghề sự kiện, hãy thôi bào chữa!

Bào chữa! Bất kể nó là hợp lý hay không, nếu bạn sử dụng ở bất kỳ tình huống nào, trong nhiều trường hợp có thể làm sự kiện của bạn bị phá vỡ.

Với con mắt nhìn của người trong nghề, mỗi sự kiện diễn ra không bao giờ là hoàn hảo, luôn tồn tại những “lỗ hổng”, những “hạt sạn” trong quá trình tổ chức, khi e-kip gặp phải sự cố phát sinh hay xảy ra các thay đổi trong chương trình. Một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ phải biết giải quyết mọi công việc một cách hiệu quả và gia tăng mức độ phù hợp của tất cả các hoạt động liên quan đến việc thực hiện một sự kiện. Bào chữa có thể cản trở năng suất làm việc, phá vỡ sự hợp tác, không nắm bắt các thông tin và làm hỏng sự kiện của bạn. Dưới đây là một vài lý do bào chữa phổ biến nhất đã vô tình làm ảnh hưởng đến chương trình bạn đang tổ chức, điều đó sẽ làm chậm con đường thành công trong nghề sự kiện và làm thế nào bạn có thể vượt qua chúng.

Để thành công trong nghề sự kiện, hãy thôi bào chữa!

Đó không phải là trách nhiệm của tôi

Thái độ này có thể gây ra sự gián đoạn các công việc trong suốt quá trình tổ chức sự kiện, từ lúc chuẩn bị đến setup và chạy chương trình, nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của một tập thể. Trong nghề tổ chức sự kiện chỉ vì một việc gì đó không phải là nhiệm vụ bạn đang phụ trách, không có nghĩa là bạn không cố gắng tìm một giải pháp giải quyết để cứu vớt cho tình huống bất ngờ xảy ra. Sử dụng lý do này mất thời gian, thể hiện sự không chuyên nghiệp, cô lập các thành viên và có thể làm cho họ cảm thấy như họ đang đọ sức với nhau chứ không phải là làm việc cùng nhau, sẽ làm giảm truyền thông và năng suất. Khi đồng nghiệp cần sự giúp đỡ, hãy sẵn lòng nếu không việc ấy làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn. Đồng đội – sự gắn kết trong tổ chức sự kiện.

Tôi không có đủ kinh nghiệm

Rất có thể, nếu bạn đã được giao trách nhiệm, cấp trên đã đặt niềm tin ở bạn và nghĩ rằng bạn xứng đáng để đảm trách công việc. Liệu bạn có từ chối giải quyết công việc vì cảm thấy tự ti với vốn kinh nghiệm mình đang có được. Tại sao bạn không cố gắng hết khả năng của mình để giải quyết công việc lúc này! Nếu bạn còn trẻ và được trao nhiều trách nhiệm cao hơn khả năng của mình, có thể chia sẻ khối lượng công việc với các đồng nghệp để có sự hỗ trợ, tận dụng điều này như một cơ hội để chứng minh bản thân, vươn lên và nhận được cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. Những người né tránh trách nhiệm quá nhiều và sử dụng như một cái cớ sẽ đánh mất quyền lợi và nó có thể cản trở cơ hội nghề nghiệp trong nghề. Vượt qua những thách thức – bạn có thể làm điều đó!

Để thành công trong nghề sự kiện, hãy thôi bào chữa!

Tôi không phải một Event Planner giỏi

Làm thế nào để bạn biết cho đến khi bạn cố gắng hết mình? Trong e-kip tổ chức sự kiện, bạn đảm nhận vai trò một Set designer, đừng ngần ngại trình bày tất cả ý tưởng và đề xuất để thể hiện khả năng sáng tạo của mình, biết đâu từ ý tưởng mới lạ nào đó lại là bước đột phá mới cho sự kiện. Tự tin chính là một đặc điểm quan trọng để hoạch định sự kiện thành công, bạn cần phải có niềm tin vào chính mình. Hãy nhìn mọi thứ bạn đã đạt được cho đến nay, bên cạnh việc gia tăng sự tự tin của bạn, thành quả đó hoàn toàn có thể để bạn tự hào. “Tôi không phải một Event Planner giỏi nên sự kiện của tôi sẽ xảy ra một vài sơ suất là điều đương nhiên!” NO!!!... Học cách vượt qua những trở ngại và cố gắng trau dồi những kiến thức trong nghề, điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng để phát triển nghề sự kiện, không để cho suy nghĩ thất bại phá hoại ý chí của bạn.

Để thành công trong nghề sự kiện, hãy thôi bào chữa!

Chúng tôi không có thời gian

Khi bạn đang trễ deadline khiến cho sự kiện bị trì hoãn, khách hàng không hài lòng, giải quyết tình huống lúc này không phải là đổ lỗi cho cho nhân sự làm việc chậm trễ hay vì chưa nắm thông tin đầy đủ một số hạng mục. Một Evnet Planner chuyên nghiệp họ sẽ dành thời gian xây dựng một kế hoạch cụ thể, tạo ra các nhiệm vụ bắt buộc hoàn thành trong timeline để thực hiện chúng và do đó đây không phải là một cái cớ. Đối với các sự kiện diễn ra nhanh và làm việc với thời hạn nghiêm ngặt, nhà tổ chức sự kiện phải biết cách quản lý thời gian hiệu quả, có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương một khối lượng công việc thật tốt, và phân công nhân lực đúng với chuyên môn của họ. Điều này sẽ làm cho sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công.

Tất cả các ý tưởng đã được áp dụng

Đó là một lời bào chữa khi bạn không lên được ý tưởng mới lạ cho chương trình. Nghề tổ chức sự kiện quan trọng nhất vẫn là “sự sáng tạo”. Nếu tổ chức một buổi lễ khai trương, đơn giản bạn sẽ nghĩ rằng sự kiện chỉ nằm trong khuôn khổ: MC giới thiệu chương trình – đại diện công ty cảm ơn khách mời – cắt băng khánh thành – biểu diễn lân sư rồng – giao lưu. Bạn có chắc mình đã cố gắng động não hết khả năng cho concept này chưa, hay vì nguyên nhân chính là sự thiếu ý tưởng. Không phải lúc nào bạn cũng có những ý tưởng độc đáo, bạn hay mắc phải vòng tròn luẩn quẩn của những ý tưởng cũ kỹ, bị choáng ngợp bởi bởi các ý tưởng trước đó và các tùy chọn có sẵn, nhưng nếu biết biến tấu phù hợp thì sẽ trở thành các ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái và thư giãn, làm những việc mình thích ý tưởng sẽ đến với bạn một cách bất ngờ.

Cuối cùng

Bây giờ bạn không cần phải có bất kỳ lời bào chữa nào khi theo đổi nghề tổ chức sự kiện, bạn sẽ thấy một số cải tiến nhất định trong sự tiến bộ của bạn. “Bào chữa sẽ làm suy yếu những nỗ lực của bạn”. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng đôi khi sẽ gặp những trở ngại trong công việc, hãy tìm cách giải quyết và rút kinh nghiệm. Lần khác nếu gặp phải một tình huống bất trắc, suy nghĩ về cách bạn có thể vượt qua nó trước khi viện những lý do bào chữa để ngăn cản thành công của bạn.

*Nguồn: Phát Hoàng Gia