Marketer Vũ Hoàng Tâm
Vũ Hoàng Tâm

Chuyên gia @ Mobile Marketing

“Động từ hoá” thương hiệu

Thương hiệu không phải là logo hay tên gọi hay slogan. Thương hiệu là tất cả những thứ đó cộng lại, cộng thêm thiện cảm trong lòng mà người dùng tin tưởng, nghĩ về một cái tên nào đó. Có những thương hiệu được người ta dùng như động từ, thay thế cho động từ của các dịch vụ đó hoạt động.

Ngày trước, Honda là cái tên tiêu biểu nhưng mới chỉ là “danh từ hoá” thương hiệu.

  • Ê bồ, đi bằng cái gì đến vậy?
  • Xe “hông-đa”!
  • Ủa tui thấy chiếc Attila dựng ngoài kia mà?

Hay, “Giờ đi gì về đây, xe bus hay “hông-đa”?”.

Ngày nay, có những thương hiệu đã làm nên kỳ tích bằng việc thay thế luôn cho động từ của cái lĩnh vực mà nó hoạt động.

Google

Công cụ tìm kiếm số 1 thế giới là cái tên tiêu biểu cho hiện tượng này.

  • Anh ơi ATL, BTL là gì vậy anh?
  • Google đi!

Đã từ rất lâu rồi, cư dân mạng không còn “Lên mạng mà tìm đi!” nữa mà đã thay động từ “tìm kiếm” bằng Google. Vì sao thì chắc không cần phải giải thích.

Grab / Uber

Hai cái tên startup gần đây cũng dần dần làm được điều tương tự.

  • Ê bạn lát rảnh không chở mình về với!
  • Lát đi công chuyện rồi, “Grab” về đi!

Navi

Không như viral marketing, không như định vị thương hiệu, việc “động từ hoá” này không hề do thương hiệu quyết định mà do tính gần gũi của thương hiệu với lĩnh vực hoạt động và cái cách “đi vào lòng người”. Dù không quyết được vế điều-kiện-đủ nhưng cũng có một số điểm cần lưu ý trong điều-kiện-cần để biến thương hiệu của bạn thành động từ trong đầu người tiêu dùng:

  • Nên là cái tên ngắn gọn, dễ phát âm, dễ đọc. Sẽ chẳng ai “Baskin and Robin đi” thay vì “Đi ăn kem đi”.
  • Thương hiệu phải ở vị trí #1 hoặc Top of Mind trong tâm trí người dùng. Sẽ hơi khó để một lúc nào đó bạn nghe “Lyft đi!” thay vì “Uber đi / Grab đi”.
  • Nếu hoạt động trong lĩnh vực / ngành nghề / sản phẩm nhạy cảm, đây sẽ là lợi thế vì người ta tin rằng khi đó đọc tên thương hiệu ra nghe sẽ nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, “Anh ơi lát ghé mua Durex / Kotex nha” thay vì “Anh ơi lát ghé mua bao cao su / băng vệ sinh nha”.

Để đạt đến cảnh giới này, bạn phải đầu tư rất nhiều tiền của và công sức. Nhưng một khi đã đạt được thì nó như cái đuôi dài, dài vô tận và được người dùng nhắc đến một cách vô thức, được quảng cáo miễn phí theo phương thức truyền miệng. Có một thương hiệu, nhỏ, rất nhỏ, nhưng đang muốn biến mình thành động từ vì trong 3 điều-kiện-cần thì ít nhất may mắn đã có 2. Đó là Navi.

Navi là ứng dụng đặt khách sạn ngắn giờ. Navi là cái tên ngắn gọn, dễ nghe, dễ đọc cho cả người Việt lẫn người nước ngoài. Navi Vina, là cái gì đó rất gần gũi với người Việt Nam. Còn với người nước ngoài thì Navi là viết rút gọn của Navigation. Mà đúng vậy thật, dùng Navi giúp người dùng xác định được khách sạn xung quanh, giá cả ra sao, phòng ốc thế nào. Điều hướng (navigation) quá đi còn gì. Hơn nữa, tự nhiên nói đến khách-sạn-ngắn-giờ là nhiều người lại tủm tỉm cười. Ơ hay? Thang bậc thấp nhất của sơ đồ Maslow chẳng phải giải quyết những nhu cầu cơ bản nhất sao?

Thử tưởng tượng nhé, vào buổi chiều một ngày cuối tuần, đôi nam nữ công sở đang yêu nhau. Liếc mắt nhìn nhau, chàng trai hý hoáy viết và đẩy một mẩu giấy về phía cô gái “Lát nữa Navi nha em!? ^^”. Có ai không hiểu xin giơ tay để được giải đáp hehe :D

“Động từ hoá” thương hiệu

Như vậy, chỉ còn thiếu yếu tố trở thành #1 hoặc Top of Mind là Navi có cơ hội “động từ hoá” thương hiệu. Mọi thành quả vĩ đại đều bắt nguồn từ con số 0. Let’s do it!

Muốn biết Navi là gì, vui lòng ghé thăm Navi.com.vn hoặc tải về dùng thử tại https://navi.com.vn/download (mở link bằng điện thoại iOS / Android).

Vũ Hoàng Tâm