6 câu hỏi cần tự trả lời trước khi chọn Influencers
Sự phát triển của Influencers đối với các hoạt động PR/Marketing đang khiến cho nhiều công ty phải xây dựng hẳn một chiến lược tiếp thị khả thi. Sự thật không phải mọi công ty đều sẵn sàng hay phù hợp với influencers.
Hãy tự đặt và trả lời những câu hỏi dứoi đây trước khi bạn khởi xướng việc tìm một influencer phù hợp cho chiến dịch hay chiến lược của mình.
1. Bạn có đang tìm kiếm một nhân vật ảnh hưởng cho thương hiệu hay là một Đại sứ thương hiệu không?
Những người ảnh hưởng tới thương hiệu là những người tạo ra nội dung có liên quan về sản phẩm và dịch vụ trong một thông điệp hay lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như du lịch, sức khoẻ hay thời trang. Đại sứ thương hiệu, phát ngôn viên... thường được thuê để nói về thương hiệu. Các mối quan hệ cuả cá nhân họ (hay là người hâm mộ) chưa chắc đã phù hợp với giá trị mà họ mang tới cho sản phẩm hay là yêu thích sản phẩm của bạn. Chẳng hạn như sẽ khó chấp nhận nếu một người rất nổi tiếng thực sự dùng dòng sản phẩm dược phẩm gội đầu với giá rẻ?
Hãy đặt nó vào một góc độ khác: bạn đang định mua một đôi giày Nike mới. Điều gì sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua của bạn? Một TVC quảng cáo? Bạn bè của bạn mua? Hay người nổi tiếng mua và say sưa nói về nó? Những quảng cáo có thể lôi kéo sự chú ý của bạn, nhưng bạn của bạn mới là người cuối cùng thực sự khiến bạn quyết định mua.
Đó là tất cả những gì liên quan tới Influencer Marketing. Và vì lí do này, influencers có thể trở thành một tài sản to lớn của thương hiệu. Thay vì nói về những sản phẩm, bạn hãy để những người khác làm cho bạn, một cách hữu cơ.
2. Bạn có đang host (tổ chức) rất nhiều sự kiện?
Với nhiều doanh nghiệp, event marketing là chìa khoá thành công. Một brand influencer có thể tham gia sự kiện và tạo ra sự kết nối thay cho bạn. Nếu họ yêu thích thương hiệu của bạn, tại sao không tạo ra một sự kiện để mang họ tới gần khán giả/khách hàng của bạn (và cả của họ) hơn?
Rất nhiều thương hiệu thời trang đang làm điều này với các blogger nổi tiếng. Một blogger sẽ quảng bá sự kiện trên blog của mình và các kênh truyền thông xã hội, kêu gọi độc giả/fan tham dự vào sự kiện. Những sự kiện này thường là một cách để mở rộng, tăng cường các mối quan hệ giữa blogger với thương hiệu. Một blogger tổ chức một sự kiện có tính trải nghiệm, mời mọi người mặc thử quần áo/phụ kiện. Nếu cửa hàng của bạn muốn có traffic tốt hơn nữa, influencer có thể là một chiến thuật tuyệt vời.
3. Bạn có muốn có những hoạt động truyền cảm hứng?
Nếu bạn chỉ đơn giản tìm kiếm sự nhận biết thương hiệu, tiếp thị truyền thống có thể tốt hơn, bởi vì brand influencer không thể được nhận biết tốt bằng các chương trình khuyến mại. Trong khi đó, influencers chắc chắn sẽ giúp nâng cao nhận thức, và vai trò chính của họ từ góc độ thương hiệu đó chính là truyền cảm hứng cho sự tham gia và hành động của khách hàng.
Influencers rất coi trọng những gì họ chọn để nói về, và do đó một bản mô tả hay nội dung cụ thể và lượng độc giả bạn muốn đạt được là những gì cần thiết bạn phải có. Khi họ chia sẻ các ý kiến và kinh nghiệm, chúng sẽ ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khán giả.
Nếu chúng ta nhìn lại những ví dụ của Nike, một influencer có thể chia sẻ một nội dung/hình ảnh trên Insta hay viết một bài chia sẻ những tính năng hay review về một đôi giày thể thao yêu thích của cô. Khán giả của cô ấy, sẽ có nhiều khả năng mua đôi giày đó bởi họ tin vào influencer.
4. Bạn có sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát thông điệp của mình?
Với một đại sứ thương hiệu, bạn có khả năng kiểm soát thông điệp mà họ phát ngôn. Bạn muốn họ nói gì, những điều gì họ phải đề cập đến, hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Nhưng influencer marketing thì khác. Đó là bạn phải tìm một cá nhân tương thích với đặc tính thương hiệu, trong khi vẫn phải cho phép họ tự do truyền tải tiếng nói và phong cách riêng của họ.
Bạn chắc chắn có thể yêu cầu họ một số điểm, tuy nhiên, những điểm đó cần phải phù hơp với câu chuyện mà họ kể, chứ không phải đó chỉ là câu chuyện về bạn. Điều quan trọng là bạn phải để cho họ được sáng tạo với nội dung của họ. nếu không thông điệp sẽ mang tới cảm giác không còn thật nữa, gượng ép và giả tạo. Nếu bạn không sẵn sàng để họ chia sẻ thông điệp riêng về thương hiệu của bạn, influencer marketing thực sự không phải là một chiến lược lý tưởng.
5. Bạn muốn chi bao nhiêu?
Như với bất kỳ kế hoạch marketing nào, ngân sách là rất quan trọng. Các bạn tiêu tiền như thế nào ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược. Với influencer marketing, có rất nhiều mức chi phí có thể cân nhắc trước khi bạn bạn quyết định làm việc với một influencer.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải cung cấp một số hình thức chi trả cho influencer, bằng tiền mặt hoặc bằng sản phẩm. Hãy hỏi influencer một khoảng thời gian nhất định đủ để hai bên cùng đưa ra nội dung phù hợp và tất nhiên, không có chuyện miễn phí. Phụ thuộc và chiến dịch của bạn mà ngân sách có thể bắt đầu từ mức thấp sau đó tăng dần theo thời gian, hơn là chi một khoản rất lớn ban đầu như với đại sứ thương hiệu.
Tất nhiên, tuỳ thuộc và danh tiếng của bạn cũng như sự ảnh hưởng của influencer, bạn có thể phải trả một khoản trước khi làm việc với họ. Hãy nhớ rằng influencer càng nổi tiếng, càng có sức ảnh hưởng thì mức phí càng cao, có thể lên tới cả nghìn đô. Nếu bạn không muốn chi quá nhiều ngân sách ban đầu, hãy xem xét việc tìm kiếm influencer có tầm ảnh hưởng nhỏ và hẹp hơn.
Ngoài ra, bạn nên yêu cầu influencer có một bộ media kit trước khi bắt đầu thảo luận. Những con số cụ thể có thể sẽ mang tới cho bạn định hướng tốt hơn trước khi bạn "lặn ngụp" quá sâu vào các cuộc thảo luận hay xác định trước khi sẵn sàng đàm phán. Nếu không chắc mình sẽ tiêu bao nhiêu tiền, hãy bắt đầu từ khoản nhỏ và theo dõi kết quả.
6. Bạn có tìm kiếm một đối tác dài lâu?
Hợp tác sự vụ 1 lần phù hợp với việc truyền đi thông điệp về thương hiệu trong một thời gian ngắn. Nếu bạn ra mắt một sản phẩm mới, khai trương một dịch vụ mới, bạn tìm tới vài influencer, thoả thuận để họ viết và chia sẻ về thông điệp của bạn trước hoặc đúng ngày diễn ra sự kiện có lẽ là đủ. Tuy nhiên, thay vì chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, có rất nhiều lợi ích để bạn phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về các cơ hội dài hạn.
Một trong những phần thú vị nhất để làm việc với influencer là khi nó trở thành tiềm năng cho một mối quan hệ lâu dài. Bạn có thể làm việc với những người thực sự yêu thích SPDV hoặc thương hiệu của bạn và muốn chia sẻ với những khán giả của họ. Hãy nghĩ về một bức tranh lớn hơn. Rõ ràng còn có nhiều tiềm năng hơn thế.
Trở thành đối tác lâu dài đảm bảo rằng những thông điệp của bạn sẽ liên tục được mang tới cho khách hàng mới và cả khách hàng trung thành. Bạn sẽ thấy rất dễ chịu khi có thể làm việc với một người mình đã quen biết và hiểu rằng họ thực sự yêu thích SPDV hay tương hiệu của bạn.
Nếu bạn đã xác định influencer marketing là phù hợp với mục tiêu kinh doanh, bước tiếp theo là hãy tìm kiếm một influencer phù hợp. Đừng quá tập trung vào những con số. Hãy quan tâm tới cả sự hấp dẫn, ảnh hưởng và followers của những influencers.
Mức độ phù hợp cũng quan trọng như việc bạn nhắm tới đúng khách hàng. Hãy xây dựng và duy trì mối quan hệ với influencer, những người đang sẵn sàng để giúp quảng bá thương hiệu của bạn, thúc đẩy bán hàng và mang tới nhiều cơ hội kinh doanh.
* Bài viết gốc đăng tại www.makeitnoise.com