28,2 triệu người Việt Nam tham gia giải trí điện tử

Vừa qua, Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (TTĐT) Việt Nam 2022-2023. Tài liệu cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu về thị trường và hé lộ những xu hướng mới nhất của TTĐT trong các năm tiếp theo.

Sách trắng 2022-2023 nổi bật với các thông tin chuyên sâu về thị trường Thể thao điện tử (TTĐT), giúp các đơn vị trong hệ sinh thái hoạt động hiệu quả. Doanh thu toàn ngành công nghiệp TTĐT Việt Nam năm 2023 là 5,78 triệu USD, tăng 11,15% so với năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm (CAGR) đạt 10,95%. Theo dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.

28,2 triệu người Việt Nam tham gia giải trí điện tử

Quy mô thị trường giải trí điện tử tại Đông Nam Á ước tính đạt 14,8 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến chạm mốc 14,93 tỷ USD vào năm 2029. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn 2024-2029 đạt 0,19%.

Số lượng người tham gia giải trí điện tử tại Việt Nam chiếm 28,7% dân số. Năm 2023, lượng người theo dõi TTĐT tại Việt Nam chiếm 16% trên tổng số dân, tương đương với Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc). Điều này cho thấy, thể thao điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển không hề kém cạnh các môn thể thao phổ biến khác.

Ngoài những thông tin chuyên sâu về thị trường, Sách trắng còn đề cập chi tiết đến những xu hướng phát triển của TTĐT Việt Nam trong các năm tiếp theo. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về xu hướng thể thao thể chất số (Phygital Sports), một loại hình thể thao mới dựa trên sự kết hợp giữa thể thao thể chất truyền thống, thể thao điện tử và công nghệ kỹ thuật số nhưng vẫn đảm bảo tính tương đồng trong thi đấu.

28,2 triệu người Việt Nam tham gia giải trí điện tử

Các vận động viên tham dự giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số năm 2024

Ngày 21/02/2024, Thế vận hội của tương lai (Games of the Future) chính thức khởi tranh tại thành phố Kazan (Nga). Đây là giải đấu cấp câu lạc bộ mang tính quốc tế đầu tiên của loại hình thể thao thể chất số. Trong lần đầu tiên được tổ chức, Việt Nam chỉ tham gia thi đấu tại một bộ môn (bóng rổ thể chất số - Phygital Basketball) trở thành nhà vô địch tại bộ môn này.

Bằng những ưu thế nổi trội của mình, thao thể chất số được nhận định sẽ trở thành một trong những nhân tố quan trọng giúp tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực thể thao, theo đó là những đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế.

28,2 triệu người Việt Nam tham gia giải trí điện tử

Hình ảnh đại diện Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh do Tencent Esports tổ chức 2023

Đồng thời, xu hướng liên kết quốc tế ngày càng được chú trọng. Nhiều tổ chức phi chính trị liên kết các cơ quan, tổ chức, liên đoàn thể thao điện tử trên thế giới được thành lập hoặc phát triển mạnh về số lượng thành viên. Theo ông Phạm Bá Duy, Giám đốc điều hành OTA Network, các hoạt động liên kết quốc tế của thể thao điện tử Việt Nam được thực hiện đa chiều trên 02 mức độ: Cấp Bộ, ngành, Hiệp hội, Liên đoàn và cấp độ các đơn vị tư nhân. Từ đó, nhiều giải đấu được tổ chức mang tầm cỡ quốc tế với sự hợp tác, đầu tư từ các tổ chức nước ngoài.

Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTĐT tại Việt Nam, OTA Network luôn mong muốn tạo ra những thông tin giá trị cho cộng đồng TTĐT. OTA Network tin rằng, những nội dung hữu ích này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đưa ra những quyết định hiệu quả và góp phần tạo dựng hệ sinh thái TTĐT chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Tải ngay Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam miễn phí tại đây: https://sachtrang.viresa.org.vn/ để cập nhật những thông tin quan trọng về thị trường và xu hướng mới nhất của thể thao điện tử Việt Nam trong các năm tiếp theo.