AnyMind Group phát hành “Báo cáo toàn cảnh Thương mại Điện tử Châu Á”

AnyMind Group phát hành “Báo cáo toàn cảnh Thương mại Điện tử Châu Á”

AnyMind Group – công ty BPaaS về tiếp thị, thương mại điện tử và chuyển đổi số – công bố ra mắt “Báo cáo toàn cảnh Thương mại Điện tử Châu Á”. Báo cáo đề cập đến các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất tại các thị trường lớn ở Đông Á và Đông Nam Á như Shopee, Lazada, Zalora và Rakuten. Đồng thời, báo cáo cũng phân tích các nền tảng social commerce hàng đầu, bao gồm TikTok Shop, LINE và Xiaohongshu, mang lại những thông tin giá trị giúp các thương hiệu và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng.

Thị trường thương mại điện tử tại Châu Á đang ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc nhờ những tiến bộ công nghệ cũng như sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng. Báo cáo tổng hợp các thông tin từ các nền tảng dữ liệu hàng đầu, làm nổi bật các nền tảng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất tại các thị trường ở Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) và Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore).

Đây là báo cáo thứ ba trong chuỗi báo cáo về thương mại điện tử của AnyMind Group, tiếp nối hai báo cáo trước đó về thị trường thương mại điện tử Đông Nam ÁĐông Á.

AnyMind Group phát hành “Báo cáo toàn cảnh Thương mại Điện tử Châu Á”

Top 5 nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở từng quốc gia.

Đông Á: Đa dạng nền tảng và cạnh tranh gay gắt trong khu vực

Tại Đông Á, các nền tảng thương mại điện tử rất đa dạng, bao gồm cả các công ty nước ngoài và nội địa:

  • Nhật Bản: Amazon dẫn đầu thị trường, theo sau là Rakuten và Yahoo Shopping. Kể từ khi gia nhập thị trường vào năm 2023, Temu đã cho thấy khả năng tăng trưởng nhanh chóng.
  • Trung Quốc: Các “ông lớn” như Taobao, Douyin, Pinduoduo, Xiaohongshu và JD.com chiếm ưu thế, với mô hình thương mại điện tử dựa trên nội dung đang bắt kịp nhanh chóng các mô hình truyền thống.
  • Hàn Quốc: Coupang giữ 61% thị phần, nổi tiếng với dịch vụ giao hàng nhanh. Trong khi đó, Naver, với nhiều dịch vụ tích hợp, trở thành cổng thông tin chính cho người tiêu dùng trực tuyến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi và thông tin tập trung.

Đông Nam Á: Ưu tiên mua sắm trên thiết bị di động và sự bùng nổ của social commerce

Thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á phát triển nhờ chiến lược ưu tiên thiết bị di động, được thúc đẩy bởi sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào thiết bị di động. Ranh giới giữa mạng xã hội và mua sắm đang dần bị xóa nhòa, thúc đẩy sự phát triển của social commerce:

  • Shopee: Dẫn đầu tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.
  • Lazada: Tận dụng dịch vụ hậu cần mạnh mẽ và công nghệ AI để nâng cao trải nghiệm khách hàng, giữ vững vị trí là nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai ở Đông Nam Á.
  • TikTok Shop: Kết hợp video ngắn, livestream và thương mại điện tử để tạo ra trải nghiệm mua sắm giải trí đầy hấp dẫn. TikTok Shop đã trở nên cực kỳ phổ biến với người tiêu dùng trẻ, trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến chính tại các thị trường như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nền tảng thương mại điện tử truyền thống.

Để tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh thương mại điện tử và xu hướng thương mại xã hội tại Châu Á, vui lòng tải xuống “Báo cáo toàn cảnh Thương mại Điện tử Châu Á” ngay hôm nay.

Tải báo cáo đầy đủ tại đây.