Khám Phá 6 Xu Hướng Tiêu Dùng Đáng Chú Ý Tại Việt Nam Năm 2025
Bước sang năm 2025, bối cảnh kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi lớn khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến cách chi tiêu trong thời kỳ kinh tế biến động. Dấu hiệu này cho thấy doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng tiêu dùng năm 2025 và trang bị những giải pháp cần thiết để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
1, Mua sắm đa kênh tăng trưởng mạnh
Sự phát triển của Thương mại điện tử mở ra cơ hội thúc đẩy mua sắm đa kênh (omnichannel) mạnh mẽ kh người tiêu dùng có thể mua kết hợp trên các nền tảng online và offline. Báo cáo từ AppotaPay cũng chỉ ra rằng, 25% người tiêu dùng mua sắm online để dự trữ hàng hóa và 21% mua để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, cho thấy sự kết hợp giữa TMĐT và bán lẻ truyền thống ngày càng quan trọng.
Doanh nghiệp nên làm gì?
-
Triển khai chiến lược đa kênh thống nhất: Đảm bảo tích hợp liền mạch giữa các nền tảng online và offline, từ trải nghiệm mua sắm đến dịch vụ khách hàng. Doanh nghiệp có thể kết nối chương trình tích điểm giữa cửa hàng trực tiếp và sàn TMĐT nhằm tối ưu hóa chuyển đổi.
-
Lựa chọn kênh bán hàng chính và kênh bổ trợ: Phân tích dữ liệu để nhận biết kênh nào là cốt lõi và ưu tiên đầu tư, đồng thời sử dụng các kênh khác như mạng xã hội hoặc ứng dụng di động làm công cụ hỗ trợ tăng nhận diện thương hiệu.
Với xu hướng mua sắm trực tuyến và yêu cầu giao hàng nhanh ngày càng tăng, các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nên cân nhắc triển khai chiến lược đa kênh tổng thể. Ori Marketing Agency cung cấp giải pháp marketing tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý kênh bán hàng, tối ưu hóa chi phí, từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng.
2, Sẵn sàng chi trả cho mặt hàng chất lượng cao, giảm mua sắm các mặt hàng không cần thiết
Theo báo cáo của Nielsen IQ, người tiêu dùng Việt ngày càng chú trọng vào chất lượng sản phẩm hơn là chạy theo xu hướng mới trên thị trường. Cụ thể, 78% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm chất lượng cao hơn, với 64% mong muốn các sản phẩm mang lại trải nghiệm đặc biệt như ở nhà hàng hay khách sạn. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các dòng sản phẩm cao cấp, từ những thương hiệu như Meiji, TH True Yogurt hay Vinamilk, với các sản phẩm sáng tạo như sữa bột dạng thanh hoặc sữa chua ít đường, vừa tiện lợi vừa cao cấp.
(Nguồn: NIQ)
Trong quý 1/2024, có 62% người tiêu dùng Việt Nam cũng lựa chọn nấu ăn tại nhà nhiều hơn và thắt chặt cho các mặt hàng không cần thiết để tiết kiệm. Khoảng 50% người dùng đã giảm bớt mua sắm những món đồ sang trọng, hơn 30% hoãn các chi phí lớn. Khoảng 40% người tiêu dùng đang chi tiêu cẩn trọng hơn do không biết rủi ro gì có thể xảy ra trong tương lai.
Bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nghiên cứu Hành vi Khách hàng, đại diện Khu vực phía Bắc, NielsenIQ Việt Nam cho biết có đến 67% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng tình hình tài chính năm 2025 có đi lên, cho thấy sự thay đổi trong thu nhập. Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn thận trọng khi chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng. “Sự thận trọng thể hiện ở việc có đến 69% biết rõ mức giá tăng như thế nào của những mặt hàng thiết yếu, thể hiện nếu như yếu tố lạm phát lên sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng Việt Nam. Về điểm sáng, thể hiện ở niềm tin về sự phục hồi kinh tế, người tiêu dùng nhìn nhận sự thay đổi trong nền kinh tế. Năm 2025 với chính sách của ông Trump, lạm phát tăng thì cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng.” - Bà Hà giải thích.
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp nên làm gì?
-
Tập trung vào phân khúc cao cấp: Phát triển các dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chí chất lượng và mang lại giá trị trải nghiệm (thực phẩm hữu cơ, sản phẩm thủ công cao cấp), đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao của khách hàng.
-
Tăng cường quảng bá giá trị sản phẩm: Người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, vì vậy, cần chứng minh chất lượng qua các yếu tố như quy trình sản xuất minh bạch, nguyên liệu cao cấp và chứng nhận uy tín nhằm củng cố lòng tin của khách hàng.
-
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: Sử dụng dữ liệu khách hàng để đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân, từ đó rút ngắn hành trình khách hàng. Điều này cũng giúp giảm tỷ lệ từ chối mua khi doanh nghiệp đã có đúng thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
3, Ưu tiên chăm sóc sức khỏe
Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh nhu yếu phẩm và quần áo, các sản phẩm y tế cũng được người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp, nắm bắt nhu cầu cao này nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng trong những dịp mua sắm cao điểm như dịp lễ, Tết 2025 đang đến gần.
Đặc biệt, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những gì họ ăn và nguồn gốc của nó. Báo cáo về xu hướng tiêu dùng của PwC cho biết gần 60% số người được hỏi cho biết đã ăn nhiều trái cây và rau quả tươi hơn trong sáu tháng qua với ý định tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh hơn, với 20% dự định cắt giảm thịt đỏ. Và đó chưa phải là tất cả - khoảng một phần ba (31%) đang để mắt đến các loại thịt có nguồn gốc thực vật, trong khi 42% đang có kế hoạch ăn nhiều hải sản hơn. Phát hiện này phần nào đi ngược lại với suy nghĩ thông thường xung quanh việc mức thu nhập ngày càng tăng góp phần dẫn đến tình trạng ham mê quá mức và ăn uống không lành mạnh ở các nền kinh tế đang phát triển.
Chiến lược cho doanh nghiệp:
-
Phát triển sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe: Đầu tư vào dòng sản phẩm giàu chất xơ, ít đường, có nguồn gốc thiên nhiên hoặc thay thế thịt bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
-
Quảng bá về lợi ích sức khỏe: Xây dựng nội dung truyền thông xoay quanh việc cải thiện sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng và sự an toàn thực phẩm. Đối với các thương hiệu không thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, có thể truyền tải thông điệp nâng cao sức khoẻ và tinh thần cho người dùng.
-
Khai thác dịp lễ, Tết: Đóng gói sản phẩm theo các combo quà tặng sức khỏe hoặc ưu đãi theo mùa. Hành động này không chỉ giúp
4, Tăng cường đầu tư vào các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường
Tính bền vững không chỉ là xu hướng toàn cầu mà dần trở thành tiêu chí quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam. Báo cáo của PwC cho thấy 94% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã trải qua những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong cuộc sống hàng ngày và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình với môi trường. Đặc biệt, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả hơn 20% cho các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường và 85% sẵn sàng mua xe điện hoặc xe hybrid trong vòng 3 năm tới. Điều này cho thấy tính bền vững không chỉ là xu hướng nhất thời mà là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành và niềm tin từ khách hàng.
Chiến lược đề xuất:
-
Phát triển sản phẩm xanh: Tập trung vào vật liệu tái chế, bao bì phân hủy sinh học hoặc sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
-
Giáo dục và xây dựng nhận thức người tiêu dùng: Chia sẻ câu chuyện về tác động môi trường tích cực mà thương hiệu đang tạo ra.
-
Đưa tính bền vững vào chiến lược thương hiệu: Đặt tính bền vững làm yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing để xây dựng niềm tin lâu dài với khách hàng.
5, Đặc biệt chú ý đến niềm tin và sự tín nhiệm thương hiệu
Người tiêu dùng Việt Nam hiện đại không chỉ tìm kiếm những sản phẩm phù hợp mà còn muốn có mối quan hệ tin cậy với các thương hiệu. Họ sẵn sàng trung thành với những thương hiệu thể hiện giá trị bền vững, mang lại trải nghiệm đa kênh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để tạo ra sự kết nối bền chặt, vượt xa những giao dịch đơn thuần và gắn kết sâu sắc với khách hàng.
Chiến lược đề xuất:
-
Xây dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy: Trong xu hướng tiêu dùng bền vững, cần cam kết cung cấp những sản phẩm có lợi cho môi trường, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về tính bền vững. Doanh nghiệp thiết lập quản lý chuỗi cung ứng minh bạch và hiệu quả, đảm bảo sản phẩm được sản xuất và phân phối theo tiêu chuẩn thân thiện với môi trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
-
Tạo kết nối cảm xúc với khách hàng: Sử dụng nội dung và chiến dịch truyền thông để thể hiện giá trị bền vững, nhân văn và đóng góp xã hội.
-
Duy trì chất lượng dịch vụ: Đảm bảo mọi điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu đều đem lại trải nghiệm tích cực.
6, Tin tưởng sự hỗ trợ của AI
Năm 2025 dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử, đặc biệt trên các thiết bị di động. Công nghệ nói chung, công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) nói riêng sẽ được ứng dụng rộng rãi nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của PwC, hơn một nửa số người tiêu dùng sẽ tin tưởng AI sẽ hỗ trợ họ trong các hoạt động có rủi ro thấp, nhưng lại tin tưởng vào các hoạt động có rủi ro cao hơn.
59% người tiêu dùng Châu Á Thái Bình Dương tự tin hơn rằng dữ liệu của họ được lưu trữ và chia sẻ một cách có trách nhiệm, sẵn sàng sử dụng AI cao hơn so với toàn cầu. Họ cũng sẵn sàng hơn để các thương hiệu công nghệ sử dụng dữ liệu của họ để cung cấp các tính năng hữu ích (60% so với 49%). Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa cảm thấy thoải mái khi sử dụng AI để thay thế sự tương tác của con người trong các hoạt động có rủi ro thấp. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin và đề xuất về sản phẩm và dịch vụ, soạn thảo email và theo dõi đơn đặt hàng, ítt hơn khi nói đến các hoạt động có rủi ro cao hơn.
Doanh nghiệp nên làm gì?
-
Tăng cường ứng dụng AI trong các hoạt động rủi ro thấp: Sử dụng AI để hỗ trợ khách hàng (gợi ý sản phẩm, theo dõi đơn hàng, chatbot trả lời tự động), làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
-
Đảm bảo tính minh bạch về dữ liệu: Cung cấp thông tin rõ ràng về cách thu thập và sử dụng dữ liệu để xây dựng lòng tin. Điều này giúp củng cố niềm tin vào sự uy tín của thương hiệu.
-
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Hãy tận dụng thông tin sẵn có của khách hàng, kết hợp với các công cụ trí tuệ nhân tạo mới nhất để hiểu hành vi tiêu dùng và đưa ra đề xuất phù hợp với từng cá nhân, từ đó đưa ra chiến lược nhằm củng cố lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
Trên đây là 6 xu hướng đáng chú ý của người tiêu dùng Việt năm 2025. Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong ý thức tiêu dùng đem đến nhiều cơ hội mới cho các thương hiệu bán lẻ và F&B sáng tạo chiến lược tiếp cận nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên theo dõi Ori Marketing Agency để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!