Mở Khóa Sức Mạnh Của Storytelling Với 18 Công Thức Kể Chuyện Kinh Điển

Tải Ebook miễn phí tại đây!

“Bức ảnh vĩnh viễn hóa một khoảnh khắc, còn câu chuyện vĩnh viễn hóa một cảm xúc”. Nhưng để chạm đến trái tim khách hàng trong thời đại số, chỉ kể chuyện thôi là chưa đủ – bạn cần “bắt tay” với công nghệ AI để nâng tầm nghệ thuật này. AI không chỉ là công cụ, mà còn là “trợ lý” đắc lực, giúp biến những ý tưởng storytelling thành những câu chuyện tuyệt vời khiến người ta nhớ mãi. Bài viết này sẽ tiết lộ cách kết hợp 18 công thức kể chuyện kinh điển với sức mạnh của AI để biến câu chuyện của bạn thành vũ khí marketing không thể cản phá!

Phần 1: Hiểu về Storytelling

1. Storytelling là gì?

1.1. Định nghĩa storytelling

Storytelling là gì?

Storytelling hay Nghệ thuật kể chuyện là nghệ thuật truyền tải thông điệp thông qua câu chuyện. Không chỉ đơn thuần là việc kể lại sự kiện, storytelling kết hợp cảm xúc, ý nghĩa và sự kết nối để gây ấn tượng mạnh mẽ với người nghe. Trong marketing, storytelling là cách thương hiệu biến sản phẩm, dịch vụ thành những câu chuyện gần gũi, sống động, giúp khách hàng không chỉ hiểu mà còn cảm nhận và nhớ mãi.

1.2. Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Storytelling (Nghệ thuật kể chuyện) được coi là một phần của Content Marketing. Theo chị Thanh Võ - Director of Fuel, Well-being, Biscuit Business of SEA, Mondelez International chia sẻ tại hội thảo MBA Talk #8: “Content chính là câu chuyện, Storytelling chính là phương tiện để kể câu chuyện đó.” Để lý giải về sự khác biệt giữa Storytelling và Content Marketing, chị Thúy Thanh cho biết thêm, khác với Storytelling là cách thức để doanh nghiệp truyền tải câu chuyện đến với người tiêu dùng, Content Marketing là tập trung vào nội dung chứ không chỉ đơn thuần nói về lợi ích lý tính của sản phẩm.

2. 5 Quy tắc “vàng” trong Storytelling

(G.R.E.A.T tạo nên một câu chuyện tuyệt vời)

2.1. Glue (Kết nối)

Muốn câu chuyện chạm đến trái tim khách hàng, hãy biến nó thành một chiếc cầu nối Nguyên tắc Glue trong Storytelling chính là nghệ thuật xây dựng những cây cầu cảm xúc, kết nối thương hiệu với từng cá nhân. Thay vì chỉ đơn thuần truyền tải thông tin, chúng ta cần tạo ra những câu chuyện có khả năng đánh thức những giá trị, niềm tin sâu thẳm trong tâm hồn khách hàng. Hãy hình dung bạn đang kể một câu chuyện về chính cuộc sống của họ, về những mong muốn, nỗi sợ và cả những ước mơ. Khi đó, họ sẽ không chỉ lắng nghe mà còn cảm nhận, đồng cảm và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ví dụ, trong video “Holiday - The Surprise” của Apple, hãng đã khéo léo lồng ghép yếu tố Glued một cách thuyết phục. Họ không chỉ giới thiệu iPad như một thiết bị công nghệ, mà còn biến nó thành cầu nối cảm xúc giữa các thế hệ. Hình ảnh hai cô gái trẻ, với sự sáng tạo và tình yêu thương, đã tạo nên một món quà ý nghĩa dành tặng cho người ông của mình. Đó chính là sức mạnh của Storytelling. Khi một sản phẩm được gắn liền với những giá trị nhân văn sâu sắc, nó sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn thỏa mãn khát khao tinh thần của khách hàng.

video “Holiday - The Surprise” của Apple

2.2. Reward (Phần thưởng)

Khách hàng luôn quan tâm đến giá trị mà sản phẩm đem lại cho họ. Chính vì vậy, những câu chuyện thu hút và hấp dẫn thường đề cập đến phần thưởng mà khách hàng sẽ nhận được như sự đẳng cấp, tiện nghi hay sự an toàn… Phần thưởng ở đây không chỉ đơn thuần là những món quà vật chất, mà còn là những trải nghiệm quý giá, những kiến thức mới mẻ, và cả những cảm xúc thăng hoa.

Doanh nghiệp cần đảm bảo mỗi câu chuyện mang lại giá trị thực tế, giúp khán giả cảm nhận lợi ích và tạo động lực thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ vậy, Storytelling không chỉ thu hút mà còn thuyết phục khách hàng hiệu quả.

2.3. Emotion (Cảm xúc)

Cảm xúc chính là "chìa khóa vàng" giúp doanh nghiệp chinh phục trái tim của khách hàng. Thông thường, khách hàng sẽ mua một sản phẩm dựa vào cảm xúc nhiều hơn là dựa trên lý trí. Vì vậy, những cảm xúc này chính là yếu tố quan trong cho doanh nghiệp muốn nâng cao doanh số. Khi cảm xúc được kết hợp một cách khéo léo, câu chuyện sẽ trở nên sinh động và tạo ra mối liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2.4. Authentic (Chân thật)

Sự chân thực là “vũ khí tối thượng” để xây dựng lòng tin của khách hàng. Trong một thế giới tràn ngập thông tin, khách hàng ngày càng thông minh và khó tính hơn. Họ không dễ dàng bị thuyết phục bởi những lời hoa mỹ, bóng bẩy. Thay vào đó, họ tìm kiếm những giá trị thực tế dựa trên những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Sự trung thực sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, giúp thương hiệu kết nối sâu sắc với khách hàng.

2.5. Target (Mục tiêu)

Một mục tiêu rõ ràng là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn đặt đối tượng mục tiêu làm yếu tố cốt lõi để triển khai các câu chuyện xoay quanh mục tiêu đó một cách hợp lý. Bởi vì ngoài yếu tố giải trí, những câu chuyện này còn phải phục vụ mục tiêu cụ thể, như nâng cao nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin, tạo dựng khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh thu.

3. Các yếu tố tạo nên một Storytelling thành công

3.1. Nhân vật (Character)

Nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện. Họ là người dẫn lối, và chịu trách nhiệm triển khai câu chuyện để tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Để làm được điều đó, nhân vật thường được xây dựng dựa trên chính khách hàng mục tiêu. Nếu những khách hàng tiềm năng này cảm thấy sự liên kết giũa bản thân và nhân vật hay đoán được các tình tiết của câu chuyện, họ sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm hơn.

3.2. Bối cảnh (Context)

Bối cảnh chính là sân khấu diễn ra câu chuyện của bạn. Việc chú ý đến các chi tiết cụ thể về thời gian và địa điểm trong thế giới bạn tạo dựng sẽ giúp câu chuyện thêm sinh động và thuyết phục hơn. Đồng thời, bối cảnh cũng cần phải phù hợp với đối tượng độc giả mà thương hiệu hướng đến.

3.3. Ngôi kể, giọng điệu

Ngôi thứ nhất: Khi người viết trở thành chính nhân vật trong câu chuyện, tự mình kể lại những trải nghiệm, những điều đã chứng kiến hoặc những bài học đã rút ra. Câu chuyện theo ngôi thứ nhất mang tính tự sự, tạo nên một mối liên kết cá nhân với người đọc và làm cho nó trở nên chân thật hơn. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi nhân vật "tôi" đã được công chúng biết đến, chẳng hạn như chuyên gia, những người có ảnh hưởng hoặc trong các bài blog, bài viết trên mạng xã hội của chính bạn.

Ngôi thứ hai: Khi khách hàng mục tiêu chính là nhân vật trong câu chuyện. Các cấu trúc câu thường thấy là "Bạn sẽ có cơ hội...", "Bạn sẽ thấy...", "Bạn sẽ được trải nghiệm...". Để thành thạo và sử dụng ngôi kể này thành công, bạn cần hiểu rõ và nắm vững đặc điểm của khách hàng tiềm năng – từ những nỗi đau đến mong muốn, mục tiêu và động lực của họ. Ngôi kể này đưa độc giả trở thành nhân vật chính trong câu chuyện và thường được sử dụng trong các tác phẩm tương tác hoặc hướng dẫn.

Ngôi thứ ba: Khi câu chuyện được một người nào đó (anh ấy, cô ấy…) kể lại. Ngôi kể này tạo ra sự trung lập, quan sát và khách quan trong cách kể chuyện. Ví dụ như những bài đánh giá, review của khách hàng.

3.4. Xung đột và giải quyết (Conflict & Resolution)

Xung đột là yếu tố cốt lõi tạo nên một câu chuyện hấp dẫn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy cốt truyện mà còn là cầu nối cảm xúc giữa người kể chuyện và người nghe. Bằng cách tạo ra những thử thách và mâu thuẫn, xung đột khơi gợi sự tò mò, đồng cảm và thôi thúc người đọc tìm kiếm câu trả lời. Một câu chuyện thành công là câu chuyện biết cách tận dụng xung đột để truyền tải thông điệp, tạo ra sự kết nối sâu sắc và hướng dẫn người đọc đến hành động mong muốn.

3.5. Thông điệp (Message)

Thông điệp là linh hồn của cả câu chuyện. Không có công thức cụ thể nào cho một thông điệp, nó có thể là bài học hay sự nhận thức về một vấn đề nào đó. Dù thông điệp được thể hiện dưới dạng nào thì nó cũng cần làm rõ được ý nghĩa, giá trị cũng như tầm nhìn mà doanh nghiệp muốn khách hàng của mình nắm được.

Phần 2: 18 công thức Storytelling - Nghệ thuật “chạm” đến cảm xúc khách hàng

1. Cấu trúc 3 hồi (Three-Act Structure)

Công thức ba hồi

  • Mô tả

Công thức này gồm 3 phần:

Mở đầu: Thiết lập bối cảnh và giới thiệu các nhân vật

Cao trào: Trình bày vấn đề và tạo tình huống căng thẳng

Giải quyết: Giải quyết xung đột, cao trào, vấn đề đã nêu

  • Ví dụ: Truyện Nàng tiên cá

2. Vòng tròn vàng của Simon Sinek

Vòng tròn vàng của Simon Sinek

  • Mô tả

Công thức này tập trung vào làm rõ 3 câu hỏi:

Why: Lớp trong cùng của vòng tròn vàng. Câu trả lời của câu hỏi Tại sao thường liên quan đến mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Nó tập trung vào lợi ích mà một sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng.

How: Lớp thứ hai đặt câu hỏi "Làm thế nào?" Lớp này xác định cách doanh nghiệp thực hiện việc đạt được mục tiêu ra sao. Điều này liên quan đến các quy trình, phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để mang lại giá trị cho khách hàng.

What: Lớp bên ngoài đặt câu hỏi "Cái gì?" nhằm tập trung vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

3. Problem - Agitate - Solve (Vấn đề - Kích động - Giải quyết)

  • Mô tả

Problem: Đề cập đến các vấn đề, tình trạng mà khách gặp phải

Agitate: Xoáy sâu và làm vấn đề trở nên nghiêm trọng

Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó chính là sản phẩm/ dịch vụ của bạn

4. Star - Story - Solution

Star - Story - Solution 

  • Mô tả

Star (Nhân vật chính): Đây có thể là người mua hàng, người đang dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Story (Câu chuyện): Xây dựng một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính với tình tiết cao trào gây hứng thú cho người đọc

Solution (Giải pháp): Nêu giải pháp nhân vật chính đã làm để giải quyết vấn đề .

5. Before - After - Bridge

Before - After - Bridge

  • Mô tả

Ai đó đã từng nói: “Khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực được gọi là hành động.” Đây là một trong những công thức viết quảng cáo và kể chuyện phổ biến và dễ thực hiện nhất.

Công thức này gồm 3 phần:

Before: Mô tả vấn đề

After: Tưởng tượng rằng vấn đề đã giải quyết

Bridge (Cầu nối):  Nêu giải pháp giải quyết vấn đề đó.

  • Ví dụ: Quảng cáo dầu gội Clear

Khám phá những công thức Storytelling tuyệt vời khác tại đây!

Phần 3: Storytelling trong kỷ nguyên AI

1. Khi AI Biết Kể Chuyện

AI trong Storytelling không còn là khái niệm xa vời mà đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Công nghệ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ xây dựng cốt truyện, nhân vật và các tình tiết. Từ những công cụ tạo văn bản đơn giản ban đầu, AI đã phát triển mạnh mẽ với các hệ thống tiên tiến như GPT-3, ChatGPT hay Jasper – có khả năng tạo ra những câu chuyện liền mạch, cuốn hút và thậm chí là cả kịch bản hoàn chỉnh.

AI không chỉ giúp đẩy nhanh quy trình sáng tạo mà còn mở ra vô vàn cơ hội mới cho các nhà kể chuyện ở mọi lĩnh vực. Từ giải trí đến kinh doanh, AI đang thúc đẩy sự đổi mới, mang đến một định nghĩa hoàn toàn mới về cách kể chuyện – sáng tạo, phá cách hơn, và không giới hạn. Đây chính là thời điểm để các nhà sáng tạo tiên phong nắm bắt cơ hội và bứt phá với những câu chuyện độc đáo dưới sự trợ giúp của AI.

2. AI hỗ trợ Storytelling như thế nào?

  • Hỗ trợ sáng tạo ý tưởng

Dựa trên những gợi ý ban đầu như chủ đề, bối cảnh, tính cách nhân vật hay thậm chí chỉ là một vài từ khóa mơ hồ, AI có thể phân tích và kết hợp các yếu tố lại để tạo ra những mạch truyện mới lạ, hấp dẫn. Ví dụ, bạn chỉ cần nhập “cuộc phiêu lưu trong không gian” và “nhân vật chính là một nhà khoa học mất trí nhớ”, AI sẽ gợi ý hàng loạt cốt truyện từ những cuộc đụng độ với sinh vật ngoài hành tinh đến việc giải mã bí mật quá khứ của nhân vật chính.

Ví dụ: SlimAI trợ giúp người dùng sáng tạo ý tưởng câu chuyện dựa trên những mô tả mà người dùng gợi ý cho nó.

SlimAI trợ giúp người dùng sáng tạo ý tưởng câu chuyện

  • Tạo câu chuyện tự động

Khi bạn đã có trong tay các ý tưởng rõ ràng về cốt truyện, nhân vật và bối cảnh, bước tiếp theo là sắp xếp các yếu tố này thành một bản mô tả chi tiết để AI có thể tiếp tục giúp bạn xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh. Đây là quá trình hợp tác giữa con người và AI, trong đó bạn đóng vai trò định hướng, còn AI sẽ là người hiện thực hóa ý tchuyện

Sau khi AI tạo ra bản nháp, bạn có thể xem xét, chỉnh sửa và thêm thắt chi tiết để câu chuyện trở nên sống động hơn. Quá trình này giúp bạn giữ nguyên nét sáng tạo cá nhân và đảm bảo câu chuyện mang đậm dấu ấn riêng.

Ví dụ: ChatGPT hỗ trợ người dùng tạo câu chuyện tự động khi có sẵn mô tả.

ChatGPT hỗ trợ người dùng tạo câu chuyện tự động khi có sẵn mô tả

  • Khả năng tạo nội dung mang đậm phong cách cá nhân

Bên cạnh khả năng lên ý tưởng và xây dựng câu chuyện, khả năng của AI còn rất mạnh mẽ trong việc tạo ra những ý tưởng có sự liên kết dùng phong cách của người dùng. Sau khi AI giúp bạn tạo ra bản nháp của câu chuyện, quá trình biên tập không chỉ là việc sửa chữa lỗi mà còn là cơ hội để bạn thêm thắt chi tiết, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Ví dụ: Một số tính năng của SlimAI giúp người dùng có thể ra lệnh cho AI làm theo yêu cầu của mình, để tạo ra những câu chuyện sát với phong cách cá nhân nhất.

Mở Khóa Sức Mạnh Của Storytelling Với 18 Công Thức Kể Chuyện Kinh Điển

3. Khám phá các công cụ AI hỗ trợ Storytelling

3.1 Canva

Trình tạo câu chuyện AI của Canva hoạt động dựa trên sức mạnh của OpenAI. Để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần truy cập thông qua tính năng Soạn thảo Magic™ trong Canva Docs, bắt đầu bằng một prompt đơn giản và xem những đề xuất về ý tưởng câu chuyện, cách kết hợp cốt truyện và khả năng biến đổi thể loại dành cho câu chuyện tiếp theo.

3.2. Gemini

Google Gemini mang đến khả năng tạo nội dung phong phú, vượt xa việc tạo văn bản thông thường. Với giao diện chatbot linh hoạt, Gemini có thể đáp ứng nhu cầu tương tác tự nhiên và nhanh chóng. Người dùng có thể yêu cầu từ các nội dung như trả lời câu hỏi phức tạp, lập dàn ý chi tiết, đề xuất ý tưởng sáng tạo, đến việc soạn thảo hoàn chỉnh bài viết hoặc kịch bản video. Ngoài ra, Gemini còn hỗ trợ tóm tắt văn bản dài, giúp tiết kiệm thời gian trong việc nắm bắt thông tin cốt lõi.

3.3. Copilot

Copilot là một trợ thủ thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo, được phát triển bởi Microsoft. Copilot có thể giúp bạn viết code, tạo văn bản, trả lời câu hỏi, dịch thuật và thậm chí tạo ra hình ảnh.

Copilot đóng vai trò giống như một trợ lý, bạn có thể ra lệnh cho nó hỗ trợ các công việc như: Viết và chỉnh sửa văn bản, Tạo mã nguồn (code), Dịch thuật, Tạo câu chuyện và thơ.

3.4. SlimAI

SlimAI cung cấp giải pháp tự động hóa xử lý văn bản, giúp tạo nội dung nhanh chóng và hiệu quả. Người dùng có thể sản xuất hàng loạt bài viết và kịch bản phù hợp với nhiều thương hiệu cùng lúc. Với sự tích hợp các mô hình AI tiên tiến, SlimAI tối ưu hóa chất lượng nội dung theo nhu cầu cụ thể, đồng thời tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất. Các tính năng nổi bật bao gồm: viết bài SEO, tạo nội dung mạng xã hội theo công thức như AIDA, PAS, chat trực tiếp với tệp tài liệu, biên tập thông minh và viết content storytelling theo 18 công thức.

Mở Khóa Sức Mạnh Của Storytelling Với 18 Công Thức Kể Chuyện Kinh Điển

Storytelling không chỉ là nghệ thuật kể chuyện mà còn là chìa khóa tạo nên sự khác biệt trong thời đại AI. Khi công nghệ ngày càng phát triển, khả năng kết nối cảm xúc thông qua câu chuyện sẽ trở thành yếu tố then chốt giúp thương hiệu, sản phẩm và con người nổi bật. Làm chủ 18 công thức storytelling không chỉ giúp bạn kể những câu chuyện hấp dẫn mà còn mang lại sức mạnh để xây dựng thông điệp, lòng tin và tạo dấu ấn sâu sắc. SlimCRM hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết này sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn không ngừng sáng tạo và đổi mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).

Biên soạn bởi: https://blog.slimcrm.vn/