Tiềm năng của Influencer Marketing đến doanh thu Tết 2025 và gợi ý cho doanh nghiệp
Mùa Tết đến gần kề, thị trường mua sắm Việt Nam càng trở nên sôi động và đầy hứa hẹn với sự "chịu chi" mạnh tay của người tiêu dùng. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao và xu hướng mua hàng của thế hệ trẻ đang liên tục thay đổi, chiến lược Influencer Marketing không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một "vũ khí" then chốt để các thương hiệu có thể tiếp cận, tạo mối liên kết sâu sắc với khách hàng và thúc đẩy doanh số.
Insight chi tiêu mùa Tết
Trong mùa Tết 2025, một số xu hướng hành vi mua sắm nổi bật của người tiêu dùng Việt Nam đang hình thành, phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng. Dưới đây là những xu hướng chính:
1. Sẵn sàng chi tiêu lớn nhưng ưu tiên giá tốt
Mặc dù người tiêu dùng có xu hướng tăng chi tiêu trong dịp Tết, tuy nhiên, trong bối cảnh chung về kinh tế hiện nay thì mọi người vẫn có sự thận trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và "xuống tay" khi mua sắm. Theo báo cáo của Kantar, tổng chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong dịp Tết 2025 dự kiến sẽ tăng trưởng 5% so với năm trước, nhưng mức tăng này không cao như những năm trước đây. Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn muốn chi tiêu nhưng ưu tiên các sản phẩm thiết thực, chú trọng đến chất lượng và công dụng.
Đặc biệt, khách hàng sẽ chú trọng đến việc tìm kiếm các chương trình khuyến mãi và giảm giá (vốn đã trở thành một thói quen mua hàng) như Mega Sale, siêu mua sắm 1.1 hoặc săn deal trên Livestream cùng KOL, KOC cuối năm. Từ đây cũng đặt ra thách thức cho các nhãn hàng trong việc triển khai kế hoạch marketing thúc đẩy doanh số mùa Tết.
2. Xu hướng tiêu dùng chọn lọc, tăng chi tiêu cho các sản phẩm cá nhân hóa
Người tiêu dùng hiện nay không chỉ đơn thuần mua sắm mà còn chọn lọc kỹ lưỡng các sản phẩm. Họ ưu tiên các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm chức năng và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Điều này cho thấy rằng mặc dù họ sẵn sàng chi tiền, nhưng họ muốn đảm bảo rằng mỗi đồng chi ra đều mang lại giá trị thực sự.
Một khảo sát từ YouGov cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng lên kế hoạch mua sắm Tết từ rất sớm: 80% khách hàng lập kế hoạch ít nhất một tháng trước Tết, và 50% bắt đầu chuẩn bị ít nhất 40 ngày trước đó. Việc bắt đầu chiến dịch Tết sớm có thể giúp thương hiệu tạo ưu thế và chiếm vị trí top-of-mind của người dùng.
3. Tìm kiếm đánh giá sản phẩm qua mạng xã hội và mua sắm trực tuyến kết hợp với giải trí (Shoppertainment)
Mạng xã hội đã trở thành một kênh không thể thiếu trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng hiện đại. Theo Statista 2023, có đến 68% người tiêu dùng Việt Nam tra cứu sản phẩm qua các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Như dự đoán, xu hướng Shoppertainment vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok với tỷ lệ mua sắm trực tiếp tăng 45% chỉ trong vòng 1 năm (Báo cáo TikTok 2024). Hình thức này kết hợp hoàn hảo giữa giải trí và thương mại, khi các video ngắn có tính tương tác cao giúp người tiêu dùng dễ dàng bị thuyết phục bởi các sản phẩm được giới thiệu.
4. Influencer Marketing tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trẻ
Hai hành vi tiêu dùng phía trên chính là tiền đề cho xu hướng influencer marketing. Nhiều nghiên cứu đã cho kết luận: Sự ảnh hưởng của Influencer đối với hành vi mua hàng của người tiêu dùng đang không ngừng gia tăng.
-
Theo Báo cáo Deloitte 2023, có đến 60% Gen Z và 55% Millennials khẳng định rằng họ bị ảnh hưởng bởi các đánh giá hoặc lời gợi ý từ Influencer khi đưa ra quyết định mua sắm.
-
Theo Power Review, 99% khách hàng tham khảo các trải nghiệm về sản phẩm thông qua review từ KOL, KOC, Review,... trước khi mua hàng.
-
TikTok cũng công bố rằng có tới 83% người dùng đã thực hiện mua sắm sau khi khám phá các nội dung do creator sản xuất trên nền tảng này. Ngoài ra, các trang mạng xã hội mới nổi như Threads cũng sẽ là điểm chạm "mới" để thương hiệu tiếp cận nhóm người tiêu dùng trẻ như GenZ.
Tiềm năng tăng doanh thu từ Influencer Marketing
1. Sức tăng mạnh mẽ của thị trường Influencer Marketing
Influencer Marketing có khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên thông qua mối quan hệ tin tưởng giữa influence và người theo dõi. Báo cáo từ Statista (2023) chỉ ra rằng giá trị thị trường Influencer Marketing toàn cầu đạt 21 tỷ USD, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp đáng kể.
Riêng tại Việt Nam, các chiến dịch Influencer Marketing mang lại tỷ lệ ROI trung bình cao gấp 11 lần so với các kênh quảng cáo truyền thống. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể tối ưu hóa ngân sách quảng cáo bằng cách đầu tư vào những chiến dịch hợp lý.
2. Hiệu quả chuyển đổi trong mùa Tết, kết nối cảm xúc với người tiêu dùng
Dịp Tết, nội dung từ influencer giúp khuyến khích tiêu dùng bằng cách tạo cảm giác cấp bách (FOMO), đặc biệt qua các bài đăng giới thiệu sản phẩm "chỉ có dịp Tết" hoặc khuyến mãi độc quyền. Theo một nghiên cứu của YouGov (2023), 65% người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các bài đăng từ Influencer khi đưa ra quyết định mua sắm và 58% người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng và chốt đơn hàng sau khi xem nội dung từ influencers.
Trong mùa Tết, doanh thu từ Influencer Marketing có tiềm năng đóng góp:
-
10-20% tổng doanh thu mùa Tết của các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thời trang và mỹ phẩm (dựa trên các báo cáo của Statista, Google Trends).
-
Đối với các thương hiệu lớn, doanh thu tăng trưởng nhờ Influencer Marketing được kỳ vọng đạt từ 15% đến 25% nếu triển khai chiến dịch hợp lý và đúng thời điểm.
Influencer Marketing không chỉ đơn thuần là quảng bá sản phẩm mà còn là phương tiện kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Bên cạnh các content về khuyến mãi, thương hiệu hãy chú trọng đến việc thực hiện chiến lược content theo insight Tết (gia đình, vui chơi - ăn mừng, năm mới - khởi đầu mới, định kiến ngày Tết,...) để tạo được hiệu ứng lan tỏa cao nhất và đồng thời thúc đẩy hành vi mua hàng và nhận diện/ghi nhớ thương hiệu.
3. Ngành hàng tiềm năng
Theo báo cáo của Google và Bain & Company (2023), 50% người Việt Nam có xu hướng chi tiêu mạnh hơn trong dịp Tết, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực như thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, và đồ gia dụng. Điều này cũng đồng thời phù hợp với các ngành hàng được Micro Influencer ưa chuộng nhất. Theo báo cáo từ Statusphere, 3 ngành hàng ưa chuộng chiến lược Micro Influencer nhất hiện nay bao gồm: ngành làm đẹp, ngành hàng CPG (hàng hóa đóng gói) và ngành hàng chăm sóc sức khỏe.
Tác động cụ thể của Influencer Marketing
Influencer Marketing đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển.
Tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness): Khoảng 80% doanh nghiệp coi Tết là thời điểm quan trọng nhất để tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua influencer, nhờ tính lan tỏa cao của các nền tảng như TikTok, Instagram và Facebook. Có đến 79% người tiêu dùng Việt Nam đã mua hàng qua sự giới thiệu của Influencer (Rakuten Insight). Điều này cho thấy rằng influencers không chỉ đơn thuần là người quảng bá sản phẩm mà còn là những người có khả năng tạo ra sự chú ý và nhận diện cho thương hiệu.
Thúc đẩy doanh số trực tiếp (Direct Sales): Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Influencer Marketing là khả năng xây dựng lòng tin. Người tiêu dùng ngày nay thường hoài nghi với các quảng cáo truyền thống, nhưng họ lại có xu hướng tin tưởng vào những lời giới thiệu từ những người mà họ theo dõi. Theo báo cáo từ Influencer Marketing Hub, cứ 10 người tiêu dùng thì có 8 người đã mua thứ gì đó sau khi xem lời giới thiệu của một influencer.
Khuyến khích khách hàng trung thành: Thông qua các chương trình ưu đãi, người tiêu dùng được gợi ý mua sắm liên tục trong suốt mùa Tết, góp phần tạo ra một chu kỳ mua hàng lâu dài.
Dự báo thách thức và giải pháp
Influencer Marketing có thể mang lại nhiều lợi ích cho các chiến dịch trong mùa Tết, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức.
Khủng hoảng niềm tin
Người tiêu dùng ngày càng trở nên tinh ý và bớt tin tưởng vào các nội dung quảng cáo từ influencers, đặc biệt khi họ thường xuyên thấy các bài đăng quảng cáo liên tục và nội dung quảng cáo lộ liễu từ những KOLs, KOCs lớn. Điều này dẫn đến hiện tượng "deja vu", khiến người tiêu dùng cảm thấy nhàm chán và nghi ngờ về tính xác thực của nội dung.
Giải pháp: Thương hiệu hãy hướng đến việc lựa chọn các Influencer thuộc phân khúc Medium, Micro và Nano, những người có lượng theo dõi từ 5.000 đến 100.000. Các influencer thường có cộng đồng người theo dõi quen thuộc và gần gũi, các nội dung mang tính chân thật, có sự kết nối cao sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Theo báo cáo từ Influencer Marketing Hub 2024, các chiến dịch sử dụng Micro và Nano Influencer mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn 60% so với các KOL lớn, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách đáng kể.
Sự bão hòa của thị trường
Khi các thương hiệu, nhãn hàng ngày càng tiếp cận và sử dụng influencer marketing thì cũng đồng thời tạo ra cuộc chiến khốc liệt. Khi số lượng influencers gia tăng, nội dung mà họ tạo ra có nguy cơ trở nên nhàm chán và trùng lặp. Điều này làm cho việc nổi bật giữa đám đông trở nên khó khăn hơn cho các thương hiệu.
Giải pháp:
Tận dụng Social SEO: Tối ưu hóa nội dung trên các nền tảng mạng xã hội thông qua chiến lược Social SEO. Influencers đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung chuẩn SEO với các yếu tố: từ khóa, hashtag, tiêu đề thu hút.
Sáng tạo nội dung độc đáo: Giữa biển nội dung bão hòa, sáng tạo là yếu tố quyết định. Các nội dung kể chuyện (storytelling) kết hợp với yếu tố cảm xúc (insight) mùa Tết sẽ dễ dàng lan tỏa.
Chiến dịch mang tính cá nhân hóa: Thay vì áp dụng chiến lược đồng loạt, thương hiệu nên phát triển các nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu (target audience) để tăng hiệu quả lan tỏa.
Lựa chọn influencer không phù hợp
Một thách thức lớn khác là việc lựa chọn influencers không phù hợp với giá trị và hình ảnh của thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đến số lượng người theo dõi mà bỏ qua một số yếu tố như: hiệu suất (Performance Metrics) - được thể hiện qua tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) hay sự phù hợp về hình ảnh của brand và đối tượng mục tiêu, dẫn đến giảm hiệu quả của chiến dịch, tiêu tốn chi phí và thậm chí gây ra những tổn hại đến uy tín thương hiệu.
Giải pháp: Để xử lý vấn đề này, thương hiệu cần phải nắm được cách booking KOL hiệu quả (bao gồm cách lên brief và lựa chọn influencer phù hợp với định hướng của chiến dịch và brand). Hợp tác với những influencers trong các ngách (niche) và tập trung vào việc phát triển nội dung sáng tạo, độc đáo sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Ngoài ra, hãy phát triển nội dung đồng sáng tạo (co-creation) cho phép Influencers tham gia vào việc định hình thông điệp chiến dịch, nội dung để tạo sự kết nối tốt nhất với tệp khách giả của họ.
Khó khăn trong đo lường hiệu quả chiến dịch
Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch Influencer Marketing là một thách thức lớn, đặc biệt khi không sử dụng đúng công cụ phân tích. Nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc xác định ROI (Return on Investment) từ các chiến dịch này, dẫn đến việc không thể đánh giá chính xác hiệu quả của các khoản đầu tư vào influencer
Giải pháp: Sử dụng các công cụ phân tích Google Analytics, Tiktok Analytic hoặc các nền tảng quản lý influencer chuyên biệt như Ecomobi sẽ giúp thương hiệu theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách chính xác hơn.
Kết luận: Influencer Marketing có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy doanh thu mùa Tết 2025, nhưng các thương hiệu cần phải có chiến lược rõ ràng và giải pháp dự phòng để vượt qua thách thức. Việc kết hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ booking và quản lý chiến dịch influencer chuyên nghiệp như Ecomobi sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đơn vị này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn đảm bảo lựa chọn influencer phù hợp, xây dựng nội dung theo insight, và triển khai chiến dịch đúng thời điểm. Đây là chìa khóa để các thương hiệu tận dụng hiệu quả xu hướng tiêu dùng và gia tăng doanh thu vượt trội trong mùa Tết.
Liên hệ Ecomobi
– Fanpage: https://www.facebook.com/ecomobi.ssp
– Instagram: https://www.instagram.com/ecomobi_ssp
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@ecomobipassiovietnam
– Email: [email protected]