Thái độ > Trình độ!?

Tôi vẫn nhớ như in câu chuyện trong lần thực tập cùng hai người bạn cùng khóa của mình - Lan và Minh. Lan được biết đến là một sinh viên xuất sắc với thành tích đầy ấn tượng. Tuy nhiên, mọi thứ lại không "màu hồng" như mọi người vẫn nghĩ về quá trình thực tập của Lan. Cô thường thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ qua những đóng góp từ đồng nghiệp, và luôn cho rằng mình đúng nhờ bằng thành tích cao hơn.

Chuyện trở nên nghiêm trọng hơn trong dự án hợp tác quan trọng vào dịp cuối năm. Lan được giao nhiệm vụ chuẩn bị bài thuyết trình cho khách hàng. Vẫn thói cũ, Lan thiếu lễ phép và linh hoạt trong giao tiếp, dẫn đến việc mỗi quan hệ với đồng nghiệp bị trục trặc. Khi được góp ý về bản thuyết trình, thay vì cải thiện, cô phản ứng bằng sự khó chịu và cố chấp với ý kiến của mình. Kết quả, trong buổi tổng duyệt, Lan bị khiển trách vì thái độ cũng như kết quả làm việc. Công ty đã quyết định chọn Minh đảm nhận vai trò quan trọng.

Vì sao người Việt Nam thiếu tinh thần hợp tác nơi công sở? - Học viện Kinh  doanh & Tài chính - BizUniBàn về Minh, một sinh viên trung bình nhưng lại khiến nhiều người ngạc nhiên với sự thành công đầy ấn tượng. Anh thấu hiểu rõ rằng, thành công không chỉ dựa vào trình độ, mà còn phụ thuộc nhiều vào thái độ. Minh luôn có thái độ tích cực, sẵn lòng học hỏi từ đồng nghiệp, và dẫn dần nhận được sự tin tưởng của cấp trên. Cuối cùng, Minh trở thành người dẫn đầu trong dự án quan trọng nhất và nhận được lời mời làm việc tại công ty.

Hợp tác là gì? Ý nghĩa và điều kiện để đi đến hợp tác thành công

Câu chuyện của Lan và Minh phản ánh một thực tế trong cuộc sống và sự nghiệp: trình độ giúp bạn có điểm xuất phát tốt, nhưng thái độ là yếu tố giữ chân bạn ở lại và phát triển. Nhiều CEO của những doanh nghiệp lớn cũng đã chia sẻ: Họ có thể đào tạo trình độ, nhưng khó có thể thay đổi thái độ. Vậy liệu chúng ta đang chú trọng nhiều hơn vào trình độ mà bỏ quên một nhân tố quan trọng – thái độ?

12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp

Trong cuộc sống và công việc, trình độ là yếu tố quan trọng, nhưng thái độ mới là điều quyết định bạn có thể đi xa đến đâu và đạt được những thành tựu gì. Trình độ mang lại cho bạn kiến thức và kỹ năng, nhưng thái độ sẽ quyết định cách bạn sử dụng những điều đó. Một người có thái độ tích cực, sẵn sàng học hỏi và không ngại thử thách luôn có lợi thế hơn so với người chỉ dựa vào trình độ nhưng thiếu nhiệt huyết hoặc tinh thần hợp tác. Chính vì vậy, khi đánh giá một người, thái độ luôn là yếu tố được ưu tiên. Bởi trình độ có thể cải thiện qua đào tạo, nhưng thái độ là điều phải xuất phát từ bên trong và rèn luyện qua thời gian. Thái độ đúng đắn chính là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa thành công.