Công thức đúng cho doanh nghiệp bắt đầu lấn sân livestream?
Để không trở thành người bị bỏ lại phía sau xu thế, hầu hết các thương hiệu, các ngành hàng đều đã bắt đầu tiếp cận với người dùng qua hình thức livestream. Dưới đây là những gạch đầu dòng mà doanh nghiệp cần lưu ý để “on trend” nhưng vẫn giữ vững giá trị thương hiệu.
Tần suất đều đặn là điều tiên quyết
Theo NeilsenIQ Việt Nam công bố tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2024, người Việt dành 13 tiếng một tuần để xem livestream bán hàng. Để thương hiệu luôn được nhớ đến, đồng thời là lựa chọn ưu tiên khi khách hàng ra quyết định, buộc doanh nghiệp phải cam kết tần suất livestream định kỳ và đều đặn.
Streamer nổi tiếng người Trung Quốc Li Jiaqi (Lý Giai Kỳ) nổi tiếng với thử thách 300 lần thử son môi với 64 triệu người theo dõi trên Taobao Live luôn duy trì tần suất livestream dày đặc 365 ngày. Ông bắt đầu phiên live 19h và kết thúc lúc 1h sáng, liên tục 4-5h với đa dạng hoạt động giải trí, sản phẩm đa dạng để xây dựng cộng đồng fan trung thành trong nhiều năm.
(Streamer Lý Giai Kỳ – Trung Quốc)
Thương hiệu local GUNO – Top 10 nhà bán hàng có doanh số cao nhất TikTok Shop vào tháng 11/2023 (theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường YouNetECI) đã bắt đầu những con số ấn tượng như thế từ những phiên live kéo dài 10 tiếng mỗi ngày xuyên suốt một năm.
Doanh nghiệp mới có thể kết hợp cả hai hình thức bên trên, đó là tự sản xuất những nội dung chất lượng về sản phẩm để xây kênh, đồng thời kết hợp với những KOC/KOL uy tín để tối ưu độ nhận diện thương hiệu ở mức cao nhất.
Chiến lược giá tốt chứ không “đạp giá”
Khi chủ động tổ chức phiên live, doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí cố định cho việc booking studio, thiết bị, caste cho KOC/KOL sẽ tham gia livestream để tăng sức nóng hoạt động.
Đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh, doanh nghiệp phải “cắn răng” điều chỉnh giá để host livestream có thể hô hào với người tiêu dùng rằng, hôm nay họ sẽ mua với “giá tốt nhất”.Theo khảo sát năm 2023 của Q&Me công bố, lý do hàng đầu người Việt Nam mua hàng chính là giá rẻ và các khuyến mãi độc quyền. Không thiếu những trường hợp xung đột lợi ích khi giá trong mega live thấp hơn rất nhiều so với giá phân phối đến các đại lý bán lẻ.
Tuy hình thức livestream và áp dụng giá rẻ cực kỳ hấp dẫn người mua, có thể nhanh chóng tạo được đơn hàng mua theo cảm xúc từ những người dùng bị tác động thông qua host/ KOC/ KOL nhưng quan trọng nhất là độ bền vững trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chiến lược giá đúng đắn khi nó thu hút được người tiêu dùng, đảm bảo lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời không gây mâu thuẫn giữa các kênh phân phối.
Cốt lõi của mọi hoạt động là xây dựng niềm tin
Có hai cách để doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin ở khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp mới:
Đầu tiên, doanh nghiệp có thể sử dụng phương án hợp tác với KOC/KOL uy tín. Tận dụng kênh truyền thông đang hoạt động hiệu quả của họ và người theo dõi trung thành để giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.
Thứ hai, dù doanh nghiệp chủ động tổ chức phiên livestream hay cộng tác với KOC/KOL thì mọi thông điệp, chính sách đưa ra từ tất cả các nguồn liên quan đến thương hiệu đều phải đồng nhất.
Streamer Lý Giai Kỳ đã từng tuyên bố và khẳng định trong một buổi phát trực tiếp rằng giá của nồi chiên không dầu Yamamoto đang được bán trong buổi livestream hôm ấy là giá rẻ nhất của sản phẩm. Sau khi người mua nhận được hàng, Lý Giai Kỳ trong phiên live kế tiếp lại đưa ra mức giá rẻ hơn cụ thể là 20 NDT. Ngay ngày hôm sau, đội ngũ của anh phải hoàn trả số tiền chênh lệch cho người mua hàng lần trước.
Như host livestream nổi tiếng của Việt Nam với danh hiệu được cư dân mạng ví von là chiến thần đã phải ngừng phiên mega live của mình vì voucher liên tục lỗi và khách hàng của cô không mua được giá như đã công bố trong teaser vài ngày trước đó. Thực chất giá sản phẩm vẫn tốt so với thị trường, nhưng về lâu dài, giá trị thương hiệu cá nhân cô và nhãn hàng đều bị ảnh hưởng.
Tựu trung lại, để doanh nghiệp mới tham gia thị trường livestream với tâm thế vững vàng hơn thì công thức: Tần suất đều đặn + Chiến lược giá hợp lý + Niềm tin khách hàng cần được lưu tâm và mỗi khía cạnh cần dành sự chú trọng tương đương nhau.
Ở ACCESSTRADE, ngoài công thức 3 điểm trên, chúng tôi hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp một chiến lược cao cấp khi kết nối livestream đa nền tảng. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy livestream của doanh nghiệp ở bất kỳ đâu và quan trọng mọi số liệu, thông tin đơn hàng sẽ được doanh nghiệp quản lý tinh gọn trên duy nhất một công cụ ATLive Hub. Không còn tốn quá nhiều thời gian cho việc tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn, set-up kỹ thuật cầu kỳ, đặc biệt, đối với doanh nghiệp mới còn e ngại về việc kết nối với KOC/KOL, chúng tôi có đa dạng lựa chọn trên hệ thống về lực lượng KOC/KOL với lịch trình chi tiết, độ phù hợp với tính chất thương hiệu cho doanh nghiệp chủ động lựa chọn.
Thị trường liên tục thay đổi và hàng loạt hình thức kinh doanh đa dạng không ngừng ra đời, doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp, điều chỉnh hợp lý nhằm linh hoạt thích nghi. ACCESSTRADE sẵn sàng đồng hành cùng bạn tận dụng những đổi mới, biến chuyển thành cơ hội tối ưu cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Tìm hiểu chi tiết về giải pháp ATLive Hub tại đây!