Chiến dịch marketing đón Tết đủ đầy với bộ 3 xu hướng truyền thông triển vọng
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến chuyển hậu đại dịch, người tiêu dùng đang dần thay đổi thói quen và hành vi mua sắm. Cùng khám phá những góc nhìn đa chiều phản ánh xu hướng cũng như nhu cầu mua sắm, ăn Tết và chơi Tết của hàng triệu người dùng Việt Nam tại bài viết dưới đây!
Tết là dịp đặc biệt thường tạo ra lượng nhu cầu mua sắm lớn, đồng thời Tết cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của người Việt. Để gợi mở thương hiệu đưa ra những chiến lược “chạm” đến khách hàng và bùng nổ doanh số trong mùa mua sắm quan trọng nhất năm này, bài viết sẽ đi qua 4 nội dung chính:
- Nhìn lại bức tranh mùa lễ hội 2024
- Giải mã hành vi và Insight người tiêu dùng dịp Tết và mùa lễ hội 2024
- Dự đoán xu hướng tiêu dùng dịp Tết và mùa lễ hội 2025
- Kết nối và đồng hành cùng người tiêu dùng trong mùa Tết mới
Nhìn lại bức tranh mùa lễ hội 2024
Tết 2024 mang đến những chuyển biến rõ rệt trong tâm lý người tiêu dùng. Sau một năm đầy biến động, họ khao khát một cái Tết đơn giản, ấm cúng và tràn đầy ý nghĩa bên gia đình. Ba yếu tố cốt lõi định hình nên bức tranh Tết Giáp Thìn là:
- Mở ra khởi đầu mới: Người tiêu dùng kỳ vọng đón nhận những thông điệp lạc quan, mang đến niềm tin và hy vọng vào những thay đổi tích cực trong năm mới.
- Sum vầy đủ đầy: Vượt qua những vất vả, cố gắng để có bữa ăn sum vầy, đối với người tiêu dùng, tết giờ đây không cần cầu kỳ, chỉ cần đủ đầy thành viên là được.
- Nhìn lại và biết ơn: Người tiêu dùng xem Tết 2024 là dịp đặc biệt để nhìn lại, biết ơn một năm đồng hành, san sẻ yêu thương đến cộng đồng và cũng cảm ơn bản thân đã kiên trì, không bỏ cuộc.
Thay vì chạy theo những giá trị vật chất hay phô trương hình thức, người tiêu dùng hướng đến sự kết nối tinh thần, tìm kiếm niềm vui và sự may mắn trong những khoảnh khắc sum vầy.
Xu hướng này được thể hiện rõ nét qua sự lên ngôi của các giá trị tinh thần trên mạng xã hội. Theo Buzzmetrics, các từ khóa như “Tết tài lộc”, “Tết vui”, “Tết tận hưởng” và “Tết kết nối” chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang tìm kiếm những trải nghiệm Tết mang lại niềm vui, sự gắn kết và hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn.
Giải mã hành vi và Insight người tiêu dùng dịp Tết và Festive 2024
1. FMCG tăng trưởng mạnh mẽ, nông thôn dẫn đầu xu hướng chi tiêu Tết
Bất chấp xu hướng chi tiêu thận trọng hơn của người tiêu dùng, sức mua đối với ngành hàng FMCG vẫn tăng trưởng so với năm 2023, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Trong đó các ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ uống đóng gói và chăm sóc nhà cửa được ưa chuộng hơn cả.
2. Top chủ đề tìm kiếm ngày Tết dần quay về những giá trị truyền thống
Sự thay đổi trong thảo luận về chủ đề Tết cho thấy một sự dịch chuyển đáng chú ý trong tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Họ mong muốn một cái Tết đơn giản, thoải mái và tránh xa áp lực không cần thiết.
Thay vì tập trung vào những giá trị cũ, marketers nên khai thác những cảm xúc hiện tại của người tiêu dùng. Kết hợp nét đẹp truyền thống với hơi thở hiện đại, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm phù hợp với thị hiếu của người trẻ, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa, vừa thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một chủ đề nhận được nhiều sự thảo luận từ người tiêu dùng là “áo dài” tăng đều ở tất cả các chủ đề, từ áo dài cách tân, áo dài truyền thống cho đến các mẫu áo dài của các thương hiệu nổi tiếng. Đây là tín hiệu đáng mừng là giới trẻ đang ngày càng quan tâm và ủng hộ nét đẹp truyền thống. Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh thời trang và các ngành hàng liên quan đến văn hóa truyền thống.
3. Trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng vẫn giữ vị trí ưu tiên hàng đầu
Người tiêu dùng hiện đại không còn bó hẹp trong những kênh mua sắm truyền thống. Họ tiếp cận thông tin sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, so sánh và đánh giá sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Bộ tài liệu “Winning Festive 2025” cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng mong muốn một hành trình mua sắm liền mạch và thuận tiện. Các thương hiệu cần có mặt trên đa kênh, từ cửa hàng truyền thống, website, mạng xã hội đến các sàn thương mại điện tử, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Dự đoán xu hướng tiêu dùng dịp Tết và mùa lễ hội 2025
Những hoạt động Festive marketing phổ biến trong vài năm gần đây đang có sự phát triển đáng kể. Bộ ba xu hướng “Personalization, AI và Gamification” sẽ là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho chiến dịch Festive năm 2025 của thương hiệu.
1. Thời điểm vàng cho mùa Tết rộn ràng
Người tiêu dùng sẽ có những hoạt động mua sắm gì? Thời điểm vàng để “chạm” đến người tiêu dùng là khi nào? Làm sao để thông điệp của thương hiệu đúng người, đúng thời điểm, tạo ấn tượng và thúc đẩy hành vi mua hàng?
- 2 tháng trước Tết: Người tiêu dùng có sự chuẩn bị sớm với các nhóm sản phẩm: làm đẹp, điện máy, công nghệ.
- 1-2 tháng trước Tết: Nhóm thời trang được lựa chọn mua sắm nhiều.
- 2 tuần trước Tết: Nhóm đồ ăn thức uống được mua sắm nhiều nhất vào thời điểm cận kề với Tết.
2. Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn kênh mua sắm
Nếu như trước đây, Google là “ông vua” không thể thay thế, thì nay, mạng xã hội đang trở thành kênh thông tin được giới trẻ ưu tiên lựa chọn.
Theo nghiên cứu năm 2023 của Milieu Insight về thói quen sử dụng các công cụ tìm kiếm, TikTok là một trong những nền tảng phổ biến nhất. Bên cạnh các kênh truyền thống, doanh nghiệp cần tập trung phát triển nội dung trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng là Gen Z.
Ngoài ra, người tiêu dùng Việt đang dần hình thành thói quen xem livestream và chốt đơn, đưa xu hướng Shoppertainment chiếm lĩnh thị trường trong mùa Tết do họ có cơ hội ở nhà sắm Tết và thoải mái "săn" ưu đãi. Các thương hiệu có thể tận dụng hình thức livestream nhằm mục đích branding kết hợp với shoppertainment.
3. Nơi người tiêu dùng lựa chọn để ăn uống và giải trí
Theo báo cáo của NielsenIQ, người tiêu dùng đang có xu hướng giảm chi tiêu cho các hoạt động không thiết yếu và hướng tới một cái Tết đơn giản hơn, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng không khí ấm cúng bên gia đình.
Xu hướng “Tết tại gia” này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí, thực phẩm và đồ uống. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho các combo đồ ăn, đồ uống mang về, hoặc tạo những trải nghiệm giải trí online hấp dẫn như gameshow trực tuyến, livestream ca nhạc…
4. Shoppertainment tiếp tục bùng nổ, ra đời thêm nhiều hình thức mới
Ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của TikTok, nhận định: “Shoppertainment là xu hướng mua sắm mới, nơi giao thoa giữa thương mại và giải trí, tạo nên trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng”.
Xu hướng này mang lại cho thương hiệu nhiều cơ hội bằng cách tạo các chiến dịch giúp người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm nhanh chóng và thú vị hơn. Các hình thức Shoppertainment phổ biến có thể kể đến như livestream bán hàng kết hợp minigame, video review sản phẩm hài hước, ứng dụng công nghệ AR/VR tạo trải nghiệm mua sắm ảo…
Kết nối và đồng hành cùng thương hiệu trong mùa Tết mới
-
AI Branding Lives kết hợp Branding và Shoppertainment
Là một hình thức livestream nhằm mục đích branding kết hợp với shoppertainment, nơi người xem tương tác với các sản phẩm thông qua các buổi lives trực tiếp, mang lại trải nghiệm mềm mại, vượt qua các phương thức tiếp thị truyền thống
2. Createch AR/VR: Công nghệ nhập vai (Immersive Tech) lên ngôi, tái thiết Trải nghiệm người dùng 5.0
-
78% Khách hàng sử dụng hình thức mua sắm thông qua AR nói rằng họ hài lòng với trải nghiệm mua sắm của mình
-
Công nghệ VR/AR cho phép người mua hàng tương tác với nội dung số lồng qua thông tin ảo vào thế giới thực (AR) hoặc trong không gian ảo hoá (VR). Không cần đến tận cửa hàng, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm chân thực ở bất kỳ đâu.
3. CGI OOH (FOOH - CGI ADS) nâng tầm quảng cáo ngoài trời với công nghệ 3D
CGI OOH là hình thức video quảng cáo tích hợp các hình ảnh 3D siêu thực vào các cảnh quay thực tế. Giúp tạo ra cảm giác về các quảng cáo quy mô lớn, tương tác như đang xuất hiện trong môi trường ngoài đời thực. Thường được sử dụng trên mạng xã hội để mô phỏng biển quảng cáo, phong cảnh thành phố và các màn hình ngoài trời khác.
4. Employee Advocacy - Giải pháp biến mỗi nhân sự thành một “đại sứ thương hiệu” đầy tự hào và sáng tạo
“Marketing toàn dân” - Employee Advocacy là một giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa sức mạnh nội tại về mặt nhân sự, đạt được mục tiêu lan toả thương hiệu, tinh thần doanh nghiệp và trải nghiệm sản phẩm dưới góc nhìn của đội ngũ nhân viên trong mùa lễ hội đến công chúng. Bên cạnh gói giải pháp Branding, Novaon Digital đưa ra gói giải pháp Brandformance, tập trung vào các chỉ số chuyển đổi.
Tạm kết
Hy vọng những thông tin mà bài viết đưa ra sẽ gợi mở những tiềm năng mới cho doanh nghiệp. Novaon Digital là đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn giải pháp Trải nghiệm thương hiệu cho doanh nghiệp, định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng doanh số. Tết này, hãy để Novaon Digital là cầu nối giúp thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.
Tải trọn bộ tài liệu chi tiết tại đây.
Giới thiệu về Novaon Digital:
Là tổ hợp giải pháp về trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience Solutions), chúng tôi không ngừng khai thác sức mạnh của Chiến lược - Giải pháp công nghệ - Tư duy sáng tạo đổi mới.
Với đội ngũ hơn 600 chuyên gia về Digital Marketing và hệ thống công nghệ/dữ liệu tiên tiến, Novaon Digital đã đồng hành và đem lại thành công cho các khách hàng lớn trên 20 ngành, như Vietnam Airlines, Peugeot, BMW, Huawei, Panasonic, Masterise Homes,... tại thị trường các nước trong khu vực APAC.
Tìm hiểu về các giải pháp của Novaon Digital tại: https://novaondigital.com/.
Khám phá toàn bộ hệ sinh thái giải pháp số tại Novaon: https://novaon.net/