Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, việc nắm bắt các sàn mua sắm trực tuyến là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định hiệu quả hơn. Những con số về doanh thu và xu hướng mua sắm không chỉ phản ánh hành vi của người tiêu dùng mà còn tiết lộ những cơ hội và thách thức mới trong ngành. Đối với các người làm Marketing, việc hiểu rõ "sức nóng" của từng sàn không chỉ giúp định hình chiến lược tiếp cận phù hợp mà còn tối ưu hóa ngân sách, đem lại hiệu quả cao trong từng chiến dịch.

Trong bài viết này, hãy cùng Ori Agency điểm qua một số điểm nổi bật về E-Commerce trong quý 3/2024!

Tổng quan về thương mại điện tử quý 3/2024 Việt Nam, dự đoán quý 4/2024 và các trước Tết 2025

Quý 3 có sự tăng trưởng mạnh, nhiều cơ hội tiềm năng xuất hiện trong quý 4.

Theo dữ liệu từ Metric, nền tảng phân tích số liệu thị trường thương mại điện tử dựa trên Big Data (Dữ liệu lớn), trong ba quý đầu năm nay sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 227,7 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,5 tỷ USD), tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Các danh mục sản phẩm chủ lực thúc đẩy tăng trưởng bao gồm thời trang, giày dép nam, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng.

Riêng quý 3 năm nay, doanh thu thương mại điện tử đạt 84,75 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ USD), chiếm 37% tổng doanh số của ba quý đầu và tăng trưởng 18,15% so với cùng kỳ năm trước. Dù số lượng gian hàng trực tuyến giảm nhẹ 1% so với năm ngoái (còn 580.300 gian hàng), các nền tảng như Shopee, TikTok Shop và Tiki vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng tốt so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, Lazada và Sendo gặp khó khăn khi chứng kiến doanh thu sụt giảm.

Ngoài ra, mảng bán lẻ xuyên biên giới của Việt Nam đang tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm, với dự báo của Amazon cho thấy quy mô sẽ đạt 256,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2026. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các thương hiệu khai thác thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trong các khu vực.

Bên cạnh đó, Metric cũng dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam quý 4/2024 có sự tăng trưởng nhẹ. Cụ thể, tổng doanh số của 05 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt trong 3 tháng cuối là 10%, 20% và 35% so với cùng kỳ 2023. Điều này diễn ra cũng vì Tết 2025 đến sớm hơn so với hàng năm (29/01/2025), do vậy xu hướng mua sắm tăng mạnh vào cuối tháng 11 và tháng 12/2024, đồng thời doanh số trên các sàn cũng tăng mạnh trong khoảng thời gian này.

Với những người làm Marketing và các chuyên gia thương mại điện tử, đây là thời điểm quan trọng để tận dụng các xu hướng và nắm bắt cơ hội. Việc đầu tư vào các nền tảng phù hợp, triển khai các chương trình ưu đãi và khai thác chiến lược livestream hoặc hợp tác cùng KOLs sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu và tiếp cận hiệu quả với đối tượng khách hàng.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

Dự đoán tình hình trước Tết 2025: tăng trưởng mạnh mẽ, ngành hàng làm đẹp sắp đón giai đoạn vàng

Nhìn lại mùa Tết trong 02 năm vừa rồi từ Metric, thống kê doanh số trong năm 2024 gấp đôi so với Tết 2023, cụ thể đạt 48.700 tỉ đồng với 538.8 triệu sản phẩm, dẫn đầu là 2 sàn Shopee và Tiktok Shop. Những mặt hàng được người tiêu dùng trong giai đoạn này là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm đồ uống,...

Với tình hình Tết 2025 đến sớm hơn Tết 2024 3 tuần, doanh số và sản lượng toàn thị trường được dự báo tăng lần lượt trung bình 45% và 47% so với dịp Tết 2024. Do đó, tuần có dịp sale 12/12 và tuấn 2-4 trước Tết được dự đoán có sự tăng trưởng tốt do xu hướng mua sắm Tết.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

Dự báo doanh số mua sắm trên sàn Shopee, TikTok Shop vào các tuần trước tết 2025 - Theo Metric

Trong báo cáo về ngành thương mại điện tử Việt Nam quý 3/2024 của Metric, nền tảng phân tích số liệu thị trường này nhận định rằng: “Ngành hàng làm đẹp thường tăng trưởng mạnh mẽ vào nửa cuối quý 3 và suốt quý nhờ nhu cầu quà tặng trong các dịp lễ hội cuối năm và yếu tố thời tiết, làm tăng nhu cầu mua sắm các sản phẩm chăm sóc da, cơ thể và tóc. Dự báo ngành hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới".

Ngoài ra, theo YouGo - công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, hành vi của người tiêu dùng trước Tết, thay vì tập trung vào các sản phẩm danh mục không thiết yếu, sẽ có xu hướng ưu tiên các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh và thời trang (dựa trên số liệu nghiên cứu vào tháng 4/2024): Dinh dưỡng và thực phẩm chức năng (45%), chăm sóc cá nhân (43%), thời trang & phụ kiện (43%), đồ ăn (42%) và đồ uống không cồn (38%).

Một số xu hướng mới xuất hiện trong quý 3 vừa rồi

1. Sự bùng nổ của livestream thúc đẩy doanh thu của các ngành hàng đáng kể

Hoạt động livestream tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ trong nửa đầu năm, với Shopee và TikTok Shop đầu tư lớn vào nội dung video. Theo NielsenIQ, xu hướng livestream trên các nền tảng thương mại điện tử đang tăng cường sức ảnh hưởng của các KOLs và KOCs, giúp các thương hiệu và người bán kết nối chặt chẽ với khách hàng. Đáng chú ý, khoảng 50% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi KOLs và KOCs khi đưa ra quyết định mua sắm, đặc biệt trong ngành healthcare, với 60% khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng nhờ tác động của các influencers.

Livestream đang trở thành công cụ không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp cận mà còn thúc đẩy doanh thu đáng kể, với doanh thu dao động từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi phiên. Shopee và TikTok Shop đã tận dụng hiệu quả xu hướng này để tăng trưởng vượt bậc. Điều này nhấn mạnh xu hướng ngày càng ưa chuộng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tương tác và phong phú hơn của người tiêu dùng, là cơ hội lớn cho doanh nghiệp tận dụng hình thức này để kết nối và thúc đẩy doanh số.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

2. Thị trường thương mại điện tử ngày càng sôi động

Sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm nay, đặc biệt là trong nửa đầu năm, chủ yếu nhờ vào hiệu suất mạnh mẽ của Shopee và TikTok Shop. Shopee đã tăng trưởng doanh thu 65,97% so với năm trước, trong khi TikTok Shop ghi nhận mức tăng trưởng đáng kinh ngạc lên tới 150,54%.

Đối với lượng sản phẩm bán ra, TikTok Shop ghi nhận mức tăng 242%, còn Shopee tăng 65,55%. Ngược lại, ba nền tảng Lazada và Sendo đều chứng kiến sự sụt giảm mạnh cả về doanh thu và sản lượng sản phẩm.

Ba danh mục hàng đầu về doanh số và khối lượng sản phẩm bán ra trên các nền tảng này là chăm sóc sắc đẹp, thời trang nữ và đồ gia dụng. Đáng chú ý là sự phát triển của các "trung tâm thương mại ảo," nơi người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm từ các thương hiệu chính thức hoặc nhà cung cấp uy tín, với mức tăng trưởng 12,29% về số lượng so với năm ngoái.

Các thành tựu đạt được xây dựng trên nền tảng phát triển mạnh của thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2023, khi tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 13,8 tỷ USD, tăng 52,9% so với năm trước, đưa Việt Nam vượt qua Philippines và trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.

Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách chủ động nhằm thúc đẩy thị trường này, với mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025: 55% dân số mua sắm trực tuyến, chi tiêu trung bình đạt 600 USD/người, và tăng trưởng thị trường đạt 25% hàng năm, lên tới 35 tỷ USD.

3.Trợ lý mua sắm AI dành cho B2B: Tận dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh nhu cầu về các giải pháp tự động hóa và tối ưu hóa B2B ngày càng cao, Alibaba đã công bố kế hoạch ra mắt một trợ lý AI hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp vào tháng 8/2024. Trợ lý này không chỉ ứng dụng NLP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên) để hiểu rõ nhu cầu cụ thể của người mua mà còn đóng vai trò kết nối họ với sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp, tạo điều kiện cho một quy trình mua hàng liền mạch hơn.

Khác với B2C, nơi trợ lý mua sắm AI đã dần trở nên phổ biến, thị trường B2B vẫn là một ngách đầy tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả, chủ yếu do thách thức về trải nghiệm người dùng (CX) còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp B2B sẽ được hưởng lợi lớn từ các trợ lý AI như của Alibaba nhờ vào khả năng giảm thiểu công sức tìm kiếm và đảm bảo quy trình chọn lựa sản phẩm chính xác hơn, đồng thời tăng tính chính xác và tốc độ của toàn bộ chuỗi cung ứng. Đối với các doanh nghiệp đang vận hành thương mại điện tử B2B, đây có thể là xu hướng giúp họ vừa cải thiện hiệu suất vừa gia tăng giá trị từ các quan hệ đối tác.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

4. Kết hợp giữa nội dung và thương mại: Định hình lại hành trình mua sắm của khách hàng

Xu hướng tích hợp thương mại ngay trong nội dung video hay hình ảnh trên các nền tảng lớn đang trở thành đòn bẩy chiến lược. Điển hình là sự kiện MTV VMAs vào tháng 9, nơi người xem có thể mua ngay các sản phẩm thời trang trên thảm đỏ qua nền tảng Shopsense AI. Động thái này không chỉ giúp các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng một cách tự nhiên, mà còn làm rút ngắn hành trình từ yêu thích sản phẩm đến quyết định mua sắm.

Với các thương hiệu, công nghệ tìm kiếm hình ảnh và video như Google Lens, TikTok hay Amazon không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng tìm thấy các sản phẩm tương tự qua ảnh chụp màn hình, mà còn thúc đẩy việc đầu tư vào hình ảnh sản phẩm và dữ liệu sản phẩm một cách nhất quán, đặc biệt là với các ngành hàng không dễ nhận diện qua logo hoặc nhãn mác. Xu hướng này đòi hỏi các nhà tiếp thị và thương hiệu phải có chiến lược rõ ràng để gia tăng trải nghiệm hình ảnh, đồng thời tối ưu hóa từng chi tiết nhỏ trên trang sản phẩm để đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

5.Tích hợp thương mại trong nền tảng ảo

Một điểm đáng chú ý khác trong tháng 9 là Roblox hợp tác cùng Shopify, tạo ra tính năng cho phép người dùng có thể mua sắm sản phẩm thực tế ngay trong các trò chơi. Điều này tạo ra một không gian thương mại 3D tích hợp ngay trên nền tảng trò chơi, nơi người tiêu dùng có thể tương tác với các sản phẩm và mua sắm mà không cần thoát khỏi trò chơi.

Roblox đã có tham vọng tích hợp một tính năng khác vào nền tảng của mình. Sự cộng tác với Shopify đã đưa Roblox đến gần hơn mục tiêu trở thành khu trung tâm mua sắm ảo 3D.

Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ bài học từ các nền tảng ảo trước đây là: việc áp dụng công nghệ mới cần dựa trên giá trị thực tế - đem lại cho khách hàng, thay vì chỉ chạy theo xu hướng. Đối với các thương hiệu, chiến lược tích hợp nên ưu tiên vào các trải nghiệm liền mạch, tạo ra giá trị thực và đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng.

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử nổi bật, dự đoán tình hình cuối năm 2024

Kết luận

Nhìn chung, việc theo dõi mức độ tăng trưởng của các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp điều hướng chiến lược và tối ưu hóa tài nguyên một cách thông minh. Khi hiểu rõ đâu là những nền tảng đang phát triển và đâu là cơ hội mới đang nảy sinh, doanh nghiệp sẽ có khả năng dẫn đầu thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời và nắm bắt các xu hướng mới. Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam ngày càng sôi động, hãy liên tục update để nắm bắt cơ hội mới, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi Ori Marketing Agency để nhận thêm những mẹo và chiến lược hữu ích cho doanh nghiệp của bạn!